29/10/2011 01:14 GMT+7

Những mảnh đời rổ rá - Kỳ 3: Ở đời hãy đóng tròn vai!

NGỌC NGA
NGỌC NGA

TT - Một phụ nữ đã 23 năm nuôi chồng bại liệt, con trai bị bệnh động kinh và mẹ chồng già yếu đã nói thật giản dị về sứ mạng trong cuộc đời mình: “Vì tôi là con dâu, là vợ, là mẹ nữa. Cuộc đời tôi phải đóng tròn vai thôi!”. Người “đóng tròn vai” ấy là chị Nguyễn Thị Lại ở thôn Quy Hậu, xã Hòa Trị, Phú Hòa, Phú Yên.

Kỳ 1: Kỳ 2:

Phóng to

Giữa bộn bề cuộc sống này, còn một góc riêng để chị động viên chồng rằng: “Lạc quan lên đi anh!” - Ảnh: Ngọc Nga

Đời sấp ngửa

"Có người khuyên chị đưa chồng vào Sài Gòn bán vé số. Vợ đẩy chồng, người ta thương bán được khá lắm. Bán vé số được mấy hôm, chị cảm thấy mình đang lợi dụng bệnh tật của chồng để kiếm tiền nên dứt khoát đưa chồng về quê..."

Nhá nhem tối, người đàn ông ngồi trên chiếc xe lăn nơi bậu cửa ngóng ra ngõ. Căn nhà nhỏ sau cánh đồng lúa tối om. Bên trong cậu con trai vừa mới lên cơn động kinh đang nằm thở hổn hển. Một bà cụ đưa bàn tay lẩy bẩy xoa cho cháu. Mắt người đàn ông như sáng lên khi thấy cái dáng tất tả của vợ từ ngoài con đường nhỏ vắt ngang cánh đồng lúa. Người vợ đi gặt lúa thuê về, vội vã lao vào bếp, nhóm lửa nấu cơm tối. Căn nhà bừng sáng. Bắc nồi cơm lên, chị đẩy chồng vào nhà lau mặt mũi, chân tay cho anh rồi quay sang xoa đầu cậu con trai đang rên hừ hừ.

Ngày còn trẻ chị Lại là cô gái xinh đẹp trong làng. Học hết phổ thông, chị mong ước được học lên cao nữa để làm cô giáo nhưng hoàn cảnh gia đình khó khăn đành phải gác lại ước mơ. Nghỉ học, một năm sau chị lấy chồng. Chồng chị, anh Dương Văn Bá, là đội trưởng đội bảo vệ thực vật Hợp tác xã Hòa Trị I. Cuộc sống vợ chồng tưởng như đã viên mãn sau khi ba đứa con hai gái một trai ra đời.

Nào ngờ, một buổi chiều mùa hè năm 1988, anh Bá đang phun thuốc trừ sâu cho hợp tác xã thì bỏ dở công việc chạy về nhà, ngã quỵ ngay ở cổng, chân tay như ai rút hết sức lực. Bác sĩ nói anh bị nhiễm độc thuốc trừ sâu mức độ nặng. Chị Lại đưa chồng đi chạy chữa khắp các bệnh viện từ Phú Yên đến Sài Gòn nhưng bệnh tình của anh không hề thuyên giảm. Suốt năm năm liền chị sống ở bệnh viện nhiều hơn ở nhà. Không bao giờ chị nghĩ mình sẽ đầu hàng, chấp nhận chồng bị bại liệt mãi mãi.

Khi bác sĩ lắc đầu, gia sản trong nhà khánh kiệt thì cũng là lúc cơ thể anh Bá mất hết khả năng kiểm soát rồi ngồi luôn một chỗ trên chiếc xe lăn. Ngày đưa anh từ Sài Gòn trở về nhà, chấp nhận chồng trở thành người khuyết tật, chị Lại khóc suốt chặng đường, chỉ muốn chết đi. Nhưng khi bước vào nhà, thấy ba đứa con thơ dại và người mẹ già đang ngóng, chị sực tỉnh: “Mình mà khóc mãi thì chồng mình, con mình, mẹ mình cũng chẳng ai nuôi giùm cho. Thôi thì gắng lên”.

Ba đứa con rồi cũng dần lớn khôn, hai cô con gái đi lấy chồng xa. Cứ tưởng những vất vả của chị cũng dần bớt đi, nhưng một lần nữa tai họa lại giáng xuống gia đình bất hạnh ấy. Cậu con trai út, niềm hi vọng lớn nhất của chị, bỗng đột nhiên ngã bệnh động kinh năm 2004 lúc vừa tròn 20 tuổi. Chị cuống cuồng đưa con vào khắp các bệnh viên ở Sài Gòn chạy chữa nhưng chẳng ăn thua. Những cơn co giật của con trai không hề thuyên giảm. Chị đành đưa con về nhà. Lần này về tới đầu làng chị đã thấy mẹ già và người chồng tật nguyền của mình đang chờ ở đó. Chị không còn khóc được nữa.

Vậy là từ đó đến nay, trong căn nhà nhỏ ở thôn Quy Hậu ấy, thỉnh thoảng người ta lại nghe tiếng la hét đập phá đồ đạc của cậu con trai khi lên cơn động kinh, tiếng khóc của người chồng khi lên cơn đau, tiếng mẹ chồng ho húng hắng đi lại lẩy bẩy và tiếng người vợ luôn dỗ dành tất cả mọi người.

Người ở thôn này thấy dáng đi của chị lúc nào cũng vội vã, chân nọ đá chân kia. Người ta nói dáng chị đi sấp ngửa nên khổ. Chị cười: “Vì khổ nên phải sấp ngửa ấy chớ. Chậm chạp, đủng đỉnh lấy cơm đâu cho cả nhà ăn?”.

Nhìn chồng vốn là người siêng năng, hoạt bát, nay ngồi bất động một chỗ trên chiếc xe lăn, chị đau đứt ruột nhưng không biết phải làm sao. Đêm đêm sau một ngày làm việc quần quật, chị cố gắng xoa bóp chân tay cho chồng để giấc ngủ đến với anh dễ dàng hơn.

Đã có người khuyên chị đưa chồng vào Sài Gòn bán vé số. Vợ đẩy chồng, người ta thương bán được khá lắm. Nghĩ cả nhà đang trong cảnh túng quẫn, chị đưa chồng lên xe vô Sài Gòn. Bán vé số được mấy hôm, chị cảm thấy mình đang lợi dụng bệnh tật của chồng để kiếm tiền nên dứt khoát đưa chồng về quê, một mình bươn chải lo miếng ăn cho cả nhà.

Để có tiền nuôi chồng, nuôi con, chị Lại làm đủ mọi nghề từ cắt lúa thuê, buôn gà vịt đến nhặt ve chai. Lúc nào người ta cũng thấy chị sấp ngửa đi về trên những con đường làng. Đi cắt lúa thuê ở làng khác, đạp xe mấy chục cây số, nhưng trưa nào chị cũng về nhà để nấu cơm cho mẹ, chồng và con. Tối mịt về nhà, lại lao tiếp vào cơm nước. Bao năm nay giấc ngủ của chị luôn bị giật mình.

Lạc quan lên!

Điều hàng xóm nói nhiều là họ chưa bao giờ nghe chị Lại than ngắn thở dài một câu về hoàn cảnh khốn khổ của mình. Hoàn cảnh đã tận cùng, làm mọi thứ trong vai trò gia đình, chị còn nhảy ra làm luôn chi hội trưởng hội phụ nữ thôn. Ở vai trò này chị là người lắng nghe, tư vấn những vấn đề rắc rối trong gia đình của chị em phụ nữ trong làng. Nhiều người có mâu thuẫn, xích mích trong gia đình hay tìm tới chị tâm sự.

Giữa mọi lời khuyên, cái kết chị thích nhất là triết lý sống mà chị chia sẻ với mọi người: “Dù có chuyện gì thì cũng là chồng mình, con mình. Làm vợ, làm mẹ hi sinh cũng là một niềm hạnh phúc. Lạc quan lên!”. Hóa ra, cái lý do thầm kín mà chị tham gia cùng xã hội cũng chính là cách chủ động với cuộc đời mình: “Mình tham gia công tác xã hội mới thấy cuộc đời tươi đẹp hơn, để có tinh thần mà chống lại hoàn cảnh bản thân!”.

Thấy vợ vất vả còn chân tay mình cứ thừa thãi chẳng có tác dụng gì, nhiều lần anh Bá đòi chết đi cho rảnh. Đêm, anh mua sẵn thuốc chuột giấu trong túi, định quyên sinh thì thấy vợ đứng nhìn anh nước mắt lăn dài, chị nói: “Lạc quan lên ba nó ạ, sao lại sớm muốn chết vậy, đường sống của mình không bị triệt đâu mà sợ”. Anh buông thuốc chuột xuống mà khóc. Rồi chị đến bên anh nói một câu mà đến bây giờ anh vẫn nhớ mãi: “Vợ chồng hoạn nạn có nhau, ba nó bỏ tui đi thì ác lắm”. “Đàn ông thương chỉ biết giữ trong lòng, ít nói ra lắm. Thương vợ khổ cực mà chẳng biết làm gì hết” - anh Bá tâm sự.

Mẹ chồng chị Lại, bà Đặng Thị Lý, năm nay đã 82 tuổi, lúc nào cũng chỉ nói một câu về con dâu mình: “Tội nghiệp mẹ nó quá”. Chị Lại đang lau mặt cho chồng quay qua bà cười thật to: “Có chồng, có con, có mẹ để chăm còn tội nghiệp gì chứ. Sống mà không có ai để thương, để chăm mới tội nghiệp mẹ ạ”. Bà cụ móm mém cười. Trong bếp nồi cơm đang dậy mùi chín tới.

__________

Cầu Bến Mộng, nơi giao nhau giữa hai dòng sông Ayun và sông Pa (Gia Lai) mùa lũ cuồn cuộn nước. Một người phụ nữ nhỏ bé ngồi trong căn chòi mải mê tráng bánh. Khi những muỗng bột cuối cùng hết, chị vội vã chạy thật nhanh về căn nhà nhỏ, nơi có người chồng và cô con gái đang nằm một chỗ...

Kỳ tới: Thân cò bên Bến Mộng

NGỌC NGA

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 3: Gà Bạc Liêu không còn gáy Cà Mau nghe

Từ 1-7, con sông Gành Hào không còn "nghĩa vụ" ngăn cách hai tỉnh này vì đã về chung một nhà. Người dân cũng nói vui gà Bạc Liêu giờ không còn gáy cho Cà Mau nghe vì hai tỉnh đã là một.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 3: Gà Bạc Liêu không còn gáy Cà Mau nghe

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 2: Về chung một nhà và niềm kỳ vọng

Dù còn bỡ ngỡ với tên gọi hay địa chỉ hành chính mới, người dân vẫn mang chung tâm thế: kỳ vọng chặng đường phát triển phía trước của quê hương.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 2: Về chung một nhà và niềm kỳ vọng

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 1: 'Anh Tây Ninh, em Long An' đã là kỷ niệm

Mới hôm qua thôi, nhiều người sống ở các vùng ranh tỉnh thành cũ còn đầy chuyện khôi hài như "nhà tôi Long An nhưng cái chuồng bò ở Tây Ninh", "con gái tôi dân TP.HCM lấy chồng Bình Dương dù hai nhà liền cái giậu mồng tơi"…

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 1: 'Anh Tây Ninh, em Long An' đã là kỷ niệm

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ cuối: Gian nan học thật, thi thật

Trong lịch sử những kỳ thi tốt nghiệp THPT, xuyên suốt hành trình 50 năm vẫn là nỗ lực đổi mới đầy gian nan để hướng đến việc học thật, thi thật.

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ cuối: Gian nan học thật, thi thật

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ 5: Những vụ gian lận rúng động

Chỉ vài năm kể từ khi thực hiện cuộc vận động "hai không", cảnh gian lận thi cử lại tái phát.

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ 5: Những vụ gian lận rúng động

Lấy chuyên môn làm tình nguyện

Đoàn y bác sĩ tình nguyện TP.HCM đón trung bình 500 lượt người dân đến khám mỗi ngày tại Attapeu, Lào.

Lấy chuyên môn làm tình nguyện
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar