11/07/2017 16:15 GMT+7

​Những thói quen xấu làm hỏng răng trẻ

Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Đồng Nai
Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Đồng Nai

Mút ngón tay, ngậm núm vú giả, thở bằng miệng… là những thói quen xấu làm trẻ dễ bị hỏng răng, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển răng-hàm-mặt của trẻ.

Bởi vậy, để giúp trẻ sở hữu một hàm răng chắc khỏe, ngoài việc tuân thủ những nguyên tắc chăm sóc răng miệng, các bậc cha mẹ cần lưu tâm đến những thói quen xấu của trẻ.

Thói quen mút ngón tay và ngậm núm vú giả

Mút ngón tay và ngậm núm vú giả là thói quen xấu rất hay gặp ở các bé dưới 5 tuổi. Tác hại của thói quen này tùy thuộc vào số lần mút trong ngày và thời gian kéo dài của mỗi lần mút. Mút ngón tay không chỉ gây mất vệ sinh, tăng nguy cơ nhiễm giun sán mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển của răng và xương vùng hàm mặt như:

- Khi bé có thói quen mút ngón tay, ngậm núm vú giả sẽ làm tăng nguy cơ răng cửa hàm trên của bé bị chìa ra ngoài gây ra hiện tượng thưa răng và rất dễ bị gãy răng nếu có những va chạm vào.

- Khi mút ngón tay, ngậm núm vú giả thì má của trẻ hóp lại làm cho răng hàm của hàm trên bị ép lại và nằm ở phía trong của răng hàm dưới làm sai lệch khớp cắn. Đây là nguyên nhân gây đau khớp thái dương hàm và khớp cắn hở.

- Thói quen mút tay còn làm cho lưỡi của bé bị đẩy ra ngoài do răng hàm trên và răng hàm dưới không khít với nhau làm ảnh hưởng nặng tới sự phát âm của bé. Có thể bé sẽ phát âm khó khăn hoặc nói ngọng nghịu.

- Mút ngón tay và ngậm núm vú giả thường xuyên còn làm cho bé dễ mắc nguy cơ bị vẩu do môi dưới bị ép nằm lại nằm phía sau răng cửa hàm trên.

Thói quen đưa lưỡi ra trước và cắn môi dưới

Tật đưa lưỡi ra trước và cắn môi ở trẻ sẽ làm cho trẻ dễ bị vẩu răng trên và khớp cắn bị hở gây ảnh hưởng tới chức năng ăn uống của răng miệng.

Thở bằng miệng

Thói quen thở bằng miệng là nguyên nhân khiến cho trẻ bị khô niêm mạc miệng, lệch lạc răng và hàm, dễ gây ra nguy cơ sâu răng và nhiễm khuẩn đường hô hấp. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng bé có thói quen thở bằng miệng thường do bé mắc các vấn đề về đường hô hấp.

Chống cằm

Trẻ lớn thường có thói quen chống tay vào cằm, thói quen này không gây xô lệch răng một cách đáng kể ngay tức thì nhưng nếu kéo dài có thể gây hô hàm dưới tức là hàm dưới đưa ra hàm trên thụt vào, có thể khiến cho trẻ bị móm.

Cắn móng tay, gặm bút chì

Các thói quen cắn móng tay, gặm bút chì, cắn các vật cứng rất có hại vì sẽ làm cho răng trẻ bị mòn, dễ rạn nứt, mẻ, lâu ngày có thể làm chết tủy răng và mỏi khớp thái dương. Ngoài ra, trẻ dễ mắc nguy cơ bị sưng tấy hay nhiễm trùng phần da xung quanh móng hay dễ nhiễm các bệnh giun sán.

Nghiến răng

Nghiến răng thường xuyên sẽ ảnh hưởng xấu đến hệ cơ và các khớp thái dương của hàm răng, khiến cho hệ thống nhai bị suy yếu. Chưa kể đến một số bé có thói quen nghiến răng mạnh sẽ làm vỡ men răng sữa hoặc gây mòn răng. Nếu trẻ thường xuyên nghiến răng sẽ làm nướu và hàm răng thay đổi bất thường, xấu hơn có thể làm khuôn mặt biến dạng.

Biện pháp phòng tránh

Để giúp trẻ từ bỏ những thói quen xấu có hại đến sự phát triển răng miệng, các bậc phụ huynh nên kiên quyết bắt trẻ bỏ thói quen xấu ngay từ đầu vì càng để lâu càng khó bỏ:

- Đối với những trẻ hay mút tay từ lúc 2 - 3 tháng tuổi, tìm cách không cho trẻ gập khuỷu tay lại để đưa ngón tay lên miệng.

- Nếu trẻ thở bằng miệng do mắc bệnh về đường hô hấp thì cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám và điều trị triệt để.

- Chỉ cho trẻ cách xỉa răng khi thật cần thiết như khi bị thức ăn mắc vào răng… Nên dùng tăm có một đầu nhỏ vừa với kẽ răng và tương đối mềm để không gây tổn thương lợi hoặc sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch răng.

- Những thói quen xấu khác như chống cằm, cắn móng tay, nghiến răng… thường xảy ra khi trẻ đã lớn hơn, cha mẹ có thể áp dụng những biện pháp nghiêm khắc nếu trẻ vẫn tái diễn.

- Cho trẻ khám và chăm sóc răng định kỳ sẽ giúp theo dõi chính xác tình trạng phát triển của răng, phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh về răng. Do đó, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám răng ít nhất 4 tháng/1 lần, đừng chờ đến lúc trẻ bị sâu răng hay bị đau răng mới đưa đi khám.

Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Đồng Nai

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cẩn trọng trong lựa chọn sử dụng dịch vụ nha khoa

Trong lúc các cơ quan chức năng đang nỗ lực ngăn chặn các hành vi sai phạm, người dân khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ nha khoa cũng cần cẩn trọng trong việc lựa chọn.

Cẩn trọng trong lựa chọn sử dụng dịch vụ nha khoa

Cảnh báo bệnh ban xuất huyết Schonlein - Henoch gây biến chứng thận nguy hiểm ở trẻ em

Khi trẻ bị phát ban xuất huyết Schonlein - Henoch, dù đã hết ban, tổn thương thận vẫn có thể âm thầm phát triển gây biến chứng nguy hiểm.

Cảnh báo bệnh ban xuất huyết Schonlein - Henoch gây biến chứng thận nguy hiểm ở trẻ em

Bị thanh gỗ đâm vào chân khi đá bóng, một trẻ 7 tuổi nhập viện nguy kịch

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương vừa tiếp nhận bệnh nhi L.T.M. (7 tuổi, ở Hà Giang) trong tình trạng nguy kịch, co giật, môi tím tái và suy hô hấp.

Bị thanh gỗ đâm vào chân khi đá bóng, một trẻ 7 tuổi nhập viện nguy kịch

Lần đầu tiên Việt Nam ghép thành công tim nhân tạo bán phần thế hệ 3

Sáng 12-4, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa thực hiện thành công ca ghép tim nhân tạo bán phần thế hệ thứ 3 lần đầu tiên tại Việt Nam.

Lần đầu tiên Việt Nam ghép thành công tim nhân tạo bán phần thế hệ 3

Về Cao Lãnh ngắm sen hồng nở rộ giữa lòng thành phố

Khoảng một tuần nay, nhiều tuyến đường tại trung tâm TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp hoa sen nở rực rỡ khiến người dân đi đường thích thú ngắm nhìn, khách du lịch trầm trồ khen ngợi.

Về Cao Lãnh ngắm sen hồng nở rộ giữa lòng thành phố

Viên đạn súng bắn chim bị 'quên' trong hốc mũi bé trai

Một bé trai bị đau, cộm, thường chảy nước mũi, sờ mũi thấy có vật cứng nên đến bệnh viện kiểm tra, các bác sĩ phát hiện viên đạn của súng bắn chim trong hốc mũi.

Viên đạn súng bắn chim bị 'quên' trong hốc mũi bé trai
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar