03/11/2024 18:30 GMT+7

Những món nên ăn và cần tránh để giúp giảm đau bụng kinh

Với nhiều người, mỗi kỳ kinh nguyệt đều đi kèm với cơn đau bụng khó chịu. Nếu muốn giảm đau, bạn có thể bổ sung các thực phẩm có tác dụng giảm đau bụng kinh, và tránh những loại thực phẩm có thể làm tăng cơn đau.

Những thực phẩm giúp giảm đau do đau bụng kinh - Ảnh 1.

Khoảng 60-90% phụ nữ trải qua cảm giác đau trong chu kỳ kinh nguyệt - Ảnh: Getty

"Có một số loại thực phẩm và chất bổ sung kháng viêm mà chúng tôi nghĩ có thể giảm viêm tại chỗ và giảm đau bụng kinh", tiến sĩ Taraneh Shirazian, giám đốc Trung tâm Chăm sóc u xơ tử cung tại Tổ chức chăm sóc sức khỏe NYU Langone Health ở thành phố New York (Mỹ), nói với Today.

Nghiên cứu nói gì về thực phẩm và đau bụng kinh?

Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như rau lá xanh và quả mọng, cùng một số gia vị như nghệ và gừng có thể giúp giảm viêm, hy vọng sẽ làm giảm cơn đau bụng kinh. Một số loại thực phẩm cũng có thể cải thiện sức khỏe vùng kín tổng thể.

"Những người tiêu thụ nhiều loại trái cây, quả mọng, trái cây hạt, rau bao gồm cả loại giàu tinh bột và ít tinh bột, sữa chua lên men và sữa lỏng, và những thực phẩm giàu axit béo omega-3, hạt và hải sản cảm thấy tốt hơn trong kỳ kinh", chuyên gia dinh dưỡng Maya Feller, người sáng lập Maya Feller Nutrition, nói. "Đó là chế độ ăn cân bằng".

Ngược lại, những loại thực phẩm làm tăng đau bụng kinh và có khả năng gây viêm bao gồm thịt đỏ, thực phẩm chế biến sẵn, cà phê, đường, các loại bánh nướng từ bột đã qua chế biến nhiều lần, rượu và đồ uống có gas.

"Tôi bắt đầu tìm kiếm một biện pháp để giảm đau cho chính mình", Serah Sannoh - tác giả của một nghiên cứu năm 2022, hiện là sinh viên y khoa năm nhất tại Trường Y Lewis Katz thuộc Đại học Temple - cho biết.

"Tôi biết rằng mình không phải là người duy nhất chịu đựng cơn đau", Sannoh nói, có tới 90% thiếu nữ bị đau khi có kinh nguyệt. Cô nhận thấy rằng sinh viên đại học thường tiêu thụ những thực phẩm có khả năng làm trầm trọng thêm cơn đau bụng kinh. Trong nhóm tuổi này, lượng cà phê tiêu thụ cao, và thực phẩm chế biến sẵn rất dễ tìm thấy trong khuôn viên trường.

Các chuyên gia cho rằng không ngạc nhiên khi những loại thực phẩm này góp phần làm tăng đau. Chúng kích thích viêm nhiễm trong cơ thể.

"Caffeine là một chất kích thích và có thể làm tăng cảm giác đau", chuyên gia dinh dưỡng Abbey Sharp, người sáng lập Abbey's Kitchen, chia sẻ. Sharp cũng lưu ý rằng thực phẩm có chỉ số đường huyết cao cũng có thể kích thích viêm và tăng đau.

Chuyên gia Leslie Bonci, chuyên gia dinh dưỡng và chủ sở hữu Active Eating Advice, gợi ý rằng thức uống cũng có thể làm tăng đau bụng kinh. "Rượu có thể gây viêm nhiễm hơn nữa", Bonci nói, thêm rằng đồ uống có gas cũng không nên dùng vì có thể làm bạn thấy đầy hơi.

Ăn vài ngày hoặc một tuần trước chu kỳ kinh nguyệt

Những thực phẩm giúp giảm đau bụng kinh và giảm viêm bao gồm: cam, dâu tây, cá béo như cá hồi hoặc cá trích, hàu, ngao, quả óc chó, hạt chia, hạt lanh, dầu hạt cải, dầu hạt lanh, sô cô la đen, gừng, rau lá xanh, quả bơ, nghệ, lựu, nghệ tây.

Khi nhắc đến viêm nhiễm và đau bụng kinh, nghiên cứu cho thấy chế độ ăn thuần chay là tốt nhất, Sannoh cho biết. Những người theo chế độ ăn thực vật có ít đau bụng kinh hơn.

Sannoh chia sẻ rằng cô đã thử thay đổi chế độ ăn của mình gần kỳ kinh và điều đó giúp giảm đau, nhưng không loại bỏ hoàn toàn cơn đau.

"Chúng ta có thể muốn tăng cường những thành phần này trong chế độ ăn uống, thậm chí là một vài ngày hoặc một tuần trước khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt", Bonci giải thích.

Đau bụng kinh dữ dội là "một vấn đề lớn"

"Khoảng 60-90% phụ nữ trải qua cảm giác đau trong chu kỳ kinh nguyệt, mặc dù phần lớn là cơn đau nhẹ. Nhưng có tới 15% có thể bị đau dữ dội dẫn đến việc phải nghỉ học, không tham gia thể thao và các hoạt động khác, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của họ.

Đó là một vấn đề lớn", theo bác sĩ Hoosna Haque - trợ lý giáo sư khoa sản và phụ khoa tại Trung tâm Y khoa Đại học Columbia ở New York.

Đau bụng kinh có liên quan đến việc cơ thể giải phóng một hợp chất gọi là prostaglandin, một chất gây viêm. Đó là lý do tại sao các loại thuốc như NSAIDs, bao gồm aspirin và ibuprofen, có thể giúp giảm đau bụng kinh.

Nghiên cứu cho thấy những phụ nữ bị đau bụng kinh thường có mức prostaglandin cao hơn, đặc biệt là ở giai đoạn đau nhất của chu kỳ, và đó là lý do một chế độ ăn uống chống viêm có thể giúp ích.

Có nên sử dụng thuốc giảm đau khi bị đau bụng kinh

Đau bụng khi đến chu kỳ kinh nguyệt là một triệu chứng sinh lý thường gặp ở các chị em.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nửa thế kỷ kiến tạo biểu tượng y tế quân đội phía Nam

Hơn 50 năm phát triển, trưởng thành từ chiến tranh, đến nay Bệnh viện Quân y 175 đã trở thành bệnh viện tuyến cuối của quân đội khu vực phía Nam, có chất lượng điều trị ngang tầm các bệnh viện trong cả nước và khu vực.

Nửa thế kỷ kiến tạo biểu tượng y tế quân đội phía Nam

Có triệu chứng nghi ngờ mắc COVID-19, cần test nhanh không?

Bộ Y tế khuyến cáo người dân có biểu hiện sốt, ho, khó thở thì phải đến ngay cơ sở y tế nơi gần nhất để được kiểm tra, theo dõi và xử lý kịp thời.

Có triệu chứng nghi ngờ mắc COVID-19, cần test nhanh không?

Sức khỏe 9 nạn nhân trong vụ cháy tại mỏ Sông Đốc ra sao?

Có 9 nạn nhân trong vụ cháy tại mỏ Sông Đốc được chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy cấp cứu, nhiều bệnh nhân bị bỏng được cấp cứu kịp thời.

Sức khỏe 9 nạn nhân trong vụ cháy tại mỏ Sông Đốc ra sao?

Ca mắc tay chân miệng, sốt xuất huyết tại TP.HCM tăng mạnh, nguy cơ dịch chồng dịch

Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM, số ca mắc và nhập viện do tay chân miệng đang gia tăng nhanh chóng, cảnh báo nguy cơ dịch.

Ca mắc tay chân miệng, sốt xuất huyết tại TP.HCM tăng mạnh, nguy cơ dịch chồng dịch

Khó đạt chuẩn quốc tế khi người bệnh còn phải tự mua thiết bị, vật tư y tế

Bước vào kỷ nguyên vươn mình, nhiều lãnh đạo Bộ Y tế cho rằng các bệnh viện phải áp dụng những tiêu chuẩn chất lượng quốc tế để đạt được sự an toàn, hài lòng cho người bệnh.

Khó đạt chuẩn quốc tế khi người bệnh còn phải tự mua thiết bị, vật tư y tế

Bệnh nhi ung thư mừng sinh nhật trong bệnh viện, ước mơ khỏi bệnh thành bác sĩ

Đó là ước mơ của em L.K.N. (7 tuổi) chia sẻ cùng tình nguyện viên chương trình 'Ước mơ của Thúy', diễn ra chiều 22-5 tại Bệnh viện Ung bướu cơ sở 2, TP Thủ Đức.

Bệnh nhi ung thư mừng sinh nhật trong bệnh viện, ước mơ khỏi bệnh thành bác sĩ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar