21/04/2025 06:27 GMT+7

Những câu chuyện thú vị về địa giới hành chính Đà Nẵng

Đà Nẵng từng có thời kỳ thuộc địa giới hành chính huyện Hòa Vang, ngang cấp huyện Hòa Vang rồi bao gồm cả Hòa Vang. Đà Nẵng cũng từng thuộc tỉnh Quảng Nam, ngang cấp hành chính tỉnh Quảng Nam, nay tên gọi lại bao gồm cả Quảng Nam.

Những câu chuyện thú vị về địa giới hành chính Đà Nẵng - Ảnh 1.

Ngũ Hành Sơn (còn gọi là núi Non Nước) - một biểu tượng của người dân xứ Quảng - Ảnh: Cuộc thi ảnh quận Ngũ Hành Sơn

Thành phố Đà Nẵng được lập khi nào?

Trường hợp thay đổi địa giới hành chính của Đà Nẵng chứa nhiều câu chuyện lịch sử thú vị. Qua bao biến thiên của lịch sử, tên gọi Đà Nẵng từ chỗ là vùng rất nhỏ, sắp tới là vùng địa giới hành chính rất rộng lớn, trở thành thành phố rộng lớn nhất nước ta khi vùng rộng lớn xứ Quảng sáp nhập vào.

Về tên gọi Đà Nẵng (địa danh), theo nhiều nhà khảo cứu lịch sử, đã đưa ra rất nhiều giả thuyết. Nhiều nhà biên khảo nghiêng về giả thuyết rằng cái tên Đà Nẵng bắt nguồn từ tiếng Chàm mà ra bởi Đà Nẵng xưa là vùng đất rộng lớn của vương quốc Chămpa.

Các nhà nghiên cứu đồng ý giả thuyết nguyên tiếng Chàm "Hang Danak" là bờ biển buôn bán. Còn "Danak" hay "Darak" có nghĩa là sông lớn, tức sông Hàn, mà sông lớn thì thuận tiện cho việc đi lại bằng đường thủy, buôn bán xét theo bối cảnh lịch sử thời bấy giờ.

Dựa vào nhiều nguồn khảo cứu lịch sử, ông Võ Văn Dật, tác giả cuốn sách Lịch sử Đà Nẵng (1306-1950), một trong những công trình nghiên cứu lịch sử đầu tiên về Đà Nẵng, cho rằng có thể ước đoán địa danh Đà Nẵng đã xuất hiện trước năm 1470 (là năm Lê Thánh Tông đi đánh Chiêm Thành). 

Thậm chí nếu lạc quan hơn một chút, có thể nói rằng danh xưng Đà Nẵng đã có từ nửa trước thế kỷ XV.

Những câu chuyện thú vị về địa giới hành chính Đà Nẵng - Ảnh 3.

Phố cổ Hội An, 1 trong 2 di sản văn hóa thế giới của Quảng Nam - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

Với vị trí địa lý là địa điểm giao tiếp với Tây phương của xứ Đàng Trong vào các thế kỷ XVI, XVII và XVIII, Đà Nẵng qua các thời kỳ mang nhiều danh xưng trên bản đồ như: Đà Nẵng, Hàn, Tourane…

Thời bấy giờ, Đà Nẵng không được xem là có một vùng lãnh thổ hành chính, mà chủ yếu để định danh vùng biển Đà Nẵng, ít có liên hệ với đời sống cư dân xung quanh.

Về phương diện địa danh hành chính, trong nhiều thế kỷ liền thị cảng Đà Nẵng trực thuộc huyện Hòa Vang và là đứa con của xứ Quảng Nam rộng lớn và trù phú.

Mãi cho đến năm 1888, địa giới hành chính thành phố Đà Nẵng mới chính thức hình thành khi vua Đồng Khánh ký một đạo dụ gồm ba khoản, nhượng đứt chủ quyền Đà Nẵng cho Pháp. Thành phố Đà Nẵng được lập do việc tách một số xã thôn của tỉnh Quảng Nam gồm các làng Thạch Thang, Hải Châu, Phước Ninh, Thạc Gián…

Như vậy, địa giới hành chính, lãnh thổ đầu tiên của Đà Nẵng ngày nay được thành lập. Giai đoạn này cho đến khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Đà Nẵng được gọi với tên Tourane.

Đà Nẵng - Ảnh 3.

Một góc Đà Nẵng nhìn ra vịnh Đà Nẵng - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

Bao lần tách nhập với Quảng Nam, nay lại bao gồm Quảng Nam

Điều thú vị của lịch sử Đà Nẵng với vùng đất xứ Quảng rộng lớn là có tới hai thời kỳ Đà Nẵng là đơn vị hành chính trực thuộc, sau đó lại ngang cấp.

Đà Nẵng và Quảng Nam nhiều lần tách nhập. Dưới thời chế độ miền Nam, Đà Nẵng có khi là thành phố trực thuộc tỉnh, có khi được ấn định là thành phố trực thuộc trung ương ngang với cấp tỉnh.

Sau năm 1975, thống nhất đất nước thì Đà Nẵng là thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng và là đơn vị hành chính ngang cấp với huyện Hòa Vang.

Đến năm 1997, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng tách thành tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng trực thuộc trung ương. Về địa giới hành chính, thành phố Đà Nẵng mới bao gồm thành phố Đà Nẵng trước đây, huyện Hòa Vang và huyện đảo Hoàng Sa.

Đến nay sau 28 năm, theo nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII thì dự kiến sắp tới tên gọi thành phố Đà Nẵng sẽ là tên gọi địa giới hành chính chung sau khi sắp xếp.

Như vậy từ đây tên gọi Đà Nẵng sẽ được sử dụng cho vùng địa giới hành chính cho cả vùng xứ Quảng rộng lớn.

Đà Nẵng sắp xếp thành 18 đơn vị hành chính cấp xã và 1 đặc khu Hoàng Sa

Thành ủy Đà Nẵng vừa có nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Đà Nẵng dự kiến sắp xếp thành 18 đơn vị hành chính cấp xã và một đặc khu Hoàng Sa.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cà Mau: Tranh chấp lối đi, đem cây rào đường

Người dân xã Tân Tiến, tỉnh Cà Mau đã đem cây rào đường do tranh chấp lối đi chung. Việc này làm nhiều người dân bị ảnh hưởng do có đường lộ ô tô nhưng vẫn không đi được.

Cà Mau: Tranh chấp lối đi, đem cây rào đường

Vụ chặt bán xà cừ tại phường Cheo Reo: Phát hiện thêm 10 cây bị chặt hạ

Liên quan vụ chặt bán nhiều cây xà cừ tại phường Cheo Reo, thị xã Ayun Pa (cũ), tỉnh Gia Lai, cơ quan chức năng vừa phát hiện thêm 10 cây xà cừ bị cưa hạ tại vị trí khác thuộc phường này.

Vụ chặt bán xà cừ tại phường Cheo Reo: Phát hiện thêm 10 cây bị chặt hạ

Vụ ô tô lao thẳng vào nhà, chủ xe bị tố lật lọng sau thỏa thuận đền bù

Chiếc xe ô tô màu trắng lao thẳng từ một khách sạn ở quốc lộ 9 vào nhà ông Tuyến, tông sập cổng, hư 2 xe máy và nhiều tài sản. Tài xế đền bù một số tài sản ban đầu, xin tiếp tục đền bù vào hôm sau nhưng đến nay "không liên lạc được".

Vụ ô tô lao thẳng vào nhà, chủ xe bị tố lật lọng sau thỏa thuận đền bù

Cư dân nhà ở xã hội Tân Đông Hiệp đã có điện chỉ 1 ngày sau phản ánh của Tuổi Trẻ Online

Mặc dù dự kiến ký hợp đồng trước, sau đó mới lắp đồng hồ điện cho hàng trăm khách hàng tại chung cư nhà ở xã hội Tân Đông Hiệp, nhưng cư dân bất ngờ khi Điện lực TP.HCM triển khai lắp đồng hồ ngay trong ngày 15-7.

Cư dân nhà ở xã hội Tân Đông Hiệp đã có điện chỉ 1 ngày sau phản ánh của Tuổi Trẻ Online

Công an điều tra vụ tiểu thương tố bị hành hung tại chợ ở Lâm Đồng

UBND xã Di Linh (tỉnh Lâm Đồng) đã chuyển hồ sơ cho công an thụ lý vụ tiểu thương tố bị hành hung ngay bên trong chợ Di Linh.

Công an điều tra vụ tiểu thương tố bị hành hung tại chợ ở Lâm Đồng

Dự án Hàm Tân không ảnh hưởng đất của dân, đảm bảo an toàn

Công ty Điện lực Lâm Đồng khẳng định công trình đường dây trung thế 22kV tại huyện Hàm Tân được triển khai đúng quy định, không gây ảnh hưởng đến đất của người dân và đảm bảo an toàn.

Dự án Hàm Tân không ảnh hưởng đất của dân, đảm bảo an toàn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar