02/03/2025 15:23 GMT+7

Những doanh nghiệp nắm khối tài sản triệu tỉ đồng về Bộ Tài chính 'bề thế' ra sao?

19 tập đoàn, tổng công ty thuộc Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã hoàn tất bàn giao về Bộ Tài chính, Công an. Trong đó có những 'ông lớn' nắm khối tài sản nửa triệu tỉ đồng.

Doanh nghiệp nắm khối tài sản triệu tỉ đồng về Bộ Tài chính 'bề thế' ra sao? - Ảnh 1.

Tổng tài sản 19 tập đoàn, tổng công ty vừa chuyển giao về Bộ Tài chính, Công an bằng 65% tổng tài sản của các doanh nghiệp nhà nước trên cả nước - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Khối doanh nghiệp này có tổng vốn chủ sở hữu khoảng 1,18 triệu tỉ đồng. Tổng tài sản các "ông lớn" nắm giữ khoảng 2,54 triệu tỉ đồng, bằng 65% tổng tài sản của các doanh nghiệp nhà nước trên cả nước.

Hai "ông lớn" nhà nước nắm tổng tài sản nửa triệu tỉ đồng

Quy mô lớn nhất trong nhóm doanh nghiệp chuyển về Bộ Tài chính là Tập đoàn Công nghiệp - năng lượng quốc gia Việt Nam (Petrovietnam).

Petrovietnam chưa công khai báo cáo tài chính hợp nhất 2024. Cuối 2023, tổng tài sản hợp nhất của "ông lớn" dầu khí này đã vượt hơn 1 triệu tỉ đồng, bên kia bảng cân đối nợ phải trả 479.000 tỉ đồng. Còn vốn chủ sở hữu đạt hơn 532.000 tỉ đồng, cách đây một năm.

Về tình hình kinh doanh, bất chấp kinh tế chung còn khó khăn, Petrovietnam vẫn có 3 năm liên tiếp lập kỷ lục mới về tổng doanh thu.

Như 2024, tổng doanh thu của "ông lớn" dầu khí vượt mốc 1 triệu tỉ đồng, tăng trưởng 36% so với thời kỳ trước COVID-19. Lợi nhuận hợp nhất tập đoàn cũng cao nhất từ trước đến nay khi trên 2,3 tỉ USD/năm.

Dữ liệu: BCTC

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cũng nằm nhóm có quy mô "khủng" nhất khối DNNN. Báo cáo tài chính ghi nhận cuối 2023, EVN có tổng tài sản 648.983 tỉ đồng, bên kia bảng cân đối nợ phải trả đạt 452.849 tỉ đồng.

Sau thời gian thua lỗ, vốn chủ sở hữu của EVN giảm từ 225.396 tỉ đồng năm 2022 về 196.133 tỉ đồng cuối năm 2023.

Chưa đến thời điểm EVN công bố báo cáo tài chính năm 2024, song một báo cáo từ Ủy ban quản lý vốn cho biết doanh thu EVN ước đạt 575.000 tỉ đồng, tăng 13,7% so với năm trước.

Đề cập bức tranh tài chính 6 tháng đầu năm 2024, lãnh đạo EVN từng tiết lộ con số âm tài chính khoảng 13.000 tỉ đồng, giảm so với mức cùng kỳ (âm 15.000 - 16.000 tỉ đồng). "Cuối năm 2024 lợi nhuận sẽ dương, rút giảm số lỗ xuống, nhưng vẫn sẽ lỗ", lãnh đạo EVN từng thông tin tại cuộc họp giữa năm ngoái.

Hầu hết đều lãi

Tổng doanh thu hợp nhất của 19 tập đoàn, tổng công ty năm 2024 ước đạt hơn 2 triệu tỉ đồng, bằng 120% kế hoạch năm và 10% so với cùng kỳ, theo một báo cáo của Ủy ban quản lý vốn.

Còn lợi nhuận trước thuế hợp nhất ước đạt 111.692 tỉ đồng, bằng 158% kế hoạch năm và bằng 156% so với cùng kỳ.

Ngoại trừ EVN, hầu hết các doanh nghiệp đều ghi nhận lợi nhuận dương. Như Vietnam Airlines, sau 3 năm lỗ liên tiếp hậu COVID-19, đã lãi lớn trở lại trong năm 2025 với lợi nhuận hợp nhất đạt 7.267 tỉ đồng. Đây là mức lãi cao kỷ lục từ trước đến nay của hãng hàng không quốc gia.

Tuy nhiên, hệ quả từ mấy năm để lại khiến Vietnam Airlines vẫn âm vốn chủ sở hữu hơn 10.000 tỉ đồng cuối năm 2024.

Dữ liệu: BCTC

Còn tại VNPT, thông tin từ tập đoàn này cho thấy tổng doanh thu đạt 58.540 tỉ đồng. Trong đó, doanh thu công ty mẹ VNPT đạt 41.995 tỉ đồng, đạt 100,1% kế hoạch, tăng 7% so với cùng kỳ 2023.

Lợi nhuận trước thuế hợp nhất năm 2024 VNPT đạt 6.086 tỉ đồng, trong đó lợi nhuận trước thuế công ty mẹ đạt 4.565 tỉ đồng, đạt 103,3% kế hoạch, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2023.

Tại Tập đoàn Hóa chất Việt Nam - Vinachem, doanh thu cộng hợp ước đạt 57.909 tỉ đồng, tăng 3% so với kế hoạch, tăng 1% so với thực hiện năm 2023.

Trong đó, doanh thu công ty mẹ Vinachem ước đạt 1.450 tỉ đồng. Còn lợi nhuận cộng hợp toàn tập đoàn ước đạt 2.872 tỉ đồng, công ty mẹ đóng góp 600 tỉ đồng.

Ngoài ra, một số đơn vị có lãi nhưng còn thấp và có xu hướng sụt giảm như Tổng công ty Lương thực miền Nam...

Trong danh mục 18 tập đoàn, tổng công ty chuyển về Bộ Tài chính, có nhiều doanh nghiệp đang niêm yết trên sàn chứng khoán như: Petrolimex (mã PLX), Vietnam Airlines (HVN), Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (GVR), Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam (VIF), Tổng công ty Lương thực miền Nam (VSF), Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (MVN).

Bộ Tài chính cũng sẽ liên quan gián tiếp nhiều cổ phiếu thông qua Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) - đơn vị nắm vốn của Vinamilk, FPT…

Bộ Tài chính tiếp nhận toàn bộ 18 tập đoàn, tổng công ty, phó thủ tướng đưa loạt chỉ đạo

Sau khi chuyển giao, sắp xếp bộ máy, Bộ Tài chính phải có các giải pháp quản lý hợp lý để các tập đoàn, tổng công ty phát huy mạnh mẽ, huy động và sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Quảng Nam yêu cầu kiểm tra giá nước sạch tăng, cao hơn Đà Nẵng

Liên quan việc Công ty cổ phần Cấp thoát nước Quảng Nam áp dụng đơn giá nước sạch mới trong tháng 5, giá nước tăng, tỉnh Quảng Nam yêu cầu kiểm tra.

Quảng Nam yêu cầu kiểm tra giá nước sạch tăng, cao hơn Đà Nẵng

Đề xuất giữ lại 2 Công ty Xổ số kiến thiết Cà Mau và Bạc Liêu sau khi hợp nhất hai tỉnh

Trong cuộc họp giữa hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu bàn về các phương án sau khi hợp nhất, một số đại biểu đề xuất giữ nguyên trạng 7 công ty nhà nước của 2 tỉnh, trong đó có Công ty Xổ số kiến thiết Cà Mau và Bạc Liêu.

Đề xuất giữ lại 2 Công ty Xổ số kiến thiết Cà Mau và Bạc Liêu sau khi hợp nhất hai tỉnh

Gỡ vướng cho các dự án năng lượng tái tạo ở Ninh Thuận

Nhiều dự án năng lượng tái tạo ở Ninh Thuận chậm tiến độ do vướng mắc về khung giá điện, đặc biệt với các dự án điện gió và thủy điện tích năng.

Gỡ vướng cho các dự án năng lượng tái tạo ở Ninh Thuận

LotusBiz: Giải pháp mới của Vietnam Airlines cho khách hàng doanh nghiệp

Với thông điệp 'Thêm giá trị cho mỗi chuyến công tác', ngày 22-5 Vietnam Airlines chính thức ra mắt chương trình LotusBiz, dành riêng cho tổ chức và doanh nghiệp.

LotusBiz: Giải pháp mới của Vietnam Airlines cho khách hàng doanh nghiệp

Chống buôn lậu, hàng giả 22-5: Đề xuất cấm 'quảng cáo lố' đối với mỹ phẩm

Đà Nẵng thu gần 2.000 sản phẩm không rõ xuất xứ gắn nhãn hiệu nổi tiếng ở các phố du lịch; Bộ Y tế đề xuất cấm sử dụng ngôn từ quảng cáo lố trong quảng cáo mỹ phẩm; Bắt nhiều vụ vận chuyển thực phẩm không rõ nguồn gốc...

Chống buôn lậu, hàng giả 22-5: Đề xuất cấm 'quảng cáo lố' đối với mỹ phẩm

Ngân 98 khẳng định không liên quan Công ty ZUBU, tố bị đem hàng trôi nổi đi kiểm nghiệm để vu khống

Với nghi ngờ bị nhiều cá nhân hợp lực để hãm hại, Ngân 98 đã gửi đơn tố giác đến cơ quan chức năng, đồng thời giải thích về mối liên hệ với Công ty TNHH TMDV ZUBU.

Ngân 98 khẳng định không liên quan Công ty ZUBU, tố bị đem hàng trôi nổi đi kiểm nghiệm để vu khống
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar