18/05/2019 09:04 GMT+7

Những vết thương trong con trẻ

NGUYỄN PHAN QUẾ MAI
NGUYỄN PHAN QUẾ MAI

TTO - Một xã hội phát triển bền vững cần có một thế hệ trẻ khỏe mạnh về tinh thần. Để có được điều đó, sự thay đổi phải bắt đầu từ những người lớn, bởi một lời nói, một cử chỉ nhỏ và vô tình cũng có thể để lại những vết thương tinh thần sâu sắc.

Những vết thương trong con trẻ - Ảnh 1.

Nhìn những hình ảnh học sinh bị cô giáo bắt quỳ gối trước bục giảng, trong giờ học và trước các bạn cùng lớp, tôi nhớ lại những của một số thầy cô giáo ngày tôi còn đi học.

Có một lần, chỉ vì chạy chơi trong giờ giải lao ở sân trường dưới trời mưa, tôi và các bạn nữ bị cô chủ nhiệm bắt đứng trước lớp.

Cô mắng chúng tôi là con gái mà sao hư hỏng, đùa cợt dưới mưa. Cô ra lệnh chúng tôi xòe tay ra rồi dùng thước quật thật mạnh, nhiều lần vào giữa lòng bàn tay của chúng tôi.

Tất cả các bạn trong lớp đã chứng kiến việc chúng tôi bị phạt. Kỷ niệm ấy đến bây giờ tôi vẫn nhớ, dù nhiều năm tháng đã trôi qua.

Một vài năm sau đó, khi nhận được học bổng du học ở Úc, tôi phát hiện ra điều trái ngược: ở tất cả các lớp mà tôi học, sinh viên không hề có biểu hiện sợ hãi thầy cô. Mọi người mạnh dạn phát biểu và thậm chí còn sẵn sàng phản bác ý kiến của thầy cô giáo.

Điều rất lạ là họ không hề bị la mắng hay bị trừng phạt bởi những ý kiến trái ngược, mà tư duy độc lập của họ còn được khuyến khích.

Ở các lớp cấp I và II cũng vậy: sự tôn trọng lẫn nhau, không khí dân chủ và bình đẳng tạo ra sự vui vẻ, phấn khích, lôi kéo sự tham gia sôi động của các học trò.

Sống ở Úc 5 năm, tôi đã quan sát một cách thèm thuồng cách đa số các bậc phụ huynh đối xử với con mình. Khi trẻ còn nhỏ, thay vì bắt ép trẻ ăn, họ thường đặt lên bàn một số loại thức ăn để trẻ có thể tự bốc, tự ăn.

Khi trẻ bắt đầu đến trường, cha mẹ cho trẻ quyền được chọn quần áo để mặc hằng ngày, thay vì quyết định thay cho chúng... Những hành động nhỏ đó không chỉ dạy trẻ tính tự lập mà còn thể hiện sự tôn trọng quyền lựa chọn của trẻ.

Một số năm gần đây, khi tham gia giảng dạy ở một số trường quốc tế, một điều tôi luôn được nhắc nhở là cần phải tôn trọng học trò, nhất là các học trò cá biệt, bởi vì các em rất dễ bị tổn thương.

Sự phát triển về tinh thần và tâm hồn của trẻ được đề cao hơn cả những kiến thức văn hóa. Kiến thức chưa có thì có thể học được, nhưng một khi tâm trí của các em hằn những lòng, của sự trừng phạt, của sự xúc phạm, hậu quả để lại rất nặng nề và khó lòng khắc phục.

Học trò ở các trường nơi tôi giảng dạy cũng thường được trang bị kiến thức để bảo vệ quyền của mình qua việc học và thảo luận về những công ước quốc tế về quyền .

Trẻ em xét về cá thể cũng là người lớn chúng ta, ý kiến, sở thích, quyền, nhân phẩm của những con người nhỏ tuổi đó cần được trân trọng và bảo vệ, như người lớn chúng ta. Một xã hội phát triển bền vững cần có một thế hệ trẻ khỏe mạnh về tinh thần.

Để có được điều đó, sự thay đổi phải bắt đầu từ những người lớn. Người lớn cần học cách tôn trọng con trẻ bởi đó là một công việc hết sức khó khăn: một lời nói, một cử chỉ nhỏ và vô tình cũng có thể để lại những vết thương tinh thần sâu sắc.

TTO - Vì học sinh hư, buộc phải quỳ trong lớp, cô giáo Lê Thị Q. (giáo viên Trường THCS Tô Hiệu, Thường Tín, Hà Nội) đã bị ngành giáo dục tạm đình chỉ việc giảng dạy.

NGUYỄN PHAN QUẾ MAI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thói quen đem tiền chôn bãi rác

Quy định "người gây ô nhiễm phải trả tiền" này đã được nhiều nước áp dụng để thúc đẩy phân loại rác và phát triển kinh tế tuần hoàn. Chúng ta cũng đang thúc đẩy hướng này, nhưng...

Thói quen đem tiền chôn bãi rác

Bài toán nhà ở cho công chức chuyển địa bàn làm việc

Bộ trưởng Bộ Xây dựng vừa trình Quốc hội dự thảo nghị quyết về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.

Bài toán nhà ở cho công chức chuyển địa bàn làm việc

Ba trụ cột để kinh tế tư nhân phát triển

Chỉ hai ngày sau khi nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân được ban hành, người giàu nhất Việt Nam đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.

Ba trụ cột để kinh tế tư nhân phát triển

Ngăn những chuyến học tập kinh nghiệm vô bổ

Hai huyện U Minh và Phú Tân (Cà Mau) cho các đại biểu HĐND và lãnh đạo chủ chốt ban, ngành huyện đi học tập kinh nghiệm ở Côn Đảo và Phú Quốc trước ngày giải thể cấp huyện.

Ngăn những chuyến học tập kinh nghiệm vô bổ

Những bước đi nhỏ cho một nền hòa bình lớn

Lịch sử cho thấy ngừng bắn dựa trên dàn xếp của các nước lớn mà bỏ qua lợi ích của những nước nhỏ chưa bao giờ là thỏa thuận bền vững.

Những bước đi nhỏ cho một nền hòa bình lớn

Buổi bình minh của công nghiệp giải trí Việt Nam

Để có một nền công nghiệp giải trí thực sự, chúng ta cần có một chiến lược bài bản về đào tạo con người cho nền công nghiệp đặc thù này.

Buổi bình minh của công nghiệp giải trí Việt Nam
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar