20/10/2014 13:03 GMT+7

Đẹp sững sờ kiến trúc của những “kiến trúc sư” động vật

T.VY (Theo BoredPanda)
T.VY (Theo BoredPanda)

TTO - Để ẩn náu và ngủ khi đêm xuống, có loài vật chỉ đơn giản là tìm một nơi trú an toàn nhưng cũng có loài tự xây ngôi nhà riêng hành tráng, ấn tượng cho mình.

Quá trình xây nhà của nhiều loài vật đã sản sinh những “kiến trúc sư” tài ba mà con người không thể ngờ tới được.

Dưới đây là chân dung và công trình của các "kiến trúc sư" này: 

Chim sẻ Baya thường xây tổ treo ở những cành cây đầy gai hoặc treo lơ lửng trên mặt nước, khiến động vật ăn thịt khó tiếp cận chúng. Những cái tổ này được xây khá tỉ mỉ và có vẻ ngoài đẹp đẽ, thanh lịch.

Chim sẻ họ Ploceidae - sống ở Nam Phi, Namibia và Botswana, xây tổ "tập thể" rất lớn có thể chứa hàng trăm con chim qua nhiều thế hệ. Tổ chim được dệt từ củi que và cỏ, có tuổi thọ rất dài, được chia thành nhiều "phòng", trong đó những "phòng" nằm sâu bên trong có nhiệt độ cao hơn vào ban đêm, giúp chim giữ ấm. 

Kiến xanh Úc, sống ở Trung Phi và Đông Nam Á, làm tổ bằng cách kéo những chiếc lá xanh lại với nhau rồi dùng tơ ấu trùng để "dán" khít lại. Các tổ này có kích thước khác nhau, từ tổ làm từ một chiếc lá cho đến một chùm lá với chiều dài lên đến nửa mét 

Chim Vogelkop - sống ở vùng núi bán đảo Vogelkop, Tây New Guinea, Indonesia. Chim Vogelkop trống xây "nhà" từ cỏ, cành cây nhỏ... để thu hút con mái. "Nhà" của chúng có thiết kế nội thất hoàn hảo nhất thế giới động vật, bên trong chứa các loại quả, hoa, bọ cánh cứng và những đồ trang trí đầy màu sắc bắt mắt và được sắp xếp có nghệ thuật để thu hút bạn tình. Điều trớ trêu là những ngôi nhà này lại không được chim mái dùng làm chỗ nuôi con.

Mối la bàn. Chúng xây các ụ lớn hình nêm để làm tổ, và thường các ụ này được xây theo hướng bắc-nam. Các nhà khoa học tin rằng với hình nêm, nhiệt độ trong các ụ sẽ được giữ ở mức phù hợp với loài mối

Ong mật. Toàn bộ cuộc sống của ong mật xoay quanh tổ - được xây bằng sáp do chúng tiết ra. Trong các tổ này, ong mật chế biến mật hoa thành mật và nuôi con.

Kiến gỗ đỏ châu Âu xây các gò lớn trên nền rừng để làm nhà. Nhiều gò có thể được liên kết với nhau như gò mẹ và con, cho phép kiến ​​chuyển chỗ ở trong trường hợp có biến cố tại một trong các gò.

Chim sẻ lò đỏ xây tổ bằng đất sét và bùn. Những cái tổ khá vững chắc giúp chúng tránh bị kẻ thù ăn thịt, và một khi chúng rời đi, cái tổ vẫn có thể cung cấp nơi trú ẩn an toàn cho những con chim khác.

 
Tổ ong bắp cày
"Nhà" của hải ly với "cửa nhà" được xây chìm dưới nước để tránh kẻ thù
Tổ chim vàng anh Montezuma - trông như những chiếc túi trên cây
Tổ chim nhạn
Tổ của sâu bọ cánh lông
T.VY (Theo BoredPanda)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Tối 11-5, bốn công trình xuất sắc thuộc các lĩnh vực bảo vệ vật nuôi và môi trường, khoa học sức khỏe, công nghệ - kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn đã được trao giải thưởng Bảo Sơn trị giá 120.000 USD (hơn 3 tỉ đồng/công trình).

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

2 hổ con Bình và Dương ở Thảo cầm viên tròn 2 tuổi: Vẫn ôm nhau ngủ, mê tắm mưa

Sáng 11-5, khu chuồng hổ Bengal tại Thảo cầm viên Sài Gòn rộn ràng với buổi sinh nhật độc lạ: Bình và Dương vừa tròn 2 tuổi.

2 hổ con Bình và Dương ở Thảo cầm viên tròn 2 tuổi: Vẫn ôm nhau ngủ, mê tắm mưa

Tàu vũ trụ thời Liên Xô rơi xuống Ấn Độ Dương sau 53 năm ngoài không gian

Một tàu vũ trụ thời Liên Xô đã lao xuống Trái đất vào ngày 10-5, sau hơn nửa thế kỷ ngoài không gian khi nhiệm vụ phóng lên sao Kim thất bại.

Tàu vũ trụ thời Liên Xô rơi xuống Ấn Độ Dương sau 53 năm ngoài không gian

Quá trình hình thành thần tốc trận mưa hiếm 230mm sáng 10-5

Chiều đến khuya 9-5, bầu trời TP.HCM và lân cận vẫn trong xanh nhưng sau đó mây dông phát triển nhanh và trận mưa trút xuống dữ dội.

Quá trình hình thành thần tốc trận mưa hiếm 230mm sáng 10-5

Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới sản xuất thành công giống cá cam đắt giá

Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I nghiên cứu sinh sản thành công cá cam. Đây là loài cá được ưa chuộng tại Nhật Bản, dùng để chế biến sashimi, sushi và có giá thương phẩm khoảng 1 triệu đồng/kg.

Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới sản xuất thành công giống cá cam đắt giá

Tương lai con người có thể mặc quần áo từ... phân bò

Một nhóm khoa học tại Anh vừa tạo ra bước đột phá khi biến phân bò thành sợi cellulose, vật liệu công nghiệp quan trọng có thể dùng để sản xuất quần áo, khẩu trang, bao bì thực phẩm và nhiều sản phẩm khác.

Tương lai con người có thể mặc quần áo từ... phân bò
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar