23/09/2024 21:21 GMT+7
Trở lại chủ đề

Những lớp học tạm bằng bạt của trẻ thơ sau sạt lở kinh hoàng

Dưới ánh nắng chói chang cùng những cơn gió đông bắc đầu mùa, 66 học sinh Trường tiểu học Ca Thành (huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng) ngồi sát nhau tại 3 lớp học tạm được dựng lên bằng bạt ở khoảng sân của một trường mầm non.

Những lớp học tạm bằng bạt sau sạt lở kinh hoàng - Ảnh 1.

Một tấm bạt xanh cỡ lớn được dựng lên tại khoảng sân Trường mầm non Ca Thành, ngăn đôi thành hai lớp học cho lớp 2 và lớp 3 - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Hơn hai tuần sau khi mưa bão số 3 gây ra những trận sạt lở kinh hoàng ở huyện Nguyên Bình (Cao Bằng) làm hơn 50 người chết, hàng chục nhà dân bị "xóa sổ", đường sá bị chia cắt, các trường học trên địa bàn huyện đã trở lại việc học tập để đảm bảo chương trình năm học, cũng như đang nỗ lực huy động các nguồn lực để khắc phục hậu quả.

Hôm nay (23-9) là tuần thứ hai thầy và trò Trường tiểu học Ca Thành học nhờ tại trường mầm non cùng tên ở cách đó chừng 1km. Sau lũ, Trường tiểu học Ca Thành có nguy cơ cao bị sạt lở, không đảm bảo an toàn cho việc dạy và học.

Cô Hoàng Thị Hằng (giáo viên chủ nhiệm lớp 3A, Trường tiểu học Ca Thành) cho biết từ ngày 17-9, lớp 3A cùng hai lớp học khác phải chuyển lên Trường mầm non Ca Thành để học tạm do trường có nguy cơ bị sạt lở sau bão số 3.

"Lớp học tạm được quây bạt, bên trên là mái tôn nên ngày trời nắng thì rất nóng vì không có quạt, còn trời mưa thì nước mưa hắt vào. Như hôm nay gió đông bắc về thì mát mẻ nhưng tiếng ồn rất nhiều. Hơn nữa việc lên lớp không có công nghệ thông tin, không có máy chiếu nên học sinh không tiếp thu được những kiến thức rộng mở", cô Hằng chia sẻ và mong muốn lớp học mới sớm được xây dựng để các em học sinh có chỗ học tập ổn định.

Cô Hoàng Thị Hường, hiệu trưởng Trường tiểu học Ca Thành, cho biết nhà trường có 358 học sinh học tập tại 8 điểm trường. "100% học sinh của trường đều là dân tộc Mông và Dao, trong đó khoảng 90% học sinh thuộc diện hộ nghèo, khó khăn", cô Hường nói.

Những lớp học tạm bằng bạt của trẻ thơ sau sạt lở kinh hoàng - Ảnh 2.

Cô Hoàng Thị Hường, hiệu trưởng Trường tiểu học Ca Thành, đứng bên cạnh khu vực sạt lở ta luy ở trước mặt sân trường - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Theo cô Hường, do ảnh hưởng mưa bão số 3, điểm trường chính bị sạt lở ta luy ở trước mặt sân trường và đồi núi phía sau trường có vết nứt dài khoảng 50mm có nguy cơ tiếp tục xảy ra sạt lở. Nhà trường đã báo cáo lên Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, chuyển 3 lớp lên trường mầm non học tập để bảo đảm an toàn.

Nhà trường đã mua bạt quây sân khấu của trường mầm non thành hai lớp học, lớp học còn lại thì học ở khu vực bếp ăn ngoài hiên có mái tôn của trường mầm non. Toàn trường đã trở lại việc học tập từ 17-9.

"Thống kê sau bão, toàn trường có 49 hộ gia đình có học sinh học tập tại Trường tiểu học Ca Thành bị ảnh hưởng. Trong đó có một em học sinh lớp 5 có mẹ bị chết và một em học sinh lớp 4 có bố chết, đều do sạt lở đất. Toàn bộ nhà cửa, tài sản của gia đình hai em này đều bị vùi lấp hết. Các em còn lại thì nhà bị sập đổ hoàn toàn, nứt, nằm trong vùng có nguy cơ sạt lở phải sơ tán đi ở nhà người thân hoặc nhà văn hóa, nhà tạm", cô Hường chia sẻ.

Theo cô Hường, do mưa bão, sạt lở xảy ra vào cuối tuần nên sách vở, đồ dùng học tập mà các em mang về để ôn tập cũng bị vùi lấp.

Bà Vi Thị Hương, trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Nguyên Bình, cho biết Trường tiểu học Ca Thành (điểm chính) đã được bố trí xây dựng tại điểm mới bằng vốn đầu tư công của huyện.

“Trước mắt, trong thời gian chờ xây trường mới thì Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện đã chỉ đạo nhà trường mượn tạm Trường mầm non Ca Thành để học nhờ", bà Hương nói và cho biết đã có nhà hảo tâm nhận hỗ trợ nhà trường dựng các phòng học tạm bằng tôn khép kín để tránh mưa gió, giá lạnh trong mùa đông.

Những lớp học tạm bằng bạt của trẻ thơ sau sạt lở kinh hoàng - Ảnh 3.

Trường tiểu học Ca Thành có nguy cao bị sạt lở, khiến việc giảng dạy của thầy trò nơi tại đây phải dừng lại. Theo bà Vi Thị Hương - trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Nguyên Bình, Trường tiểu học Ca Thành (điểm chính) đã được bố trí xây dựng tại điểm mới bằng vốn đầu tư công của huyện - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Những lớp học tạm bằng bạt của trẻ thơ sau sạt lở kinh hoàng - Ảnh 4.

Nụ cười của em Lý Thị Xuân, học sinh lớp 2 Trường tiểu học Ca Thành. Xuân nói dù phải chuyển địa điểm học, nhưng em vẫn rất vui vì tiếp tục được đến trường - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Những lớp học tạm bằng bạt của trẻ thơ sau sạt lở kinh hoàng - Ảnh 5.

Thầy Hoàng Văn Khánh (giáo viên lớp 5) hướng dẫn học sinh học môn địa lý - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Những lớp học tạm bằng bạt của trẻ thơ sau sạt lở kinh hoàng - Ảnh 6.

Cô giáo Mông Thị Thanh Huệ (giáo viên lớp 2) hướng dẫn học sinh môn tiếng Việt. Do lớp học được dựng bởi lều bạt nên ngày nào nóng, các cô giáo phải cuốn một phần bạt lên để gió lùa vào làm mát cho các học sinh, còn ngày mưa các tấm dù bạt sẽ được kéo xuống phủ kín - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Những lớp học tạm bằng bạt sau sạt lở kinh hoàng - Ảnh 7.

Trường tiểu học Ca Thành có 358 học sinh học tập tại 8 điểm trường. 100% học sinh của trường đều là dân tộc Mông và Dao, trong đó khoảng 90% học sinh thuộc diện hộ nghèo, khó khăn - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Những lớp học được dựng lên bằng bạt sau sạt lở kinh hoàng - Ảnh 8.

Do nhà ở xa nên nhiều em học sinh phải chuẩn bị các hộp cơm để ăn trưa ngay tại trường - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Những lớp học tạm bằng bạt sau sạt lở kinh hoàng - Ảnh 9.

Sau khi trường tiểu học có dấu hiệu bị sạt lở, nhà trường đã mua bạt quây sân khấu của trường mầm non thành hai lớp học, lớp học còn lại thì học ở khu vực bếp ăn có mái tôn che chắn. Toàn trường đã trở lại việc học tập từ 17-9 - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Những lớp học tạm bằng bạt sau sạt lở kinh hoàng - Ảnh 10.

Học sinh lớp 5 của Trường tiểu học Ca Thành học tại khu vực bếp ăn của trường mầm non. Bên trái ảnh là các bé mầm non đang chuẩn bị ăn trưa - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Những lớp học tạm bằng bạt sau sạt lở kinh hoàng - Ảnh 11.

Do không gian lớp học hạn chế nên các em học sinh phải ngồi sát vào nhau. Ảnh chụp một giờ học của các em học sinh lớp 3 - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Những lớp học tạm bằng bạt của trẻ thơ sau sạt lở kinh hoàng - Ảnh 12.

Cô giáo Hoàng Thị Hằng hướng dẫn môn toán cho các em học sinh lớp 3 - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Những lớp học được dựng lên bằng bạt sau sạt lở kinh hoàng - Ảnh 13.

Giờ học vẽ của một em học sinh lớp 2 - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Những lớp học được dựng lên bằng bạt sau sạt lở kinh hoàng - Ảnh 14.

Hai chị em mồ côi sau trận lở núi kinh hoàng

Chị em Triệu Thị Phương (11 tuổi) và Triệu Kim Thành (5 tuổi) mồ côi khi ngọn núi sau nhà ở bản Lũng Lỳ, xã Ca Thành, huyện Nguyên Bình, Cao Bằng sạt lở kinh hoàng vùi lấp 9 người, cướp đi cha mẹ của hai em.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thi vào lớp 10 Trường phổ thông Năng khiếu: Thí sinh nói đề văn, tiếng Anh sát đề minh họa

Sáng 24-5, gần 4.000 học sinh bước vào kỳ thi tuyển sinh lớp 10 của Trường phổ thông Năng khiếu (Đại học Quốc gia TP.HCM).

Thi vào lớp 10 Trường phổ thông Năng khiếu: Thí sinh nói đề văn, tiếng Anh sát đề minh họa

Học sinh giỏi, xuất sắc lớp 12 của một trường ở Quảng Nam được tặng vali du lịch

Một trường THPT ở Hội An (Quảng Nam) đã chuẩn bị những món quà khen thưởng độc đáo dành tặng học sinh lớp 12 học tập tốt trong ngày chia tay trường.

Học sinh giỏi, xuất sắc lớp 12 của một trường ở Quảng Nam được tặng vali du lịch

Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam cung cấp sách giáo khoa điện tử miễn phí

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam khẳng định cung cấp miễn phí sách giáo khoa điện tử từ lớp 1-12 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam cung cấp sách giáo khoa điện tử miễn phí

Giáo sư Nhật Bản trích 1 tỉ đồng tiền thưởng tặng sinh viên Việt Nam

Trước đó, GS.TS Furuta Motoo - hiệu trưởng Trường đại học Việt Nhật - cũng từng dành phần lớn các giải thưởng, nhuận bút viết sách để trao tặng học bổng cho sinh viên Việt Nam.

Giáo sư Nhật Bản trích 1 tỉ đồng tiền thưởng tặng sinh viên Việt Nam

Truyền thông Trung Quốc: Harvard và Trung Quốc đang chung chiến hào

Truyền thông Trung Quốc phản ứng mạnh sau lệnh cấm tuyển sinh quốc tế với Harvard, khi sinh viên Trung Quốc là nhóm du học sinh đông nhất tại trường này.

Truyền thông Trung Quốc: Harvard và Trung Quốc đang chung chiến hào

Công bố đề khảo sát lớp 6 của ba trường 'hot' ở TP Thủ Đức

Trưa 24-5, Phòng Giáo dục và Đào tạo TP Thủ Đức đã công bố đề khảo sát lớp 6 của ba trường THCS Trần Quốc Toản 1, Hoa Lư, Bình Thọ.

Công bố đề khảo sát lớp 6 của ba trường 'hot' ở TP Thủ Đức
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar