23/01/2022 09:18 GMT+7

Những lễ thượng cờ thiêng liêng

T.ĐIỂU
T.ĐIỂU

TTO - Đó là lễ thượng cờ ở lăng Bác và hình ảnh cờ đỏ sao vàng tung bay nơi địa đầu Tổ quốc.

Những lễ thượng cờ thiêng liêng - Ảnh 1.

Lễ thượng cờ tại quảng trường Ba Đình - Ảnh: VIỆT HÙNG

Từ lễ thượng cờ xúc động ở lăng Bác

Tròn 20 năm qua, lễ thượng cờ và hạ cờ hằng ngày ở cột cờ trước lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (quảng trường Ba Đình, Hà Nội) đã trở thành một nghi lễ thiêng liêng với người dân thủ đô và du khách tới TP này.

Kể từ ngày 19-5-2001, khi lễ thượng cờ bắt đầu được thực hiện như một nghi lễ quốc gia tại quảng trường Ba Đình, trước cửa lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là gần 7.300 ngày bất kể mưa gió, cứ đúng 6h sáng mùa hè và 6h30 sáng mùa đông, Đoàn 275 của Bộ tư lệnh bảo vệ lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh lại thực hiện nghi lễ thượng cờ để bắt đầu một ngày mới trên dải đất hình chữ S.

Nghi lễ thiêng liêng này từ lâu đã trở thành khoảnh khắc xúc động mà nhiều người dân thủ đô và du khách thường đón đợi để được chứng kiến không chỉ một mà nhiều lần. Đặc biệt là vào những ngày lễ lớn của đất nước như Quốc khánh 2-9 hay ngày sinh nhật Bác 19-5..., hình ảnh thường thấy là nhiều người dân quần áo chỉnh tề tập trung xung quanh quảng trường Ba Đình để được xem nghi lễ thượng cờ trang nghiêm gợi lên bao cảm xúc đặc biệt của tình non nước.

Với mùa hè, ngày ngày đúng 5h45, người dân sẽ được thấy đoàn lễ khởi hành từ phía sau lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh trong tiếng nhạc hào hùng của bản Tiến bước dưới quân kỳ của nhạc sĩ Doãn Nho. 

Đội hình tiêu binh gồm 37 chiến sĩ, gồm 3 người trong đội Hồng kỳ làm nhiệm vụ mang lá cờ và thượng cờ và 34 quân nhân tượng trưng cho 34 chiến sĩ đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam. Họ thực hiện nhiệm vụ thiêng liêng mà Đảng và Nhà nước đã giao phó là treo lá cờ Tổ quốc vào thời khắc bình minh tươi đẹp mở đầu một ngày mới.

Ngay sau hiệu lệnh chào cờ, tiếng quốc ca Việt Nam vang lên hào hùng và lá cờ được chiến sĩ đội Hồng kỳ dần thả ra. Lá cờ được kéo lên từ từ cho tới khi bài quốc ca kết thúc cũng là lúc lá cờ được kéo lên cao nhất trên cột cờ cao 29m, tung bay trước hừng đông bên lăng Bác Hồ. 

Trong giây phút thiêng liêng thượng cờ, người dân trên khu vực quảng trường Ba Đình được đề nghị dừng mọi hoạt động, đứng tại chỗ, hướng về phía cột cờ để nghi lễ được thực hiện trang trọng. Sau lễ thượng cờ, đội tiêu binh diễu hành một vòng trước cửa lăng Bác rồi trở về vị trí cũ, kết thúc nghi lễ thượng cờ. 21h hằng ngày, nghi lễ hạ cờ lại được đội tiêu binh thực hiện tương tự như lễ thượng cờ.

Đến nhiệm vụ bảo vệ lá cờ thiêng liêng nơi địa đầu Tổ quốc

Ba năm gắn bó với đồn biên phòng Lũng Cú (xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang), trung tá Đỗ Đăng Nhiệm - đồn trưởng đồn biên phòng Lũng Cú - trở nên gắn bó và xúc động đặc biệt với hình ảnh lá cờ Tổ quốc luôn tung bay trên đỉnh núi Rồng ở độ cao gần 1.500m, nơi địa đầu Tổ quốc hội tụ bao khí thiêng của sông núi nước Nam. 

Anh đã có hơn 1.000 ngày cùng với đồng đội của mình làm nhiệm vụ đặc biệt bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới và bảo vệ lá cờ có kích thước đặc biệt, rộng 54m2, con số biểu tượng cho ý chí, nguyện vọng, tinh thần đại đoàn kết của 54 dân tộc Việt Nam.

Anh Nhiệm cho biết một trong những nhiệm vụ quan trọng của cán bộ chiến sĩ đồn biên phòng Lũng Cú chính là đảm bảo lá cờ Tổ quốc thiêng liêng luôn tung bay 24/24 giờ trên cột cờ quốc gia Lũng Cú ở đỉnh núi Rồng. 

Không có kỳ hạn nào mà bất kể thời điểm, thời tiết, hễ quan sát thấy cờ bị bạc màu hay bị rách do gió to mưa lớn là anh em chiến sĩ lập tức thay lá cờ mới, mưa lớn cũng mặc áo mưa mà thay cờ để đảm bảo hình ảnh quốc kỳ luôn được trang trọng nhất ở nơi cả nước luôn hướng về đầy yêu thương. 

Những lễ chào cờ dưới cột cờ Lũng Cú vào những ngày lễ trọng của đất nước, dù thường kỳ đến hẹn lại làm nhưng anh Nhiệm và các chiến sĩ ở đây mỗi lần thực hiện nghi lễ lại như dày thêm niềm cảm động trong trái tim người lính.

"Hình ảnh lá cờ Tổ quốc tung bay dù ở đâu giữa "trời của ta, đất của ta" cũng đều khiến mỗi người dân Việt Nam lại nghèn nghẹn nơi trái tim, nhưng với những người lính thì niềm xúc động tưởng như càng thấm thía hơn, đặc biệt là với những người lính làm nhiệm vụ canh giữ, bảo đảm an ninh cho cột cờ nơi biên giới. Tuổi trẻ của chúng tôi, hoài bão, lý tưởng của chúng tôi gửi vào lá cờ thiêng liêng ấy và cũng nhờ lá cờ ấy mà chúng tôi như được tiếp thêm sức mạnh", anh Nhiệm trải lòng.

Anh Nguyễn Dũng (quận Nam Từ Liêm) nói anh ở khá xa quảng trường Ba Đình nên khó có thể đưa con tới đây vào sáng sớm để chứng kiến lễ thượng cờ. Vì thế anh thường chọn dẫn con đến đây để dự lễ hạ cờ như một cách sinh động và đẹp đẽ để nói với con về những khái niệm "trừu tượng" với những đứa trẻ là niềm tự hào dân tộc và lòng yêu nước.

Thượng cờ Tổ quốc trên tàu Hải đội dân quân tự vệ thường trực

TTO - Chiều 20-1, tại TP Vũng Tàu, Bộ Tư lệnh Quân khu 7, Tỉnh ủy - UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cùng các ngành chức năng đã long trọng tổ chức lễ thượng cờ Tổ quốc trên 5 tàu của Hải đội dân quân tự vệ thường trực.

T.ĐIỂU

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 7: Bình Trị Thiên sau thời khói lửa

Trong các tỉnh lớn được hợp nhất từ các tỉnh nhỏ sau năm 1975 ở nước ta thì tỉnh Bình Trị Thiên là một hiện tượng có nhiều điểm khác biệt so với các địa phương...

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 7: Bình Trị Thiên sau thời khói lửa

Ký ức những lần tách nhập tỉnh - Kỳ 6: Quảng Nam, Đà Nẵng về lại một nhà sau 28 năm

Trong nhiều tỉnh thành cả nước, Đà Nẵng và Quảng Nam có mối lương duyên đặc biệt khi nhiều lần chia tách, tái hợp.

Ký ức những lần tách nhập tỉnh - Kỳ 6: Quảng Nam, Đà Nẵng về lại một nhà sau 28 năm

Lời cảm ơn từ trái tim của người thương binh Nghệ An

'Cảm ơn nghĩa tình, sự tận tụy của báo Tuổi Trẻ, bố tôi và gia đình cảm nhận được tình người ấm áp giữa thành phố đông đúc, xa lạ'.

Lời cảm ơn từ trái tim của người thương binh Nghệ An

'Ai bánh mì nóng giòn đây' ở Himalayas

'Thành công rồi!' - chị Võ Thị Kim Cương reo lên khi mẻ bánh mì làm tại Nepal được nướng thành công sau hàng chục lần thất bại trước đó. Lần đầu tiên bánh mì chuẩn Việt Nam đặc ruột thơm ngon xuất hiện tại xứ sở dãy Himalayas hùng vĩ.

'Ai bánh mì nóng giòn đây' ở Himalayas

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 5: Phú là giàu có, Khánh là mừng vui

Cái tên sao khéo đậm đà - Phú là giàu có, Khánh là mừng vui, hai câu thơ của nhà thơ Sóng Hồng - Trường Chinh khi ông là chủ tịch Hội đồng Nhà nước về thăm Phú Khánh, đã nhắc nhớ cho nhiều người về vẻ giàu đẹp một thời của tỉnh này.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 5: Phú là giàu có, Khánh là mừng vui

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 4: 'Miền đất hứa' giữa hai bờ Cửu Long

Tỉnh Cửu Long rộng lớn nằm giữa sông Tiền và sông Hậu một thời được những người tâm huyết với vùng đất gọi là 'miền đất hứa'.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 4: 'Miền đất hứa' giữa hai bờ Cửu Long
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar