13/02/2018 14:03 GMT+7

Những điều nhà trường thường 'quên' dạy trò

D. KIM THOA
D. KIM THOA

TTO - Kiểm soát cơn giận, biết đủ và tự chấp nhận... là những điều chúng ta ai cũng cần nhưng ít khi được dạy từ ghế nhà trường.

Những điều nhà trường thường quên dạy trò - Ảnh 1.

Ảnh: MEDIUM

Trong một bài viết đăng tải trên trang tin Medium, tác giả Srinivas Rao (người sáng lập trang web Unmistakablecreative) sau hành trình 10 năm làm việc, đọc hàng trăm cuốn sách và phỏng vấn hơn 700 người, đã nhận ra có những kỹ năng sống lẽ ra chúng ta cần được dạy trong nhà trường, nhưng rốt cuộc thì không.

Theo ông Chase Jarvis, giám đốc điều hành của nền tảng giáo dục online CreativeLive, chúng ta đang tiến tới một giai đoạn mà những đứa trẻ đang lớn lên hôm nay có thể có cùng lúc tới 5 công việc khác nhau. Thế nhưng mô hình giáo dục hiện thời để chuẩn bị cho chúng trước tương lai đó lại không hề tồn tại. 

Dưới đây là những điều lẽ ra nhà trường phải dạy cho học trò, nhưng rốt cuộc họ đã không làm:

Kiểm soát tâm lý bản thân

Khi bạn đụng tới lớp đá ở dưới tận cùng, nơi duy nhất để đi chính là leo lên. Srinivas Rao

Srinivas Rao

Kiểm soát tâm lý là điều cực kỳ quan trọng, giúp mỗi người vượt qua những thách thức trên đường đời. Thế nhưng nó lại chưa từng được dạy trong trường. 

Thay vào đó người ta đánh giá học sinh bằng điểm số, xếp hạng và áp lực phải thi đỗ vào một trường danh giá.

Tệ hơn nữa khi quan điểm này tiếp tục ngấm sâu vào tư duy sau này khi những học trò ngày ấy trở thành người lớn, họ lại chạy theo các giá trị bản thân được đánh giá qua những công việc danh giá, lương cao và những người vợ/chồng tiềm tàng các giá trị ấy.

Nhà trường hầu như không bao giờ dành thời gian để dạy học trò về cách tự quản lý các mối quan hệ của chính họ, mặc dù đó là những mối quan hệ thiết yếu nhất.

Thế nên bất kể bạn đang nỗ lực làm gì, đang khởi nghiệp, đang có một tình yêu lãng mạn hay đang hoàn thành một dự án sáng tạo, nhất định bạn phải học cách để quản trị tâm lý của bản thân.

Những điều nhà trường thường quên dạy trò - Ảnh 3.

Ảnh: MEDIUM

Tự chấp nhận và an nhiên

Tự chấp nhận có nghĩa là bạn đủ dũng cảm để thể hiện bản thân mình với cả những khiếm khuyết, yếu ớt, dễ tổn thương, không che đậy những gì có thể bị người khác cho là kỳ quái, không giống số đông

Việc người khác không chấp nhận bạn không quan trọng, vì sự đánh giá của họ không phải là nhân tố quyết định tới việc bạn nghĩ gì về mình. Bạn có thể tự mình phán xét về những quan điểm thực sự có ý nghĩa của người khác.

Tuy nhiên điều này cũng không được dạy ở trường và kết quả là rất nhiều đứa trẻ cảm thấy mình không được bạn bè yêu mến, lạc lõng và sinh ra chán nản.

Có những ranh giới nghiêm khắc

Vì lo ngại làm mích lòng người khác, nhiều người chúng ta thường có xu hướng nới lỏng những ranh giới nguyên tắc của bản thân.

Họ chấp nhận những hành xử mà bản thân không hài lòng, cho phép người khác lấn lướt và rốt cuộc là uất ức, cáu giận với họ. Cách hành xử cố gắng nhẫn nhịn này trên thực tế còn là biểu hiện nhiều hơn của sự thiếu tự tôn, là cách ta tự hạ thấp giá trị bản thân.

Khi thiết lập những ranh giới nghiêm khắc, có thể ta sẽ khiến ai đó không vui, song chắc chắn sẽ giảm bớt khả năng ta tự đẩy mình vào những tình huống uất ức và tự đầu độc tâm trạng. Những ranh giới mạnh mẽ sẽ củng cố thêm giá trị bản thân chúng ta.

Những điều nhà trường thường quên dạy trò - Ảnh 4.

Ảnh: MEDIUM

Biết đủ

Như một thứ văn hóa bản năng, chúng ta luôn bị ám ảnh với ý nghĩ có một thứ gì đó còn thiếu hụt trong cuộc sống của mình. Và rằng nếu ta có thể lấp đầy khoảng trống giữa kỳ vọng và hiện thực, ta sẽ thấy "ok".

Nhưng rồi sau một quá trình liên miên, ta chỉ phát hiện ra sự thật: không có gì và cũng không ai có thể khỏa lấp được khoảng trống vô hình của cuộc sống và trái tim mà ta luôn nghĩ tới đó. Nói cách khác, chúng ta luôn cảm thấy mình thiếu hụt ở một phương diện nào đó.

Bền chí

Sẽ có rất nhiều thời điểm khó khăn trong đời bạn phải đối mặt: thi trượt, mất người thân, mất việc hay thất tình… Những lúc như thế này bạn thường có xu hướng chỉ trích bản thân gay gắt, ước gì mình đã hành xử khác đi ở một việc nào đó trong quá khứ.

Mọi khó khăn và nghịch cảnh sẽ trở thành điều bình thường nếu bạn có thể vượt qua và vẫn có thể sống trọn vẹn cuộc sống của mình. 

Hãy học hỏi từ những thất bại. Trở ngại chỉ là một trong những bài kiểm tra quan trọng nhất với sự tự nhận thức giá trị của chúng ta. Và đúng như ai đó đã nói: "Những gì không giết chết ta thì chỉ làm cho ta mạnh mẽ hơn mà thôi".

D. KIM THOA

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ăn bánh trộn phẩm màu ở trường, hơn 200 trẻ mẫu giáo Trung Quốc nhiễm độc chì

Camera an ninh cho thấy nhân viên nhà bếp đã thêm phẩm màu vào bột mì làm bánh cho trẻ tại trường mẫu giáo. Phẩm màu này có chứa chì và được dán nhãn không được ăn.

Ăn bánh trộn phẩm màu ở trường, hơn 200 trẻ mẫu giáo Trung Quốc nhiễm độc chì

TP.HCM hợp tác Intel đào tạo nhân lực AI

TP.HCM và Tập đoàn Intel phối hợp triển khai chương trình đào tạo nhân lực trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), trong đó tập trung vào cán bộ, công chức, những người đã và sắp đi làm của TP.

TP.HCM hợp tác Intel đào tạo nhân lực AI

Đào tạo tại báo Tuổi Trẻ: 'Mỗi buổi học là một lần thực chiến'

Sinh viên khoa marketing và truyền thông, Trường đại học Hoa Sen vừa hoàn thành môn học 'kỹ năng tạo lập văn bản truyền thông' tại Tuổi Trẻ.

Đào tạo tại báo Tuổi Trẻ: 'Mỗi buổi học là một lần thực chiến'

Nam sinh cấp THPT duy nhất đoạt giải nhất tin học văn phòng thế giới cấp quốc gia

Trong 6 giải nhất quốc gia cuộc thi vô địch tin học văn phòng, Nguyễn Thái Sơn là học sinh cấp 3 duy nhất.

Nam sinh cấp THPT duy nhất đoạt giải nhất tin học văn phòng thế giới cấp quốc gia

Hà Tiểu Linh và hành trình chinh phục 10 trường đại học Hoa Kỳ

Nhờ nỗ lực không ngừng và khả năng ngoại ngữ vượt trội, Hà Tiểu Linh, lớp 12/11 Trường Quốc tế Á Châu (Asian School), đạt học bổng của 10 trường đại học tại Hoa Kỳ.

Hà Tiểu Linh và hành trình chinh phục 10 trường đại học Hoa Kỳ

Dự bị đại học: Bắt đầu hành trình đại học từ lớp 11

Trong hệ thống giáo dục quốc tế, chương trình 'Dự bị Đại học' (Foundation Studies) là lựa chọn quen thuộc để học sinh rút ngắn thời gian trước khi vào đại học.

Dự bị đại học: Bắt đầu hành trình đại học từ lớp 11
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar