10/07/2018 17:01 GMT+7

Những lưu ý trong điều trị suy tim

Nguồn: Bệnh viện Nhân dân 115 TP HCM
Nguồn: Bệnh viện Nhân dân 115 TP HCM

Suy tim, không có nghĩa là tim đã ngừng đập hay rơi vào ngõ cụt. Hiểu đơn giản, đây là tình trạng tim của bệnh nhân đang bơm máu kém hiệu quả.

Những lưu ý trong điều trị suy tim - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: suckhoecongdongvn.net

Suy tim là tình trạng tim không tống đủ lượng máu để nuôi cơ thể. Suy tim là hội chứng phức tạp và khó chữa khỏi. Tuy nhiên, chúng ta có thể chung sống hòa bình với căn bệnh này.

Một bệnh nhân bị suy tim, không có nghĩa là tim đã ngừng đập hay rơi vào ngõ cụt. Hiểu đơn giản, đây là tình trạng tim của bệnh nhân đang bơm máu kém hiệu quả. Dưới đây là những chia sẻ về những lưu ý chăm sóc điều trị bệnh nhân suy tim.

Ăn uống lành mạnh

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh suy tim cần được điều chỉnh tùy theo từng giai đoạn tiến triển của bệnh. Bệnh nhân nên được tham vấn ý kiến của bác sĩ để có chế độ ăn uống phù hợp.

Nhìn chung, bệnh nhân luôn được khuyên giảm natri (muối) trong khẩu phần ăn để cơ thể không bị tích nước và làm giảm nhẹ gánh nặng cho tim. Lượng natri được khuyến cáo là không quá 2.000 mg (2 gam) mỗi ngày, và ít hơn 1.500 mg là lý tưởng. Bệnh nhân bị suy tim nặng, cần phải ăn nhạt hoàn toàn.

Cần giảm tối đa chất béo khi ăn. Cụ thể, hạn chế các loại thịt mỡ, thịt đỏ, nên ăn thịt nạc, cá; ưu tiên các món ăn chế biến bằng cách hấp, luộc, thay vì chiên, xào, rán...

Nên chú ý và bổ sung các thực phẩm giàu kali như bông cải xanh, chuối, bơ,... Nếu bệnh nhân bị mệt mỏi, khát nước nặng, đi tiểu nhiều hay thay đổi nhịp tim, hãy gọi cho bác sĩ ngay để có hướng điều trị thích hợp.

Người bệnh suy tim không nên uống quá 1,5 lít nước/ ngày và tối đa 1 lít/ ngày với bệnh nhân suy tim nặng. Lượng nước bao gồm nước uống và nước có sẵn trong thực phẩm.

Cần hạn chế rượu bia, ngưng thuốc lá và hạn chế tối đa café và các loại nước tăng lực.

Chế độ tập luyện và thể dục

Bệnh nhân suy tim được khuyên nên theo dõi cân nặng hàng ngày. Cần theo dõi và giảm cân nếu cần thiết, duy trì cân nặng ổn định. Nếu tăng 1 kg mỗi ngày hoặc hơn 2 kg mỗi tuần, bạn nên đi khám ngay.

Khi căng thẳng, tim sẽ làm việc nhiều hơn gây áp lực trực tiếp cho tim. Đối với bệnh nhân suy tim thì càng khó khăn hơn nữa. Vì thế, cần giữ tinh thần sảng khoái.

Các môn thể thao được khuyến khích như: Đi bộ và bơi lội, đạp xe… trong 30 phút/ngày và 5 lần/tuần. Hãy bắt đầu vận động thật chậm nếu thấy mệt thì ngưng lại. Cần tránh những bài tập mang tính đối kháng, cạnh tranh cao, khiêng vác nặng…

Nghỉ ngơi luôn tốt cho tim. Bệnh nhân suy tim đừng bỏ qua giấc ngủ trưa, tối khi ngủ nằm đầu cao, không ăn quá no trước khi ngủ.

Thuốc và theo dõi điều trị

Để giảm bớt triệu chứng suy tim sung huyết, bác sĩ có thể kê toa nhiều loại thuốc, kể cả thuốc lợi tiểu, digoxin, thuốc giãn mạch và các loại thuốc khác. Khi sử dụng thuốc điều trị suy tim hay ngưng thuốc, bạn đều phải hỏi ý kiến bác sĩ để tránh tác dụng phụ của thuốc gây ra.

Các lưu ý quan trọng bệnh nhân cần được nắm rõ như: Tái khám đúng hẹn; uống thuốc vào giờ cố định; giữ các toa thuốc cẩn thận; không nên tự ý uống bù thuốc nếu quên trước đó…

Không tự ý sử dụng toa thuốc hoặc bỏ điều trị bởi vì có thể bệnh nhân khỏe hơn nhiều là nhờ điều trị không có nghĩa là đã hết bệnh. Khi dùng thêm thuốc ngoài thuốc chữa suy tim cần thông báo cho bác sĩ biết và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Theo dõi điều trị

Sau khi xuất viện, bệnh nhân cần theo dõi thường xuyên huyết áp và cân nặng của mình.

Có 3 thang mức độ bệnh của suy tim, cần theo dõi và đối chứng. Khi bệnh nhân xuất viện, phải để ý việc chân và bụng của bệnh nhân có phù hay không… Nếu xuất hiện những dấu hiệu này có nghĩa bệnh nhân đang ở mức vàng (trong hình), cần được tái khám sớm nhất có thể.

Những lưu ý trong điều trị suy tim - Ảnh 2.

Các mức độ bệnh của suy tim

Nhận biết những dấu hiệu nguy hiểm cần phải lập tức hành động: Khó thở dữ dội, đau ngực dữ dội, choáng váng mơ hồ, tri giác bất thường… Đây là những triệu chứng ở mức đỏ, cảnh báo cần được nhập viện cấp cứu.

Chế độ dinh dưỡng, tập luyện thể chất cũng cần được tuân thủ nghiêm ngặt như đã trình bày ở trên.

Nguồn: Bệnh viện Nhân dân 115 TP HCM

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cấp thuốc 2 tháng/lần người bệnh đỡ đi lại, bệnh viện giảm tải vì sao chưa nhiều nơi thực hiện?

Đã có cuộc tranh luận khá sôi nổi sau khi Tuổi Trẻ Online đăng tải bài báo về một trong những lối ra của việc quá tải bệnh viện: cấp thuốc 2 tháng/lần cho người bệnh mạn tính và câu chuyện tại Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội.

Cấp thuốc 2 tháng/lần người bệnh đỡ đi lại, bệnh viện giảm tải vì sao chưa nhiều nơi thực hiện?

7 dấu hiệu nhỏ báo hiệu vấn đề sức khỏe lớn, như bệnh tim

Một số dấu hiệu nhỏ dễ bị bỏ qua có thể là chỉ báo cho những vấn đề sức khỏe lớn hơn như tim mạch, ngưng thở khi ngủ.

7 dấu hiệu nhỏ báo hiệu vấn đề sức khỏe lớn, như bệnh tim

Phát thuốc 2 tháng/lần để giảm tải bệnh viện và giảm thời gian chờ khám bảo hiểm

Theo ông Nguyễn Đức Hòa - phó giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, cách làm này đã phát huy hiệu quả trong thời gian cách ly do dịch COVID-19, Bảo hiểm và Bộ Y tế đã nhiều lần trao đổi, thống nhất nhưng chưa có nhiều bệnh viện áp dụng.

Phát thuốc 2 tháng/lần để giảm tải bệnh viện và giảm thời gian chờ khám bảo hiểm

Thu hồi hàng loạt thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) liên tiếp đăng tải quyết định thu hồi hiệu lực giấy tiếp nhận đăng ký công bố sản phẩm hàng loạt thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Thu hồi hàng loạt thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Cơ thể biến đổi ra sao chỉ sau 3 đêm thiếu ngủ?

Nghiên cứu do Đại học Uppsala dẫn đầu, được công bố trên tạp chí Biomarker Research cho thấy thiếu ngủ chỉ 3 đêm đủ gây hại cho cơ thể.

Cơ thể biến đổi ra sao chỉ sau 3 đêm thiếu ngủ?

Ngã xe 2 tháng mới phát hiện bị máu tụ trong não

Đau đầu, mắt mờ sau 2 tháng ngã xe, bệnh nhân được phát hiện bị máu tụ dưới màng cứng mạn tính, có nguy cơ liệt nửa người bên phải.

Ngã xe 2 tháng mới phát hiện bị máu tụ trong não
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar