09/09/2019 17:40 GMT+7

Những ‘dị vật kỳ cục’ mắc kẹt trong cơ thể người

MINH HẢI (TỔNG HỢP)
MINH HẢI (TỔNG HỢP)

TTO - Nếu bạn nghĩ dị vật chỉ là kéo, bông thấm máu, chỉ khâu bị bỏ quên trong ca phẫu thuật thì đã lầm. Không ít bác sĩ phải ‘mắt chữ A, mồm chữ O’ khi lôi ra khỏi người bệnh nhân những thứ chẳng ai hiểu vì sao nó vào trong được.

Những ‘dị vật kỳ cục’ mắc kẹt trong cơ thể người - Ảnh 1.

Hình ảnh X-quang của một bệnh nhân nam 65 tuổi cho thấy trực tràng bị thủng. Dị vật là chiếc lăn khử mùi được đưa vào trong lúc thủ dâm.

Những bức ảnh X-quang dưới đây được chia sẻ trên Radiopaedia, một trang được ví von là "Wikipedia của khoa X-quang". Tại đây, rất nhiều bác sĩ từ khắp thế giới chia sẻ thông tin, hình ảnh chụp X-quang và thảo luận về các ca bệnh của họ.

Đáng chú ý trong số ấy là những chia sẻ về "dị vật trong cơ thể người". Có cả một danh mục những món đồ khiến mọi người bất ngờ. Sự chia sẻ của bệnh nhân về cách mà món đồ đó nằm trong người cũng gây sửng sốt không kém.

Những ‘dị vật kỳ cục’ mắc kẹt trong cơ thể người - Ảnh 2.

Từ trái qua phải là ảnh x-quang của một chai xịt thơm, đồ chơi tình dục, một bình đựng cà phê.

Những ‘dị vật kỳ cục’ mắc kẹt trong cơ thể người - Ảnh 3.

Một quả cam, một chiếc chày giã tỏi và...nắm đấm cao su.

Tiến sĩ, bác sĩ X-quang người Úc Frank Gaillard, người thành lập trang chia sẻ này, cho biết trong quá trình chụp và phẫu thuật lấy dị vật, ông và đồng nghiệp nghe khá nhiều lý do giải thích. Từ chuyện dễ hiểu như "tôi ‘tự sướng’ và nó bị mắc kẹt bên trong" đến lý do khó tin như "Tôi đang khỏa thân để hút bụi/hoặc treo rèm cửa, sau đó bị ngã lên nó"!

Nhiều bác sĩ chia sẻ trong đời mình từng phẫu thuật lấy ra nhiều dị vật lạ như chai dầu gội, dưa chuột, một chiếc dù nhỏ, một nhánh cây, bóng đèn, tampon, thậm chí là đoạn tay cầm của ly champagne.

Dù lý do vì sao những món đồ này xuất hiện bên trong cơ thể thì tất cả đều là những ca bệnh nguy hiểm.

Giáo sư Neil Mortensen, Đại học Phẫu thuật Hoàng gia Anh, chia sẻ trên trang web rằng việc loại bỏ các vật thể lạ ra khỏi cơ thể là chuyện không hiếm ở hầu hết bệnh viện trên thế giới. Dị vật có thể đến từ việc vô ý nuốt phải hoặc chủ ý đưa vào. Tuy lý do nhạy cảm có thể khiến người bệnh xấu hổ, nhưng sẽ có những hậu quả nghiêm trọng nếu mọi người không tìm kiếm sự giúp đỡ y tế.

Ngoài việc bị nhiễm trùng, một dị vật trong đường trực tràng hoặc âm đạo có thể dẫn đến tác hại nghiêm trọng đe dọa đến tính mạng vì thủng ruột hoặc thủng cùng đồ.

MINH HẢI (TỔNG HỢP)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ngủ trưa bao lâu sẽ tốt cho sức khỏe?

Một nghiên cứu cho thấy ngủ trưa không đúng cách có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Ngủ trưa bao lâu sẽ tốt cho sức khỏe?

Từ 1-7: Đi khám chữa bệnh theo yêu cầu vẫn được hưởng bảo hiểm y tế

Từ ngày 1-7, người dân đi khám chữa bệnh theo yêu cầu vẫn được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán phần chi phí thuộc phạm vi quyền lợi được hưởng.

Từ 1-7: Đi khám chữa bệnh theo yêu cầu vẫn được hưởng bảo hiểm y tế

Việt Nam sắp kiểm soát thực phẩm chức năng như châu Âu

Bộ Y tế vừa ban hành dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung nghị định số 15, nhằm khắc phục những lỗ hổng quản lý về an toàn thực phẩm. Theo đó, Bộ Y tế đề xuất siết chặt từ quản lý hồ sơ công bố các sản phẩm, tương tự một số nước châu Âu.

Việt Nam sắp kiểm soát thực phẩm chức năng như châu Âu

Đột phá điều trị tiểu đường không cần tiêm insulin

10 trong số 12 người từng hoàn toàn phụ thuộc insulin đã không còn phải tiêm thuốc sau một năm. Hai người còn lại giảm được nhu cầu insulin tới 70%.

Đột phá điều trị tiểu đường không cần tiêm insulin

Sau sáp nhập, mức sinh của 34 tỉnh, thành phố thế nào?

Theo tính toán của Cục Thống kê, Bộ Tài chính về số liệu liên quan đến mức sinh (tổng tỉ suất sinh) của 34 tỉnh/thành phố sau sắp xếp năm 2024 có sự thay đổi ở một số tỉnh mới sáp nhập.

Sau sáp nhập, mức sinh của 34 tỉnh, thành phố thế nào?

Bỏ quy định đơn thuốc có giá trị tối đa 5 ngày, người bệnh có thể lấy thuốc trong thời gian nào?

Từ ngày 1-7, Bộ Y tế chính thức bỏ quy định đơn thuốc chỉ có hiệu lực mua trong vòng 5 ngày kể từ ngày kê đơn.

Bỏ quy định đơn thuốc có giá trị tối đa 5 ngày, người bệnh có thể lấy thuốc trong thời gian nào?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar