10/11/2004 14:31 GMT+7

Những kiểu truy bài hành hạ học sinh

Theo NLĐ
Theo NLĐ

Việc kiểm tra bài cũ dưới dạng dò bài, truy bài ở nhiều nơi và cách làm của nhiều người thầy hiện nay đang trở thành một nỗi ám ảnh, thậm chí khiếp sợ đối với học sinh. Bản thân cái tên gọi “truy bài”, “dò bài” cũng đã nói lên cách dạy-học áp đặt máy móc.

Phóng to
Học sinh ôn bài trước khi vào dự kỳ thi tốt nghiệp THCS

Để học tập trở thành hứng thú cho học sinh, mỗi ngày đến trường là một ngày vui, người thầy ngoài việc truyền thụ, dẫn đường tri thức còn phải là người đối thoại cởi mở, chân thành chứ không phải là nỗi ám ảnh đối với các trẻ nhỏ. Người học không còn cái hứng thú với môn học. Mà đã không yêu thích, không hứng thú môn học thì chất lượng làm sao mà cao được?

Kiểm tra bài cũ là một khâu trong chuỗi công việc của người thầy ở lớp học. Mục đích là để đánh giá việc nắm kiến thức và kỹ năng vận dụng kiến thức của học sinh với những bài đã học. Qua đó người thầy cũng tìm cách điều chỉnh trong quá trình giảng dạy.

Một số kiểu truy bài học sinh rất sợ

Có thể kể ra một số kiểu truy bài hành hạ con trẻ trong nhà trường phổ thông hiện nay: Truy bài giữa học sinh với nhau: Kiểu này thường được áp dụng ở bậc tiểu học và THCS. Giáo viên phân cặp, thường là 2 học sinh ngồi cùng bàn. Một em đọc bài học, một em dò trong sách, trong tập hoặc đề cương. Chỗ nào sai thì nhắc bạn. Có người thầy quy định nghiêm ngặt hơn bằng cách cho học sinh đếm lỗi sau đó báo với giáo viên. Để buộc học sinh phải học bài tử tế, không ít giáo viên bắt học sinh chép phạt. Có người bắt chép phạt rất nặng. Chép 50, thậm chí 100 lần là điều không lạ. Hình phạt kiểu này học sinh rất sợ.

Giáo viên tự truy bài: Với những môn học thường được coi là học thuộc lòng như văn, sử, địa, giáo dục công dân, nhiều người đã có những “sáng kiến” hết sức độc đáo. Chẳng hạn một giờ truy bài môn văn, giáo viên gọi lên bảng một lúc 3, 4 em. Mỗi em một câu hỏi. Các em trả lời bằng cách viết lên bảng (bảng được chia ra thành 3, 4 phần). Trong lúc đó giáo viên đưa ra một câu hỏi cho cả lớp và gọi một học sinh đứng tại chỗ trả lời. Một lát sau giáo viên gọi một em khác đọc tiếp. Cứ như thế, em này tiếp tục em kia đến hết câu trả lời mới thôi. Cách làm này có người gọi là kiểu truy bài “dây chuyền”. Học sinh rất sợ. Vì muốn trả lời được phải rất thuộc và thuộc hết.

Nhờ giáo viên chủ nhiệm hay một giáo viên dạy bộ môn khác, kể cả giáo viên dạy thể dục: Có người nhờ giám thị, thậm chí cả bảo vệ để truy bài. Cách làm này thường được áp dụng với những học sinh các lớp cuối cấp đang ôn tập để chuẩn bị thi tốt nghiệp. Vì không có chuyên môn nên hầu hết những người được ủy thác trách nhiệm đều trung thành với những dòng chữ trong sách. Họ càng trung thành, càng nhiệt tình bao nhiêu thì người bị truy bài càng khốn khổ bấy nhiêu.

Còn có “sáng kiến tập thể” thế này nữa: Giáo viên bộ môn cứ ghi tên những học sinh không thuộc bài nộp cho giám thị, đến cuối tuần và kể cả chủ nhật tất cả những học sinh đó đều phải làm nghĩa vụ trả bài. Trả bài xong thì mới được về. Giáo viên truy bài kiểu này thường là được nhà trường phân công, đúng với bộ môn. Những học sinh bị truy bài phải nạp một khoản tiền, gọi là “tiền truy bài” nên giáo viên có thể yên tâm làm việc cả chủ nhật.

Việc học không còn hứng thú

Những kiểu truy bài, dò bài trên đây đều phản tác dụng giáo dục. Bản thân cái tên gọi “truy bài”, “dò bài” cũng đã nói lên cách dạy-học áp đặt máy móc, người học chỉ biết phục tùng, thụ động. Nó không đo được năng lực tư duy mà chỉ đơn thuần là kiểm tra sự ghi nhớ, tái hiện một cách máy móc những gì phải học. Nhiều học sinh thuộc bài mà không hiểu, không biết cách vận dụng kiến thức.

Có khi sự sáng tạo của học sinh trong câu trả lời lại trở thành tai họa. Chẳng hạn một số học sinh giỏi, khá khi được bảo vệ hay giáo viên bộ môn khác truy bài đã ngẫu hứng nói lên những ý tưởng sáng tạo của bản thân nhưng người truy bài cho rằng học sinh không thuộc bài, vì không đúng như trong sách. Và hậu quả như thế nào chắc mọi người đều đoán được. Với cách làm đó, học sinh phải học vì sợ điểm thấp, sợ bị phạt chứ không phải vì hứng thú. Kiểu học đối phó, thụ động và phục tùng máy móc cứ thế ăn sâu vào trong não trạng. Nó giết chết sự sáng tạo và niềm hứng thú của người học trong quá trình học tập

Vì “bệnh thành tích”

Vậy tại sao người thầy lại thực hiện những kiểu truy bài đó? Người ta thường giải thích rằng do sĩ số một lớp học hiện nay thường quá đông, từ 50 đến 55 em nên giáo viên không có thời gian chăm sóc chu đáo cho từng học sinh. Một lý do khác là vì áp lực thi cử nặng nề, cách ra đề và chấm thi còn thiên về học vẹt nên người dạy phải nhồi, ép học sinh học như thế. Đầu năm các trường thường đưa ra chỉ tiêu thi đậu tốt nghiệp rất cao và dùng chỉ tiêu này làm tiêu chí đánh giá thi đua nên buộc cả thầy và trò phải làm mọi cách để hoàn thành.

Thế nhưng có người lại nghĩ khác: Tỉ lệ đậu tốt nghiệp hiện nay đã cao như thế (thường là 95% trở lên từ tiểu học đến THPT) thì có cần thiết phải học theo kiểu đó không? Tại sao học sinh khá, giỏi mà vẫn bị truy bài theo kiểu đó?

Theo NLĐ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sáng nay, gần 4.000 thí sinh bước vào kỳ thi lớp 10 đầu tiên ở TP.HCM

Sáng 24-5, gần 4.000 học sinh lớp 9 bước vào kỳ thi lớp 10 đầu tiên ở TP.HCM tại 3 điểm thi.

Sáng nay, gần 4.000 thí sinh bước vào kỳ thi lớp 10 đầu tiên ở TP.HCM

Sở GD-ĐT Hà Nội phải chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc lựa chọn sách giáo khoa

UBND TP Hà Nội đã ủy quyền cho Sở Giáo dục và Đào tạo phê duyệt danh mục lựa chọn sách giáo khoa của các cơ sở giáo dục trên địa bàn thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND TP, từ nay đến hết ngày 31-12-2027.

Sở GD-ĐT Hà Nội phải chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc lựa chọn sách giáo khoa

129 điểm đánh giá năng lực HSA tương đương 29,27 điểm thi tốt nghiệp năm 2024 khối A00

Đây là mức quy đổi điểm trúng tuyển theo kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội, về điểm trúng tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

129 điểm đánh giá năng lực HSA tương đương 29,27 điểm thi tốt nghiệp năm 2024 khối A00

Harvard đâm đơn kiện chính quyền Trump vì lệnh cấm tuyển sinh quốc tế

Đại học Harvard cho rằng động thái cấm trường này tuyển sinh quốc tế là 'vi phạm trắng trợn' Hiến pháp Mỹ và cáo buộc chính phủ đã tìm cách "xóa sổ" 1/4 số sinh viên của trường.

Harvard đâm đơn kiện chính quyền Trump vì lệnh cấm tuyển sinh quốc tế

Ngành kinh tế đất đai lần đầu tiên được đào tạo tại Việt Nam

Năm 2025, Trường đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia TP.HCM) chính thức tuyển sinh và đào tạo ngành kinh tế đất đai - ngành lần đầu tiên được đào tạo tại Việt Nam.

Ngành kinh tế đất đai lần đầu tiên được đào tạo tại Việt Nam

Sinh viên quốc tế ở Harvard lo đứt gánh giữa đường

Với nhiều sinh viên quốc tế, quyết định theo học hay tốt nghiệp tại Harvard đang trở thành một giấc mơ chông chênh hơn bao giờ hết.

Sinh viên quốc tế ở Harvard lo đứt gánh giữa đường
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar