06/05/2017 11:53 GMT+7

Những liên kết tình huống

THANH LIÊM (từ Yokohama, Nhật Bản)
THANH LIÊM (từ Yokohama, Nhật Bản)

TTO - Mỹ đòi bảo hộ để bảo vệ người Mỹ, châu Âu lúng túng vì mất thành viên quan trọng cùng những bất ổn nội tại. Trong tình cảnh đó, châu Á siết tay nhau giữ ổn định.

Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati phát biểu tại hội thảo - Ảnh: ADB

Hội nghị thường niên lần thứ 50 của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) diễn ra tại Yokohama (Nhật) trong bối cảnh đặc biệt: đánh dấu 20 năm cuộc khủng hoảng tài chính khu vực và tình hình địa - chính trị - kinh tế toàn cầu có những dấu hiệu bất ổn đáng lo ngại.

Phải cảnh giác

Không phải ngẫu nhiên mà bài học từ cuộc khủng hoảng và vai trò hỗ trợ phát triển kinh tế của ADB lẫn của Ngân hàng Đầu tư hạ tầng châu Á (AIIB) lại sớm là chủ đề nóng của bốn ngày hội nghị năm nay (từ 4 đến 7-5).

Tại buổi hội thảo có chủ đề “20 năm sau khủng hoảng tài chính châu Á: Những thành quả và đường hướng sắp tới” do nước chủ nhà tổ chức bên lề hội nghị của ADB, Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati có kể câu chuyện rất đáng suy ngẫm: “Thời gian gần đây, khi có dịp đi dạy, tôi đã hỏi sinh viên của tôi về khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 và hầu như chẳng ai biết về nó, nhớ về nó”.

Cuộc khủng hoảng bắt đầu từ Thái Lan vào tháng 7-1997 đã có tác động lan dây chuyền khiến nhiều “con hổ châu Á” lúc đó bỗng chốc trở thành “con mèo”, trong đó có Indonesia.

Hàng trăm tỉ USD đã bốc hơi cùng hàng triệu người dân khu vực bỗng chốc trở lại tình cảnh nghèo khó.

Nhiều năm sau, các nước trong khu vực vẫn còn phải thực thi các chính sách thắt lưng buộc bụng theo điều kiện của các thiết chế tài chính lớn để được vay tiền vượt qua khủng hoảng.

Đó là một câu chuyện xương máu, nhưng đã sớm bị quên lãng khi các nền kinh tế của khu vực có dấu hiệu hồi phục. Lời nhắc nhở của bà bộ trưởng tài chính Indonesia vì thế đã được kèm theo lời kêu gọi “phải luôn cảnh giác và hợp tác tốt cùng nhau”.

“Khối ASEAN+3 (bao gồm thêm Nhật, Trung Quốc và Hàn Quốc) cần xây dựng mối liên kết mạnh mẽ để có thể chịu đựng, ngăn chặn cú sốc và những biến động có thể có” - bà Indrawati nhấn mạnh.

Đối thoại và kết nối

Trong bối cảnh chính quyền của Tổng thống Donald Trump công khai tỏ rõ ý định xem xét, tiến tới điều chỉnh các chính sách kinh tế, tài chính để đảm bảo quyền lợi nhiều hơn cho nước Mỹ, ưu tiên cho người Mỹ, ba nước hàng đầu châu Á là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đã lên tiếng cho biết thống nhất “chống lại mọi hình thức bảo hộ thương mại”.

Trong cuộc họp bên lề Hội nghị ADB ở Yokohama vào sáng 5-5, các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương của ba nền kinh tế lớn trong khu vực (lẫn ở tầm thế giới) đã đưa ra tuyên bố chung khẳng định: “Chúng tôi sẽ tiếp tục đối thoại và kết nối ở cấp độ cao để đối phó với mọi tình huống bất ổn tài chính, trong bối cảnh những căng thẳng địa chính trị và nguy cơ bất ổn ngày càng gia tăng của kinh tế toàn cầu”.

Cần nhớ Nhật và Hàn Quốc là những đồng minh thân cận của Mỹ không chỉ về quân sự mà cả kinh tế, tài chính. Nhưng một khi lợi ích kinh tế bị đụng chạm, các mối liên kết mới sẵn sàng hình thành.

Chỉ một ngày trước đó, trong buổi họp báo sáng 4-5, chủ tịch ADB Takehiko Nakao đã khẳng định mong muốn kết nối hợp tác hơn là cạnh tranh giữa hai ngân hàng đầu tư trong khu vực là ADB và AIIB.

AIIB, do Trung Quốc khởi xướng, chính thức hoạt động từ tháng 1-2016 và được xem là “đối thủ” đáng gờm trong khu vực của ADB, vốn được cho là do Mỹ chống lưng và chi phối.

Vị lãnh đạo người Nhật đã nói thẳng rằng dư địa đầu tư ở châu Á rất lớn và cần hợp tác hơn là so kè cạnh tranh để đem lại lợi ích thực thụ cho khu vực.

Tại hội nghị ở Yokohama, nhiều tiếng nói có trọng lượng cũng đã cổ súy mong muốn của chủ tịch ADB, bởi lẽ theo dự báo khu vực cần đến 1.700 tỉ USD mỗi năm cho phát triển hạ tầng và còn đến 300 triệu người sống trong nghèo khó.

Nhật đổ tiền giúp ASEAN

Nhật đã đề nghị lập một thỏa thuận hoán đổi tiền tệ song phương kiểu mới với các nước ASEAN, cung cấp tới 40 tỉ USD nhằm giải quyết các khó khăn thanh khoản ngắn hạn trong giai đoạn khủng hoảng.

Theo đó, các nước được phép rút các quỹ bằng đồng yen theo các thỏa thuận hoán đổi tiền tệ song phương hiện hành.

Trong ngày 5-5, Nhật đã ký thỏa thuận hoán đổi tiền tệ song phương với Thái Lan trị giá 3 tỉ USD và đạt thỏa thuận sơ bộ để ký một thỏa thuận tương tự với Malaysia.

THANH LIÊM (từ Yokohama, Nhật Bản)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nữ nghị sĩ Mỹ ngủ gật khi Hạ viện đang họp về siêu dự luật

Nữ nghị sĩ Đảng Dân chủ Marcy Kaptur đã bị mời rời khỏi khung hình truyền hình, sau khi ngủ gật trong lúc hạ nghị sĩ Hakeem Jeffries có bài phát biểu kéo dài 8 tiếng về dự luật mới.

Nữ nghị sĩ Mỹ ngủ gật khi Hạ viện đang họp về siêu dự luật

Xuất hiện video Iran hành quyết gián điệp Israel công khai?

Video hành quyết này gây chú ý trong bối cảnh Iran đã bắt hơn 700 nghi phạm Mossad, trong đó 10 người có thể bị tuyên án tử.

Xuất hiện video Iran hành quyết gián điệp Israel công khai?

Ukraine tấn công sân bay Nga dùng triển khai Su-34, Su-35S, Su-30SM

Ukraine tuyên bố đã tấn công và phá hủy nhiều tài sản quân sự tại sân bay quân sự Borisoglebsk ở tỉnh Voronezh của Nga.

Ukraine tấn công sân bay Nga dùng triển khai Su-34, Su-35S, Su-30SM

Động đất sáng nay ở Nhật Bản 'ứng nghiệm' với 'lời tiên tri' trong manga?

Gần đây lan truyền tin đồn rằng Nhật Bản sẽ hứng chịu một thảm họa lớn vào ngày 5-7, dựa trên dự đoán trong bộ manga 'The Future I saw' của tác giả người Nhật Ryo Tatsuki.

Động đất sáng nay ở Nhật Bản 'ứng nghiệm' với 'lời tiên tri' trong manga?

Ông Trump thông báo thuế cho 12 nước bằng thư, cảnh báo áp thuế lên tới 70% từ 1-8

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông đã ký thư gửi đến 12 quốc gia, nêu rõ mức thuế áp với hàng hóa xuất khẩu sang Mỹ, trong đó mức thuế mới có thể lên đến 70%.

Ông Trump thông báo thuế cho 12 nước bằng thư, cảnh báo áp thuế lên tới 70% từ 1-8

Kỷ niệm 214 năm ngày độc lập nước Cộng hòa Bolivar Venezuela tại Việt Nam

Bài ca 'Nguyễn Văn Trỗi - lời anh vọng mãi ngàn năm' vang lên mở đầu lễ kỷ niệm 214 năm Quốc khánh nước Cộng hòa Bolivar Venezuela (5-7-1811 - 5-7-2025).

Kỷ niệm 214 năm ngày độc lập nước Cộng hòa Bolivar Venezuela tại Việt Nam
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar