11/04/2019 10:21 GMT+7

Những thực phẩm phá hủy công dụng của thuốc kháng sinh

Nguồn: Bệnh viện Quốc tế City
Nguồn: Bệnh viện Quốc tế City

Thức ăn mà chúng ta sử dụng trong thời gian dùng thuốc có thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.

Những thực phẩm phá hủy công dụng của thuốc kháng sinh - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: verywellhealth.com

Thuốc kháng sinh được tạo ra để tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh, đồng thời cũng tiêu diệt cả những vi khuẩn có lợi, điều này sẽ phá vỡ sự cân bằng trong hệ tiêu hóa, dẫn đến nhiều triệu chứng. Việc sử dụng quá nhiều kháng sinh trong một thời gian dài có thể để lại nhiều hệ lụy như nhiễm trùng bàng quang, nhiễm nấm men, rối loạn tiêu hóa,…

Trong quá trình uống kháng sinh có một số thực phẩm sẽ tương tác với thuốc gây tình trạng ngăn chặn sự hấp thụ của thuốc, giảm tốc độ hấp thụ thuốc, hoặc cản trở quá trình cơ thể hấp thụ thuốc vào cơ thể.

Để không làm giảm tác dụng của thuốc, trong thời điểm uống kháng sinh bạn cần hạn chế những sản phẩm dưới đây:

Đồ ăn chua

Tránh các thức ăn và đồ uống mang tính axit như cam, quýt, bưởi, sô-cô-la, nước giải khát, sản phẩm từ cà chua như nước ép hay tương cà. Các thực phẩm này ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ thuốc của cơ thể.

Sản phẩm sữa (trừ sữa chua)

Canxi trong các sản phẩm sữa cản trở sự hấp thụ của thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, sữa chua là sản phẩm sữa duy nhất bạn nên ăn khi uống thuốc vì nó chứa các probiotic thúc đẩy sự phát triển của các vi khuẩn có lợi trong đường ruột, giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng. Probiotic còn ngăn ngừa tiêu chảy - một trong các tác dụng phụ do uống thuốc kháng sinh.

Sắt và canxi

Tương tự canxi, sắt cũng ảnh hưởng đến sự hấp thụ của thuốc. Tốt nhất bạn nên uống thuốc kháng sinh cách ít nhất 3 giờ sau khi uống bổ sung sắt và canxi.

Thực phẩm giàu chất xơ

Thực phẩm giàu chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt, đậu lăng và các loại đậu rất tốt cho cơ thể nếu bạn muốn giảm cân nhưng khi dùng với thuốc kháng sinh, nó sẽ làm chậm tốc độ hấp thụ thuốc.

Bia rượu

Bia rượu và chất kích thích không thực sự ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc kháng sinh nhưng chúng gây tác dụng phụ như các vấn đề về tiêu hóa và gây chóng mặt. Vì vậy, bạn nên tránh sử dụng rượu bia để cơ thể có thể hồi phục hoàn toàn.

Kháng sinh - khi nào nên uống trước, sau bữa ăn

Khi dùng kháng sinh, nên lưu ý thời gian uống thuốc để thuốc phát huy tác dụng tốt nhất.

Những loại kháng sinh nên uống xa bữa ăn

Là những loại thuốc kém bền vững trong môi trường dịch vị hoặc bị giảm hấp thu do thức ăn. Nên uống 1 giờ trước bữa ăn hoặc 2 giờ sau bữa ăn. Gồm có:

- Nhóm penicillin (penicillin V, ampicillin, amoxycillin,…).

- Nhóm cephalosporin (cefuroxime, cefixim,…).

- Nhóm macrolid (clarythromycin, azithromycin, erythromycin,…).

Những loại kháng sinh uống trong hoặc ngay sau bữa ăn

Là những loại không bị giảm hấp thu do thức ăn, gồm có:

- Nhóm quinolon (milosacin, rosoxacin, ciprofloxacin,…).

- Nhóm nitroimidazol (metronidazol, tinidazol,…).

- Nhóm cyclin (tetracyclin, doxycyclin…).

Riêng loại viên bao tan trong ruột, không kể thuộc nhóm kháng sinh nào đều không bị ảnh hưởng bởi bữa ăn nhưng tốt nhất vẫn nên uống lúc đói với 1 ly nước nguội.


Nguồn: Bệnh viện Quốc tế City

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Long Châu hợp tác với OMRON mang thiết bị đo huyết áp tích hợp điện tâm đồ (ECG) đến người dùng Việt

Với tầm nhìn chung trong việc đưa các thiết bị y tế thế hệ mới, dễ sử dụng và tích hợp công nghệ thông minh đến gần hơn với cộng đồng, Long Châu đã hợp tác cùng OMRON – thương hiệu uy tín trong lĩnh vực giải pháp theo dõi sức khỏe tại nhà

Long Châu hợp tác với OMRON mang thiết bị đo huyết áp tích hợp điện tâm đồ (ECG) đến người dùng Việt

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Thông tin lan truyền trên mạng cáo buộc dịch COVID-19 là do các hãng dược lớn tạo ra và vắc xin khiến tình hình tệ hơn. Sự thật là gì?

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Sau bê bối tiêu cực trong giám định tâm thần: Bộ Y tế siết chặt quản lý thế nào?

Sau những lùm xùm liên quan đến tiêu cực trong công tác giám định tâm thần thời gian qua, Bộ Y tế vừa ban hành thông tư mới quy định tiêu chuẩn bổ nhiệm các chức danh này, bổ sung thêm tiêu chuẩn về đạo đức, nhận thức chính trị.

Sau bê bối tiêu cực trong giám định tâm thần: Bộ Y tế siết chặt quản lý thế nào?

Thực phẩm chức năng lập lờ công dụng: Bộ Y tế sẽ kiểm soát chất lượng từ phòng thí nghiệm

Bộ Y tế đang lấy ý kiến dự thảo nghị định sửa đổi, thay thế nghị định 15 về quản lý an toàn thực phẩm, với hàng loạt quy định mới nhằm bịt kín kẽ hở trong quản lý thực phẩm chức năng và thực phẩm bổ sung.

Thực phẩm chức năng lập lờ công dụng: Bộ Y tế sẽ kiểm soát chất lượng từ phòng thí nghiệm

Khám bảo hiểm y tế sau sáp nhập thế nào?

Không còn xã, cũng chẳng còn huyện hay tỉnh như thông tin đã ghi trên thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) nhiều người dân băn khoăn liệu có thể khám chữa bệnh BHYT hay phải đổi lại thẻ BHYT?

Khám bảo hiểm y tế sau sáp nhập thế nào?

Làm gì để phòng ngừa bệnh loãng xương?

Loãng xương là một trong những bệnh lý thường gặp khi tuổi càng cao. Bệnh lý này nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.

Làm gì để phòng ngừa bệnh loãng xương?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar