06/01/2023 18:51 GMT+7

'Những kẻ nổi loạn' ở Hạ viện Mỹ muốn gì?

Mỗi ngày trôi qua, nước Mỹ càng thêm nóng ruột khi các cuộc bỏ phiếu bầu chủ tịch Hạ viện tiếp tục thất bại và nhóm phản đối ông Kevin McCarthy kiên quyết không nhượng bộ. Truyền thông Mỹ mô tả tình cảnh này như một vụ bắt giữ con tin.

Những kẻ nổi loạn ở Hạ viện Mỹ muốn gì? - Ảnh 1.

Ông Kevin McCarthy (thứ ba từ phải qua) và các nhân viên tại Hạ viện Mỹ ngày 5-1 - Ảnh: REUTERS

"Trong bất kỳ cuộc đàm phán con tin nào đều có những yêu sách. Các nhà chức trách muốn kết thúc một cách hòa bình, nhưng điều gì sẽ xảy ra khi những kẻ bắt giữ con tin không muốn gì khác ngoài việc gây ra hỗn loạn?", Đài NPR bình luận về thế bế tắc ở Hạ viện Mỹ.

Ngày 5-1 kết thúc với việc nghị sĩ McCarthy tiếp tục không nhận đủ ủng hộ ở vòng bỏ phiếu thứ 11 và các dân biểu sẽ quay trở lại bỏ phiếu vào ngày 6-1 (khoảng 22h giờ Việt Nam). Các đợt bỏ phiếu, bắt đầu từ ngày 3-1, dần trở thành vòng lặp giống nhau: công bố ứng viên, phát biểu, bỏ phiếu và kết quả "Chưa bầu được chủ tịch".

Những kẻ "nổi loạn" ở Hạ viện

Ngồi ở hàng ghế phía sau, dưới chiếc đồng hồ như đang chế nhạo các nhà lập pháp Mỹ, là một nhóm gồm khoảng 20 thành viên "nổi loạn" của Đảng Cộng hòa chịu trách nhiệm về thế bế tắc này. 

Phần lớn họ có điểm chung là ủng hộ cựu tổng thống Donald Trump và dồn phiếu cho dân biểu Jim Jordan của bang Ohio.

Nhiều người là thành viên của nhóm gồm một số đảng viên Cộng hòa cánh hữu cứng rắn nhất trong Hạ viện và là những người trung thành với ông Trump. Nhóm đã thề sẽ làm mọi thứ trong khả năng để ngăn ông Kevin McCarthy trở thành chủ tịch. Thế đa số mỏng manh của Đảng Cộng hòa, bên cạnh sự đồng lòng của phe Dân chủ, đã cho họ thêm lợi thế.

Bất chấp việc ông McCarthy đã đưa ra nhiều nhượng bộ, bao gồm đồng ý tổ chức bỏ phiếu bãi nhiệm chủ tịch bất cứ lúc nào, nhóm nổi loạn không hề lung lay.

Một số thành viên chống đối đã có "ân oán" với ông McCarthy từ trước. Theo báo New York Times, nhóm "đầu sỏ" là những người chống ông McCarthy từ đầu gồm chính trị gia Matt Gaetz của bang Florida, Andy Biggs của bang Arizona - hai trong số những đồng minh trung thành nhất của ông Trump - và Matt Rosendale của bang Montana, Ralph Norman của bang South Carolina, Bob Good của Virginia.

Tiếp đó là nhóm đòi hỏi thay đổi để trao thêm quyền cho các nhóm nhỏ trong Hạ viện, nổi bật là chính trị gia Chip Roy của Texas, Scott Perry của Pennsylvania và Dan Bishop của North Carolina, tác giả của "đạo luật nhà vệ sinh" đòi những người chuyển giới phải sử dụng nhà vệ sinh đúng theo giới tính trong giấy khai sinh.

Cuối cùng là nhóm "lính mới", vừa được bầu trong đợt bầu cử giữa kỳ vừa qua, như Anna Paulina Luna của Florida, Eli Crane của Arizona và Andy Ogles của Tennessee.

Mất kiên nhẫn trước bế tắc ở Hạ viện

Những kẻ nổi loạn ở Hạ viện Mỹ muốn gì? - Ảnh 3.

Các dân biểu tại Hạ viện ra về sau đợt bỏ phiếu ngày 5-1 - Ảnh: AFP

"Họ không thể nói họ muốn điều gì, chống lại điều gì. Họ là những người theo chủ nghĩa vô chính phủ. Họ muốn sự hỗn loạn hoàn toàn. Xé bỏ mọi thứ và bắt đầu lại. Đó là suy nghĩ của họ", cựu chủ tịch Hạ viện John Boehner tỏ ra bức xúc trên tờ Vanity Fair.

Để phá vỡ thế bế tắc, đã có nhiều ý tưởng giải pháp được đưa ra. Nếu ông McCarthy cuối cùng vẫn không đoàn kết được các thành viên Cộng hòa, họ sẽ phải tìm kiếm một giải pháp thay thế. Theo giới quan sát, các khả năng có thể bao gồm Steve Scalise, nhân vật số 2 của Đảng Cộng hòa tại Hạ viện và dân biểu Jim Jordan.

Hoặc, nhóm các đảng viên Cộng hòa tại Hạ viện nên cùng với các thành viên Dân chủ chọn một chủ tịch để điều hành một liên minh có thể gạt những kẻ cực đoan qua một bên - ông John Kasich, cựu thống đốc Ohio, viết về ý tưởng của mình trên Twitter. Theo ông, đây có thể là cơ hội để Dân chủ bắt tay hợp tác với Cộng hòa.

Dân biểu Don Bacon của Nebraska cũng ủng hộ việc nhờ Dân chủ giúp đỡ. "Không thể để họ bắt ta làm con tin", ông Bacon nói trên Đài CNN. Tuy nhiên trong kịch bản đó, ông McCarthy, vốn rất cứng rắn với phe Dân chủ dưới thời bà Nancy Pelosi, có lẽ không phải là một ứng viên phù hợp.

"Vấn đề lớn nhất với giải pháp lưỡng đảng là ông McCarthy và các đảng viên Cộng hòa chỉ giành được đa số mong manh sau một cuộc bầu cử mà họ cố gắng tách mình ra khỏi Đảng Dân chủ. Việc tham gia với họ bây giờ sẽ rất khó xử", Đài CNN bình luận.

Nghị sĩ McCarthy và nội chiến Đảng Cộng hòa

Việc ông Kevin McCarthy thất bại trong 3 lần bỏ phiếu bầu chủ tịch Hạ viện Mỹ hôm 3-1 không chỉ đe dọa tương lai chính trị của ông, mà còn cho thấy sự chia rẽ nguy hiểm của Đảng Cộng hòa trước bầu cử tổng thống năm sau.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Putin công bố quyết định tạo vùng đệm dọc biên giới Ukraine

Tổng thống Nga Vladimir Putin gọi đây là một 'vùng đệm an ninh cần thiết' dọc biên giới với Ukraine.

Ông Putin công bố quyết định tạo vùng đệm dọc biên giới Ukraine

Rộ tin Israel chuẩn bị tấn công cơ sở hạt nhân, Iran cảnh báo 'phản ứng tàn khốc'

Iran phản ứng sau khi Đài CNN tiết lộ thông tin tình báo Israel chuẩn bị tấn công các cơ sở hạt nhân của Tehran, ngay cả khi chính quyền ông Trump đang đàm phán hạt nhân với Iran.

Rộ tin Israel chuẩn bị tấn công cơ sở hạt nhân, Iran cảnh báo 'phản ứng tàn khốc'

Tòa án Thái Lan buộc cựu thủ tướng Yingluck bồi thường 300 triệu USD

Cựu thủ tướng Yingluck bị buộc bồi thường cho các khoản lỗ của chương trình trợ giá gạo của chính phủ Thái Lan khi bà cầm quyền.

Tòa án Thái Lan buộc cựu thủ tướng Yingluck bồi thường 300 triệu USD

Hạ viện Mỹ thông qua 'siêu dự luật' 1.100 trang về giảm thuế và chi tiêu

Hạ viện Mỹ do Đảng Cộng hòa kiểm soát đã thông qua dự luật chi tiêu và cải cách thuế (tax) quy mô lớn với chỉ một phiếu chênh lệch.

Hạ viện Mỹ thông qua 'siêu dự luật' 1.100 trang về giảm thuế và chi tiêu

Máy bay đâm xuống khu dân cư gây cháy dữ dội nhiều nhà, xe

Chiếc máy bay rơi xuống một khu phố ở San Diego, Mỹ, gây ra đám cháy lớn làm hư hại ít nhất 15 ngôi nhà và nhiều ô tô.

Máy bay đâm xuống khu dân cư gây cháy dữ dội nhiều nhà, xe

Không có bằng chứng về 'diệt chủng' đối với người da trắng ở Nam Phi như ông Trump cáo buộc

Gần đây Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố có một cuộc “diệt chủng” nhằm vào nông dân da trắng ở Nam Phi và đề xuất đưa họ sang Mỹ tị nạn. Song việc kiểm chứng của Đài CNN lại cho thấy thông tin không phải như vậy.

Không có bằng chứng về 'diệt chủng' đối với người da trắng ở Nam Phi như ông Trump cáo buộc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar