16/06/2018 09:15 GMT+7

Những người ‘bốc hơi’ trong xã hội Nhật

HẢI ĐĂNG (Theo Business Insider)
HẢI ĐĂNG (Theo Business Insider)

TTO - Trong xã hội Nhật Bản, một số người được gọi là “johatsu” - những người “bốc hơi”. Họ bỏ lại sau lưng cuộc sống và thân phận của mình, trú ẩn ở nơi không ai biết tới.

Những người ‘bốc hơi’ trong xã hội Nhật - Ảnh 1.

Nhiều người đã chọn cách biến mất để thoát khỏi áp lực của cuộc sống - Ảnh: Reuters

Đau khổ trước nỗi xấu hổ từ những chuyện như mất việc, hôn nhân tan vỡ, nợ nần chồng chất, hàng nghìn người Nhật đã bỏ lại phía sau danh tính của mình, tìm kiếm sự lãng quên ở những nơi xa xôi, không ai biết tới họ.

Các johatsu không biến mất khỏi thế giới này mà đổi tên họ, nơi sống và công việc, gần như xóa bỏ toàn bộ những gì mình đã tạo ra trong cuộc đời.

Ở Nhật, điều này tương đối dễ dàng. Luật riêng tư của cho phép công dân tự do giữ kín nơi mình sinh sống. Chỉ cảnh sát mới có quyền thu thập dữ liệu cá nhân trong quá trình điều tra án hình sự, và người thân không được phép tìm kiếm hay xem các báo cáo tài chính của người thân.

Nguyên nhân chủ yếu của việc "bốc hơi" này là vì muốn giữ thể diện. Các trường hợp johatsu bắt đầu xuất hiện từ cuối những năm 1960, sau bộ phim A man vanishes (Tạm dịch: Một người biến mất) ra mắt năm 1967, trong đó mô tả một người đàn ông bỏ lại công việc và hôn thê rồi biến mất.

Đến những năm 1970, thêm nhiều trường hợp xuất hiện, phần lớn là người quê vùng nông thôn tới làm các công việc nặng nhọc ở thành phố lớn.

"Những người vận chuyển đêm" giúp các johatsu lặng lẽ tới thị trấn hay thành phố nhỏ xa xôi trong màn đêm, khi bạn bè và người thân của họ không hề hay biết. Đây là một nghề hưng thịnh trong những năm 1990, khi kinh tế suy thoái và nhiều người muốn thoát khỏi tình trạng tuyệt vọng và nỗi xấu hổ.

Áp lực giữ gìn thể diện còn biểu lộ theo một phương thức khác ở Nhật: karoshi - tự sát vì công việc. Theo báo cáo, hơn 20% người trong một khảo sát có 10.000 người tham gia cho biết họ làm thêm giờ ít nhất 80 tiếng mỗi tháng. Nửa số người được hỏi cho biết họ còn không sử dụng các ngày nghỉ phép.

Trong những tháng gần đây, Chính phủ đang tiến hành nhiều bước nhỏ để giảm số ca karoshi, như khuyến khích các công ty để nhân viên rời công sở sớm vào ngày thứ sáu. Tuy nhiên, văn hóa làm việc ở Nhật có gốc rễ sâu xa và mạnh mẽ tới mức nhiều người vẫn không coi những thay đổi này đáng để thực hiện so với bất lợi của việc ra về. Trừ khi, cuối cùng họ trở thành johatsu và vĩnh viễn rời đi.

Những người thân và bạn bè của các johatsu hi vọng người đang biến mất sẽ không cảm thấy xấu hổ. Phụ huynh của một "" cho biết: "Chúng tôi chỉ muốn biết tin tức của con, nó không bắt buộc phải về nhà. Nếu nó cần tiền, chúng tôi sẽ gửi cho".

TTO - Bà Kazuyo Katsuma, doanh nhân thành đạt và có tiếng tăm ở Nhật, từng 2 lần kết hôn và là mẹ của 3 con, đã công khai thừa nhận mối quan hệ đồng giới.


HẢI ĐĂNG (Theo Business Insider)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Mặc đồ yoga nấu ăn cho khách, thu nhập 70 triệu đồng một tháng

A Lục biến sở thích nấu ăn thành nghề kiếm sống, phục vụ phụ nữ trẻ thành thị bận rộn, thu nhập gần 20.000 tệ/tháng (gần 70 triệu đồng/tháng). Nhưng cô cũng vướng phải tranh cãi về cách ăn mặc.

Mặc đồ yoga nấu ăn cho khách, thu nhập 70 triệu đồng một tháng

Nam thanh niên 'trả thù tình' bằng cách trộm mũ bảo hiểm của các cặp đôi hẹn hò

Đổ vỡ trong chuyện tình cảm, nam thanh niên nảy sinh ý định 'trả thù tình' bằng cách không ai ngờ tới: trộm mũ bảo hiểm của các cặp đôi hẹn hò.

Nam thanh niên 'trả thù tình' bằng cách trộm mũ bảo hiểm của các cặp đôi hẹn hò

Chủ nhân HCV Olympic Vật lý châu Á: Nhỏ mê tìm hiểu sấm chớp mây mưa, lớn muốn làm kỹ sư AI

Nguyễn Công Vinh - Trường THPT chuyên Bắc Ninh - vừa giành huy chương vàng Olympic Vật lý châu Á lần thứ 25, chia sẻ nguyên tắc tự học.

Chủ nhân HCV Olympic Vật lý châu Á: Nhỏ mê tìm hiểu sấm chớp mây mưa, lớn muốn làm kỹ sư AI

Đưa kiểu tính KPI của doanh nghiệp vào cơ quan công quyền: Đừng máy móc

Áp KPI cho công chức sao cho hiệu quả? Làm sao để hài lòng người dân, tránh chạy theo KPI để làm việc hình thức đối phó?

Đưa kiểu tính KPI của doanh nghiệp vào cơ quan công quyền: Đừng máy móc

Chụp ảnh ở metro: Đừng chắn lối, chặn cửa tàu

Metro số 1 là không gian công cộng, nơi ai cũng có thể chụp ảnh, lưu lại khoảnh khắc đẹp, nhưng cần tuân thủ quy định.

Chụp ảnh ở metro: Đừng chắn lối, chặn cửa tàu

25 năm 'nuôi giùm' con của người lạ

Dù không chung dòng máu, người phụ nữ ở tuổi 62 vẫn đang ngày ngày bán vé số để nuôi một đứa trẻ "xa lạ" mà bà coi như khúc ruột của mình.

25 năm 'nuôi giùm' con của người lạ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar