02/04/2019 11:45 GMT+7

Những người trẻ thông minh nhất thế giới - Kỳ 3: Thiên tài toán học 13 tuổi

D.KIM THOA
D.KIM THOA

TTO - Năm ngoái, ở tuổi 13, cô bé Esther Okade người Anh, gốc Nigeria đã nhận bằng tiến sĩ toán học tài chính. Cô bé vào đại học từ năm 10 tuổi và luôn thuộc nhóm dẫn đầu thành tích học tập. Esther đã được chính thức xác nhận là một thiên tài.

Những người trẻ thông minh nhất thế giới - Kỳ 3:  Thiên tài toán học 13 tuổi - Ảnh 1.

Em Esther Okade - Ảnh: CNN

Vừa chơi búp bê vừa học đại học

Ấy thế nhưng khi gặp gỡ cô bé ngoài đời năm 2015, khi ấy em 10 tuổi, một phóng viên của Đài CNN (Mỹ) từng ngạc nhiên chia sẻ về sự hồn nhiên rất đúng với lứa tuổi của em, không có chút nào của một cô nàng "mọt sách": "Thoạt nhìn Esther Okade giống như bao cô bé 10 tuổi bình thường khác. Em thích mặc váy như công chúa Elsa trong phim Frozen, thích chơi búp bê Barbie, tới công viên hay đi mua sắm".

Điểm duy nhất khác biệt giữa em và các bạn cùng lứa ở chỗ em đang là một sinh viên đại học chứ không phải một học sinh trung học cơ sở như đáng ra phải thế. 

Không cần nói thêm, ai cũng đoán được cô bé đến từ Walsall, thị trấn công nghiệp ở vùng West Midlands của Vương quốc Anh, là một trong những sinh viên đại học trẻ nhất của lịch sử nước Anh. 

Nếu phải kể tới một trường hợp khác tương tự thì đó là cô bé Ruth Lawrence, người vùng Brighton, năm 1981, khi mới 10 tuổi Ruth Lawrence đã trúng tuyển Đại học Oxford. Bốn năm sau cô tốt nghiệp với tấm bằng hạng nhất về toán học.

Cô bé tài năng 10 tuổi Esther đã đăng ký theo học tại Đại học Mở (Open university), một trường dạy học từ xa có trụ sở tại Anh. 

Mẹ cô bé, chị Efe, chia sẻ những khó khăn khi đăng ký học đại học cho con: "Đó là một quá trình thú vị vì độ tuổi của nó. Chúng tôi thậm chí đã phải nói chuyện với thầy phó hiệu trưởng". 

Sau khi phỏng vấn trực tiếp cô bé, ban lãnh đạo nhà trường nhận ra ý tưởng muốn học đại học ngay từ đầu là mơ ước của Esther chứ không phải của ai khác. Sau khi trải qua vòng phỏng vấn khắc nghiệt, làm bài luận và kiểm tra toán, cô bé đã được tiếp nhận vào Đại học Mở.

Dù nhỏ tuổi và theo học ngành toán với những sinh viên lớn tuổi gấp đôi mình, nhưng chỉ ba tuần sau khi nhập học, Esther đã ở nhóm dẫn đầu lớp với số điểm tuyệt đối 100% trong bài thi đầu tiên mà theo em là "dễ". Hai năm sau đó cô bé vẫn tiếp tục duy trì "phong độ" này.

"Thật quá thú vị, nó có kiểu toán mà em rất thích. Đó là toán học thực sự, các nguyên lý, số phức, tất cả những thứ kiểu đó - Cô bé khúc khích cười - Nó quá dễ đi. Mẹ đã dạy em theo cách rất hay". 

Trái với suy nghĩ của nhiều người, việc Esther vào học đại học sớm có thể có sự hối thúc từ cha mẹ, cô bé nói: "Thực sự em đã muốn học đại học từ năm 7 tuổi. Nhưng mẹ cứ bảo "con còn trẻ quá, bình tĩnh nào". Sau ba năm năn nỉ, rốt cuộc mẹ cô bé, chị Efe, đành gật đầu cho phép con gái thực hiện mơ ước.

Không chỉ "phá vỡ truyền thống" khi trở thành sinh viên đại học từ năm lên 10, cô bé Esther còn là tác giả của cuốn sách bài tập toán dành cho trẻ em có tên "Yummy Yummy Algebra". 

Cô bé giải thích về bộ sách: "Sách bắt đầu với trình độ của người mới học, đó là volume 1. Nhưng tiếp đó sẽ là volume 2, 3 và tiếp nữa là 4. Nhưng em chỉ viết tập đầu tiên".

"Miễn là bạn có thể cộng hay trừ, bạn đều có thể làm nó. Em muốn chứng minh cho những bạn trẻ khác thấy rằng họ cũng đặc biệt", Esther nói.

Em muốn kết thúc chương trình đại học trong hai năm. Sau đó em sẽ làm luận án tiến sĩ về toán học tài chính vào năm 13 tuổi. Em muốn có một ngân hàng của riêng mình vào năm 15 tuổi vì ngân hàng là một cách tuyệt vời để giúp đỡ những người khác.

Em Esther Okade

Những người trẻ thông minh nhất thế giới - Kỳ 3:  Thiên tài toán học 13 tuổi - Ảnh 3.

hị Efe dạy con gái Esther học ở nhà - Ảnh: BPM/MIRROR

Công lớn của mẹ

Chị Efe Efe Okade, mẹ của Esther, đã sớm nhận ra khả năng thiên phú của con gái với các con số ngay từ khi chị bắt đầu dạy con học ở nhà vào năm 3 tuổi. Thoạt đầu vợ chồng chị đăng ký cho con học tại một trường tư, nhưng chỉ sau vài tuần ngắn ngủi, cả hai bắt đầu nhận thấy những thay đổi ở đứa con gái thường rất sôi nổi của họ.

Chị Efe nhớ lại: "Một hôm chúng tôi đi làm về và thấy con bé òa khóc nói nó không muốn đến trường nữa vì "họ thậm chí còn không cho con nói!". Vì tại Anh độ tuổi trẻ buộc phải đến trường là 5 nên dưới tuổi đó, trẻ có thể ở nhà, chị Efe quyết định sẽ dạy con từ lúc đó. Chị hi vọng khi lên 5 con bé sẽ thay đổi suy nghĩ, thích tới trường hơn. Chị biến phòng khách của gia đình thành lớp học và dạy Esther.

Chị Efe bắt đầu dạy con những kỹ năng tính toán đơn giản nhưng Esther lại tiến bộ quá nhanh. Chị kể: "Năm con bé lên 4 tôi đã dạy bảng chữ cái, các con số, cách tính cộng, trừ, nhân, chia. Tôi thấy cháu yêu thích những thứ ấy tới mức đã tự xây dựng phương pháp sử dụng những kiến thức này để tự học hỏi điều mới. Tôi nghĩ mình cứ thử dạy con bé đại số và nó đã yêu thích môn này hơn bất cứ thứ gì khác".

Học viện Shakespeare

Từ thành công của con, vợ chồng chị Efe, anh Paul mong muốn chia sẻ phương pháp giáo dục của mình với những gia đình khác tại quê hương. Họ đã thành lập một quỹ và xây dựng một ngôi trường mẫu giáo và tiểu học tại vùng Delta ở Nigeria, quê nhà của họ, với tên gọi "Học viện Shakespeare".

Học viện dạy tất cả những môn thông thường như tiếng Anh, ngôn ngữ, toán và khoa học cũng như các môn học "phi truyền thống" khác gồm luân lý và đạo đức, nói trước công chúng, kỹ năng doanh nhân và nghệ thuật giao tiếp. Vợ chồng chị Efe muốn mô phỏng các phương pháp học tập đã có hiệu quả với các con họ chứ không tập trung vào một phương pháp nào.

Cơ sở giáo dục của gia đình chị Efe dự kiến nhận đào tạo từ 2.000 - 2.500 học trò với 30% trong số đó là trẻ em địa phương được cấp học bổng để theo học. "Ngôi trường này được thiết kế để tạo cho trẻ một mục đích là chúng có thể học vì cái gì đó chứ không phải chỉ vì mục tiêu lấy được các bằng cấp", chị nói.

Những người trẻ thông minh nhất thế giới - Kỳ 3:  Thiên tài toán học 13 tuổi - Ảnh 4.

Các thành viên trong gia đình của em Esther gồm bố Paul, mẹ Efe, Esther và em trai Isaiah - Ảnh: CNN

Cả hai chị em đều giỏi

Điều thú vị là không chỉ Esther bộc lộ khả năng thiên tài toán học trong gia đình, em trai cô bé, cậu nhóc Isaiah năm nay 9 tuổi, cũng cho thấy có khả năng học tập vượt trội dù không thể so sánh với năng khiếu đặc biệt của chị gái. Noi gương chị, Isaiah cũng đang học tính toán và đại số nâng cao.

"Ngay từ khi thằng nhóc còn nằm trong bụng tôi thì Esther đã dạy nó học rồi" - chị Efe đùa.

Kỳ tới: Cậu bé thiết kế máy bay

D.KIM THOA

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ cuối: Tôi hạnh phúc được là người dân TP.HCM

Tháng 8-1997, tôi nhận giấy báo trúng tuyển Trường ĐH Luật TP.HCM. Ngày tôi rời quê Quảng Ngãi để vào TP.HCM học, má rưng rưng nước mắt căn dặn: "Ở trỏng con gắng học hành thật tốt để má ở nhà an tâm buôn bán, tằn tiện lo cho con ăn học".

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ cuối: Tôi hạnh phúc được là người dân TP.HCM

Săn trăm ký cá từ đống chà khô hồ Dầu Tiếng

Làm nghề cá mà hổng cần đem nhiều ngư cụ, chỉ với đôi bao tay và mấy ống dây dài 30 - 40m, nhưng lượng cá mỗi ngày họ bắt được lên đến hàng trăm kg.

Săn trăm ký cá từ đống chà khô hồ Dầu Tiếng

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 5: Trả nghĩa thành phố bằng một đời thầy thuốc

Sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, bác sĩ Phan Bảo Khánh vào ngành y trong giai đoạn đất nước ở thời kỳ lịch sử đầy biến động.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 5: Trả nghĩa thành phố bằng một đời thầy thuốc

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Dang tay với những phận người khó khăn

TP.HCM dang rộng vòng tay với cả bao thân phận nghèo khó, những người khiếm khuyết, thiệt thòi cũng có thể mưu sinh thiện lương ở TP này.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Dang tay với những phận người khó khăn

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Từ gánh hàng rong đến cuộc sống đủ đầy

25 năm trước, khi bước chân lên chuyến xe rời TP hoa phượng đỏ Hải Phòng vào TP.HCM lập nghiệp, bà Vũ Thị Thoa (53 tuổi, hiện ngụ phường An Khánh, TP Thủ Đức) chỉ có vỏn vẹn vài bộ quần áo và một ít tiền phòng thân.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Từ gánh hàng rong đến cuộc sống đủ đầy

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 3: Gói cháo bột TP.HCM mang ra thế giới

Thuận, ông chủ trẻ của thương hiệu cháo bột cá lóc Cà Mèn, nói rất biết ơn khi được thành phố tạo cơ hội tốt nhất cho những người xa quê.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 3: Gói cháo bột TP.HCM mang ra thế giới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar