20/03/2014 11:46 GMT+7

Những lợi ích và thách thức khi Nga có Crimea

HẢI MINH
HẢI MINH

TTO - Những bãi biển đẹp và các tòa lâu đài trên vách đá cheo leo khiến Crimea trở thành khu nghỉ dưỡng nổi tiếng thời Liên Xô, và bán đảo nằm trên biển Đen này vừa bỏ phiếu đồng ý sáp nhập vào Nga.

Phóng to
Crimea là một điểm du lịch thu hút nhiều du khách - Ảnh: hdwallpaperforcomputer.com

Những cái được

Khi thêm 2 triệu người Crimea, dân số Nga sẽ tăng lên 145 triệu người.

Thời tiết Địa Trung Hải tuyệt đẹp ở Crimea khiến bán đảo này là một điểm du lịch nổi tiếng với người Ukraine và người Nga, nhất là Yalta, nơi các nhà lãnh đạo Liên Xô, Mỹ và Anh đã gặp nhau sau Chiến tranh thế giới thứ hai để thảo luận về tương lai của châu Âu và thế giới.

Crimea chiếm 3% GDP Ukraine, với 60% tổng giá trị sản phẩm quốc nội là từ dịch vụ. Nông nghiệp cũng có vai trò quan trọng trên bán đảo, với lúa mì, ngô và hướng dương là các nông sản chính. Nước tưới được cung cấp qua một kênh đào từ sông Dnieper của Ukraine.

Ngoài ra trên bán đảo còn có các nhà máy hóa chất và mỏ quặng sắt ở Kerch. Ukraine có hai kho dự trự ngũ cốc lớn ở Crimea, tại Kerch và Sevastopol. Theo UkrAgroConsult, các kho này xuất khẩu 1,6 triệu tấn ngũ cốc trong năm 2013, chiếm 6,6% tổng sản lượng ngũ cốc xuất khẩu của Ukraine.

Ở bờ biển phía nam Crimea là thành phố cảng Sevastopol, cảng nhà của hạm đội Biển Đen Nga với hàng nghìn quân Nga đồn trú. Sevastopol sẽ mở thêm đường cho Nga ra Địa Trung Hải.

Kỳ vọng lớn

Trong cuộc trưng cầu ý dân về Crimea, những cử tri được vận động theo hướng tình hình sẽ tốt đẹp hơn nếu sáp nhập vào Nga. Tổng thống Nga Vladimir Putin, trong bài phát biểu gây tiếng vang của ông, đã so sánh tình hình kinh tế ảm đạm ở Ukraine nói chung, Crimea nói riêng, với triển vọng sáng sủa và thành công của kinh tế Nga trong những năm gần đây, dẫn ra các con số về lương bổng và phúc lợi ở hai nước.

Ngày 17-3, một ngày sau cuộc trưng cầu ý dân, Thủ tướng Crimea Sergei Aksyonov đã viết trên Twitter của ông rằng Matxcơva đã bơm 15 tỉ rúp (400 triệu USD) để hỗ trợ Crimea, mà theo ông Aksyonov, đã tăng gấp đôi ngân sách của Crimea chỉ sau một đêm.

“Không hơn Palestine?”

Matxcơva cũng sẽ phải tính toán cái giá vật chất bỏ ra để sáp nhập Crimea, mà theo lời Bộ trưởng phụ trách phát triển vùng của Nga Igor Slyunyayev, hiện có nền kinh tế “không hơn gì Palestine”. Là một vùng lãnh thổ của Ukraine, khoảng 40% ngân sách thường niên của Crimea vào khoảng 500 triệu USD là các hỗ trợ trực tiếp từ Kiev. Nga sẽ được chờ đợi cung cấp khoản tiền ít nhất là tương đương, và có thể lớn hơn nhiều, để nâng cao tiêu chuẩn sống ở đây.

Tiêu chuẩn sống ở Crimea khác biệt lớn so với Nga. GDP đầu người ở Nga, nơi có hơn 100 tỉ phú, là khoảng 14.000 USD. Ở Crimea chỉ là 5.000 USD. Cơ cấu dân số cũng là một vấn đề. Hơn 500.000 người, chiếm một phần tư dân số, là người về hưu. Lương hưu ở Nga gần gấp đôi so với ở Ukraine, và cựu bộ trưởng phụ trách thuế của Nga Alexander Pochinok ước tính trả lương hưu riêng ở Crimea có thể khiến Nga tiêu tốn 70 tỉ rúp (1,9 tỉ USD) mỗi năm.

Nhiều người dân Crimea kiếm sống thông qua các hoạt động du lịch, nhưng chủ yếu là phi chính thức và khó thu thuế để nộp cho ngân sách. Khoảng 70% lượng du khách tới Crimea trong những năm gần đây là người Ukraine, chủ yếu bởi đường bộ và đường sắt duy nhất tới bán đảo này phải đi qua đất liền Ukraine. Ngành du lịch có thể bị ảnh hưởng mạnh do nhiều du khách Ukraine sẽ không tới Crimea mùa hè này. Tuy nhiên, nhà chức trách Nga đã cam kết giảm bớt chi phí đi lại bằng đường hàng không tới bán đảo này.

Sự phụ thuộc vào Ukraine

Crimea phụ thuộc lớn vào Ukraine về năng lượng và nước ngọt, hầu hết được cung cấp qua dải đất hẹp nối bán đảo này với đất liền Ukraine. Khoảng 80% điện của Crimea được cung cấp qua dải đất đó. Thống đốc vùng Krasnodar miền nam Nga, nằm đối diện với Crimea qua eo biển Kerch, đã hứa cung cấp điện cho bán đảo này qua hệ thống cáp ngầm xuyên biển, dự án có thể tiêu tốn gần 1,7 tỉ USD.

Nga cũng cam kết tăng cường hạ tầng cho bán đảo. Matxcơva và Kiev từng trao đổi về việc xây cầu qua eo biển Kerch hơn một thập kỷ qua, nhưng dự án này đang bế tắc. Trong vài tuần gần đây, các quan chức Nga đã khôi phục dự án, ước tính sẽ mất nhiều năm và tiêu tốn 50 tỉ rúp (1,4 tỉ USD). Nhà chức trách Nga cũng đang trao đổi về việc làm đường sắt và đường hầm xuyên biển.

Ngay cả khi chính quyền Crimea đe dọa quốc hữu hóa các tài sản nhà nước của chính quyền Ukraine, Kiev vẫn cam kết không cắt nguồn cung cấp nhiên liệu và nước.

Không thay đổi nhiều với Nga

Nếu tất cả các dự án tiêu tốn hàng tỉ USD này được hoàn thành, sẽ không có thay đổi gì nhiều với chính quyền Nga. “Với ngân sách Nga, chuyện này không có gì to tát - Nataliya Orlova, nhà lãnh đạo kinh tế của Ngân hàng Alfa, nói - Ngay cả nếu bạn chi 5 tỉ hay 10 tỉ USD, tiền chưa hẳn tạo ra được những thay đổi sâu sắc”. Nhưng bà Orlova cũng nói việc sáp nhập Crimea có thể là tích cực cho nền kinh tế Nga trong ngắn hạn, vì đầu tư sẽ làm tăng tiêu dùng ở Crimea. Nhưng bà cảnh báo về các vấn đề tội phạm, quan điểm từ chính quyền Kiev và tình trạng tham nhũng ở bán đảo này.

------------------------------------

* Tin bài liên quan:

National Geographic cập nhật lại Crimea trên bản đồ thế giới

HẢI MINH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hòa đàm Nga - Ukraine Istanbul 2.0: trò chơi cân não

Tờ Washington Post gọi những diễn biến ngoại giao ngay trước hòa đàm Nga - Ukraine tại Istanbul là 'cơn náo động ngoại giao'.

Hòa đàm Nga - Ukraine Istanbul 2.0: trò chơi cân não

Ngoại giao nhân dân tệ: Trung Quốc đang giành 'sân sau' của Mỹ?

Gói tín dụng 9,18 tỉ USD giải ngân bằng đồng nhân dân tệ cung cấp cho các quốc gia CELAC đang thể hiện nỗ lực vẽ lại bản đồ quyền lực của Bắc Kinh tại ‘sân sau’ của Mỹ.

Ngoại giao nhân dân tệ: Trung Quốc đang giành 'sân sau' của Mỹ?

Ông Trump công du Trung Đông: Kinh doanh trước, ngoại giao sau

Trong chuyến công du đầu tiên sau khi tái đắc cử, Tổng thống Mỹ Donald Trump ưu tiên lợi ích kinh tế tại các quốc gia vùng Vịnh, bỏ qua các đồng minh truyền thống và gây lo ngại về xung đột lợi ích.

Ông Trump công du Trung Đông: Kinh doanh trước, ngoại giao sau

3 tháng 'giải lao' thương chiến Mỹ - Trung

Thỏa thuận tạm dừng thuế quan Mỹ - Trung mở ra cơ hội đàm phán song phương cho các quốc gia nhưng chưa đủ thời gian để giải quyết toàn diện các xung đột thương mại đang tồn tại.

3 tháng 'giải lao' thương chiến Mỹ - Trung

Cơ hội nào cho đàm phán Istanbul 2.0?

Nga và Ukraine đang tiến gần hơn đến bàn đàm phán sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin đề xuất nối lại cuộc đối thoại tại Istanbul.

Cơ hội nào cho đàm phán Istanbul 2.0?

Ông Trump trở lại Trung Đông: Những toan tính phía sau bàn đàm phán

Chuyến công du Trung Đông tới đây của ông Trump không chỉ nhằm khẳng định vai trò trung tâm ảnh hưởng địa chính trị của Mỹ, mà còn trở thành 'đòn bẩy' để Saudi Arabia, UAE và Qatar đạt được những thỏa thuận đắt giá với Washington.

Ông Trump trở lại Trung Đông: Những toan tính phía sau bàn đàm phán
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar