06/12/2018 07:04 GMT+7
Trở lại chủ đề

Xem 'robot đại chiến' trong trường đại học

TRỌNG NHÂN
TRỌNG NHÂN

TTO - Những tấm áo giáp ‘chấp’ mọi vũ khí, những miếng đánh độc chiêu, những trận đấu nảy lửa... vòng tứ kết Robot đại chiến 2018 diễn ra sôi nổi tại ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM.

Những điểm nổi bật trong các trận bán kết Robo Fight - chương trình robot thi đấu đối kháng lần đầu tiên tại Việt Nam - Thực hiện: TRỌNG NHÂN

Đây là giải đấu đối kháng robot đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam dựa trên format chương trình BattleBots của Mỹ.

Từ 20 đội từ 8 trường đại học, cao đẳng và một số doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM, 8 đội có thành tích tốt nhất tại vòng tứ kết đã được chia thành 4 cặp đấu đối kháng trực tiếp.

Giải đấu đầu tiên năm 2018 do trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM đăng cai.

6 trong 8 robot vào vòng tứ kết là sản phẩm của sinh viên các trường ĐH Bách Khoa TP.HCM, ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, ĐH Lạc Hồng, ĐH HUTECH, ĐH Công nghiệp TP.HCM, Cao đẳng công nghiệp TP.HCM.

Theo luật chương trình, mỗi cặp đấu diễn ra trong 2 hiệp, mỗi hiệp 3 phút. Tất cả robot đều phải được điều khiển từ xa.

Robot sẽ ghi điểm nếu tung ra được những pha tấn công nâng nhấc, lật ngược đối thủ hoặc đưa đối thủ mắc vào những cạm bẫy trên sân đấu.

Nếu tỉ số hòa, 2 đội sẽ phải bước vào hiệp phụ.

Xem robot đại chiến trong trường đại học - Ảnh 2.

Trận đấu đầu tiên trong tứ kết (diễn ra chiều tối 5-12) là cuộc đối đầu giữa đội HUTECH Eagle của Trường ĐH HUTECH và đội Kẻ hủy diệt của ĐH Công nghiệp TP.HCM. Lợi thế của Kẻ hủy diệt là sở hữu một lớp áo giáp dày đến 5mm có thể hùng hục lao vào húc mọi đối thủ. Trong khi đó, HUTECH Eagle sở dụng vũ khí là ru lô quay quán tính lớn để hất đối thủ từ bên dưới - Ảnh: TRỌNG NHÂN

Xem robot đại chiến trong trường đại học - Ảnh 3.

HUTECH Eagle nhập cuộc thận trọng, thi đấu rình rập chờ đối thủ mắc sai lầm. Sau nhiều lần bị mất điểm, Kẻ hủy diệt tinh tế quyết định chuyển đấu pháp từ húc trực diện sang đánh hai bên hông làm đối thủ nhiều lần rơi xuống hố. Hòa nhau 1-1, hai robot bước vào hiệp 3 và Kẻ hủy diệt đã tận dụng lợi thế “ngoại hình” gây hư hỏng nặng lớp vỏ của HUTECH Eagle, qua đó giành phần thắng chung cuộc - Ảnh: TRỌNG NHÂN

Xem robot đại chiến trong trường đại học - Ảnh 4.

Robot của đội CĐN - Bất diệt của trường Cao đẳng nghề TP.HCM (trái) được thiết kế đa diện với khả năng quay tròn linh hoạt, giúp dễ dàng tránh được những đòn đánh của đối thủ. Trong khi đó con robot Duy Thanh Plus - sản phẩm đội thi doanh nghiệp - nhỏ gọn, cô đặc nên vừa linh hoạt, vừa mạnh mẽ - Ảnh: TRỌNG NHÂN

Xem robot đại chiến trong trường đại học - Ảnh 5.

Vào trận, robot hình dáng giống chú rùa của đội CĐN - Bất diệt chọn lối chơi phòng ngự tuy nhiên không khắc chế được sức tấn công của Duy Thanh Plus khi một lần bị đối thủ đánh… lật ngửa bụng. Sinh viên trường Cao đẳng nghề TP.HCM nhiều lần phải sửa chữa cho robot của mình nhưng vẫn không cải thiện được tình hình trên sân - Ảnh: TRỌNG NHÂN

Xem robot đại chiến trong trường đại học - Ảnh 6.

Cặp đấu giữa Black Angle (trái) của trường ĐH Bách Khoa TP.HCM và SPKT 1 của trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM diễn ra với thế trận 1 chiều nghiêng về Black Angle. Được trang bị miếng xúc chắc chắn, Black Angle dễ dàng lật ngã đối thủ trong những pha đánh trực diện. Trong khi đó, dao quay của SPKT1 ở trận đấu này tỏ ra vô hại - Ảnh: TRỌNG NHÂN

Xem robot đại chiến trong trường đại học - Ảnh 7.

Hiệp 1, Black Angle giành chiến thắng knockout sau khi đưa đối thủ ra ngoài vòng thi đấu. Sang hiệp 2, robot của trường ĐH Bách Khoa TP.HCM tiếp tục duy trì thế tốt thế trận để giành chiến thắng chung cuộc 2-0 - Ảnh: TRỌNG NHÂN

Xem robot đại chiến trong trường đại học - Ảnh 8.

Robot của đội Ánh Dương - Lạc Hồng từ trường ĐH Lạc Hồng (phải) có lẽ là con gặp khó khăn nhất trong lượt trận tứ kết. Hiệp 1 vừa bắt đầu được ít giây, robot đã gần như mất tín hiệu điều khiển và tổ trọng tài suýt chút nữa xử thắng tuyệt đối cho đối thủ là đội Ngô Phan - Ảnh: TRỌNG NHÂN

Xem robot đại chiến trong trường đại học - Ảnh 9.

Cùng sử dụng ru lô quay tốc độ cao để tấn công, tuy nhiên robot đội Ánh Dương - Lạc Hồng tỏ ra yếu hơn khi một lần bị Ngô Phan “tước” cả vũ khí. Sau khi lắp vào một ru lô khác, Ánh Dương - Lạc Hồng vẫn không thể chống cự trước đối thủ đành chịu thất bại trước Ngô Phan - Ảnh: TRỌNG NHÂN

Công ty Hanson Robotics ở Hong Kong, nơi chế tạo robot Sophia, thông báo sẽ tiếp tục sản xuất thêm một robot nữa với tên gọi Little Sophia.


Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bí quyết giúp Việt Nam sản xuất thành công giống cá cam lần đầu tiên trên thế giới

Ngay trong lần đầu tiên nghiên cứu, cho sinh sản nhân tạo cá cam, Viện Nuôi trồng thủy sản I đã sản xuất thành công giống cá này. Trong khi các nước như Nhật Bản, Trung Quốc đã và đang nghiên cứu song chưa thành công.

Bí quyết giúp Việt Nam sản xuất thành công giống cá cam lần đầu tiên trên thế giới

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Tối 11-5, bốn công trình xuất sắc thuộc các lĩnh vực bảo vệ vật nuôi và môi trường, khoa học sức khỏe, công nghệ - kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn đã được trao giải thưởng Bảo Sơn trị giá 120.000 USD (hơn 3 tỉ đồng/công trình).

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

2 hổ con Bình và Dương ở Thảo cầm viên tròn 2 tuổi: Vẫn ôm nhau ngủ, mê tắm mưa

Sáng 11-5, khu chuồng hổ Bengal tại Thảo cầm viên Sài Gòn rộn ràng với buổi sinh nhật độc lạ: Bình và Dương vừa tròn 2 tuổi.

2 hổ con Bình và Dương ở Thảo cầm viên tròn 2 tuổi: Vẫn ôm nhau ngủ, mê tắm mưa

Tàu vũ trụ thời Liên Xô rơi xuống Ấn Độ Dương sau 53 năm ngoài không gian

Một tàu vũ trụ thời Liên Xô đã lao xuống Trái đất vào ngày 10-5, sau hơn nửa thế kỷ ngoài không gian khi nhiệm vụ phóng lên sao Kim thất bại.

Tàu vũ trụ thời Liên Xô rơi xuống Ấn Độ Dương sau 53 năm ngoài không gian

Quá trình hình thành thần tốc trận mưa hiếm 230mm sáng 10-5

Chiều đến khuya 9-5, bầu trời TP.HCM và lân cận vẫn trong xanh nhưng sau đó mây dông phát triển nhanh và trận mưa trút xuống dữ dội.

Quá trình hình thành thần tốc trận mưa hiếm 230mm sáng 10-5

Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới sản xuất thành công giống cá cam đắt giá

Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I nghiên cứu sinh sản thành công cá cam. Đây là loài cá được ưa chuộng tại Nhật Bản, dùng để chế biến sashimi, sushi và có giá thương phẩm khoảng 1 triệu đồng/kg.

Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới sản xuất thành công giống cá cam đắt giá
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar