21/04/2016 17:14 GMT+7

​Những “lá chắn xanh” cho vùng biển Kiên Giang

Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang, kế hoạch tới năm 2020, tỉnh sẽ phát triển thêm 610ha rừng bảo vệ đất liền, trong đó có 100ha gây bồi tạo bãi và 510ha rừng ngập mặn.

Đáp ứng cả ba yêu cầu cho mô hình mới, gồm: sử dụng nguyên liệu địa phương, sử dụng kiến thức của người dân địa phương, áp dụng được ở địa phương và nhân rộng mô hình ra nhiều nơi khác do chi phí rẻ…, mô hình bảo vệ và phục hồi rừng ngập mặn chống xói lở có đầy đủ tính ưu việt để áp dụng tại vùng ven biển Kiên Giang và nhân rộng.

Bền vững, thân thiện môi trường

Với hơn 200km bờ biển, Kiên Giang là tỉnh có bờ biển dài nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và đang đối mặt với những nguy cơ lớn do tình trạng lở đê, dẫn tới xâm nhập mặn.  Những con đê được đắp lên lại bị sóng biển lôi ra. Trong khi đó, chi phí làm đê bằng bê tông có thể lên tới 30 tỉ đồng trên 1km, mà vẫn bị vỡ nếu không có rừng bảo vệ.

Trước thực trạng đó người dân đã địa đã sử dụng cây tràm - loại cây đặc trưng của vùng đất Kiên Giang làm đê kè chống sạt lở, làm rào cản giảm tốc độ của những con sóng khi đánh vào bờ. Đây là cách làm vừa ít tốn kém chi phí, vừa sử dụng được nguyên liệu tại chỗ và vừa không gây ô nhiễm đến môi trường. Loài cây chịu được nước này cũng được người dân sử dụng để đóng cừ xây dựng những công trình kiên cố.

Ngoài ra, từ năm 2008 đến nay người dân địa phương sống ở vùng ven biển thuộc địa bàn tỉnh Kiên Giang đang tham gia mô hình chống xói lở bờ biển, bằng phương pháp phục hồi rừng ngập mặn, sử dụng hàng rào chắn sóng để giữ bùn.

Đây là dự án trồng rừng ngập mặn của Chương trình quản lý tổng hợp vùng ven biển (ICMP) do Chính phủ Đức và Chính phủ Australia tài trợ.  Dự án này cũng chính là mô hình thí điểm cho một trong những giải pháp chống biến đổi khí hậu trong khu vực, đối phó với nạn xâm thực của biển đang diễn ra ngày càng khốc liệt ở các địa phương ven biển thuộc địa bàn tỉnh Kiên Giang.

Tham gia dự án, người dân đã tích cực ươm vườn cây lấn biển ngăn mặn nhằm bảo vệ tuyến đê biển vừa mới được gia cố và bảo vệ hàng ngàn héc-ta lúa, nuôi tôm, trồng màu… Chỉ vài năm nữa, những cánh rừng ngập mặn này sẽ vươn cao bảo vệ tuyến đê biển ở bên trong. Cách làm này không chỉ tốn kém ít chi phí mà còn rất thân thiện với môi trường.

Có khả năng nhân rộng

Từ năm 2008 đến nay, ICMP đã phục hồi được 3 ha rừng ngập mặn ở Vàm Rầy, với 500m chiều dài và 600m từ đất liền ra biển, 25ha đất nông nghiệp phía sau đê cũng được bảo vệ. Ở khu vực xói lở ít chỉ xây dựng hàng rào giữ bùn dài 900m cũng đã bảo vệ được bờ biển và 9ha rừng ngập mặn trước đê, 45ha đất nông nghiệp phía sau đê.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang, kế hoạch tới năm 2020 tỉnh sẽ phát triển thêm 610ha rừng bảo vệ đất liền, trong đó có 100ha gây bồi tạo bãi và 510ha rừng ngập mặn.

Mới đây, Chính phủ Đức và Chính phủ Australia đã ký kết tài trợ 39,4 triệu USD, để chống biến đổi khí hậu và bảo tồn đa dạng sinh học ở 5 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long là An Giang, Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu và Kiên Giang, dựa trên mô hình đã thành công bước đầu ở Vàm Rầy.

Theo đó, nếu trong giai đoạn đầu dự án mới chú trọng xây dựng mô hình phục hồi rừng cho cộng đồng, đến giai đoạn hai dự án sẽ chú trọng việc cải thiện sinh kế cho người dân trong khi vẫn bảo vệ được toàn bộ diện tích rừng đã được khôi phục.

Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

PC Gia Lai khôi phục cấp điện sau sự cố ngã cột điện do gió lốc

gày 16-5, Công ty Điện lực Gia Lai (PC Gia Lai) cho biết đã khôi phục cấp điện cho người dân sau sự cố gió lốc làm ngã đổ một số cột điện tại huyện Chư Păh.

PC Gia Lai khôi phục cấp điện sau sự cố ngã cột điện do gió lốc

Mỹ phát triển ứng dụng chẩn đoán thiếu máu qua ảnh móng tay

Các nhà khoa học đã sử dụng ứng dụng AI phân tích hình ảnh móng tay nhằm xác định nồng độ hemoglobin - một chỉ số then chốt trong việc phát hiện tình trạng thiếu máu.

Mỹ phát triển ứng dụng chẩn đoán thiếu máu qua ảnh móng tay

Canada tìm chủ nhân 160 tấm séc, mỗi tấm trị giá hơn 100.000 CAD

Tính đến cuối tháng 4-2025, CRA đang nắm giữ tổng cộng 1,7 tỉ CAD tiền thanh toán mà họ đã từng cố gắng gửi không thành công cho chủ sở hữu hợp pháp của chúng trong gần ba thập kỷ.

Canada tìm chủ nhân 160 tấm séc, mỗi tấm trị giá hơn 100.000 CAD

Trung Quốc cách mạng hóa ngành sản xuất với robot hình người

Trung Quốc đang đẩy mạnh phát triển robot hình người để thay đổi công nghiệp, ứng dụng AI, giảm chi phí, và đối mặt với thách thức về việc làm.

Trung Quốc cách mạng hóa ngành sản xuất với robot hình người

Cảnh báo tình trạng mua bán thông tin hồ sơ bệnh án ở Canada

Việc cung cấp cho bác sĩ thông tin chi tiết về sức khỏe, tiền sử bệnh và đơn thuốc đang sử dụng là điều hiển nhiên khi đi khám bệnh và tất cả đều nằm trong hồ sơ bệnh án.

Cảnh báo tình trạng mua bán thông tin hồ sơ bệnh án ở Canada

Taliban ban hành lệnh cấm cờ vua

Chính quyền Taliban vừa ban hành lệnh cấm cờ vua trên toàn lãnh thổ Afghanistan cho đến khi có thông báo mới, vì lo ngại bộ môn này có thể bị lợi dụng như một hình thức cờ bạc.

Taliban ban hành lệnh cấm cờ vua
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar