06/07/2016 09:10 GMT+7

Những bức tranh nhen niềm hi vọng

PHẠM KIM SƠN
PHẠM KIM SƠN

TTO - Sinh năm 2007, khi chưa tròn 1 tuổi, bé Nguyễn Quang Khang, con trai của anh Nguyễn Ngọc Hòa và chị Lê Thị Trò (thôn Tráng Long, xã Nhơn Lộc, thị xã An Nhơn, Bình Định) phải nhập viện để điều trị bệnh teo cơ tủy bẩm sinh.

Vẽ là năng khiếu bẩm sinh của Khang. Mỗi khi em muốn vẽ, trong em đã có sẵn một câu chuyện để em có thể chuyển tải lên giấy

Từ đó đến nay, Khang chưa một lần được trở về nhà.

Tám năm qua, Khang lớn lên trên giường bệnh và hằng ngày phải chống chọi những biến chứng của căn bệnh quái ác. Mẹ Khang đã gác bỏ công việc gia đình, vào ở hẳn trong bệnh viện để chăm sóc con.

5 tuổi, Khang bắt đầu thích vẽ. Từ những nét vẽ nguệch ngoạc ban đầu đến một bức tranh hoàn chỉnh là cả một quá trình dài Khang phải chiến đấu với bệnh tật.

Hai năm trở lại đây, Khang đã vẽ hàng trăm bức tranh. Mỗi bức tranh là một câu chuyện theo cách Khang cảm nhận về cuộc sống qua lời kể của mẹ và những bộ phim hoạt hình Khang được xem qua điện thoại di động.

Vẽ tranh với Khang là niềm khao khát được sống một cuộc sống bên ngoài bốn bức tường phòng bệnh. Ngày nối ngày trên giường bệnh, Khang vẫn miệt mài vẽ. Những bức tranh không nguôi niềm hi vọng. Cho cả mẹ và con!

Tám năm ròng nuôi con ở bệnh viện, chuyện ăn uống của mẹ Khang phần lớn nhờ vào tấm lòng thiện nguyện của các nhà hảo tâm. Chị được xem như “người nhà” của bếp ăn tình thương của bệnh viện
Hai mẹ con đang chơi một trò chơi với những nhân vật tưởng tượng. Đây cũng là cách mẹ giúp Khang tập luyện ngón tay cầm bút
Đoàn bác sĩ và sinh viên ngành y Thụy Điển trong một lần ghé thăm bệnh viện đã xúc động khi xem tranh của Khang và trực tiếp chứng kiến Khang vẽ
PHẠM KIM SƠN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Vượt “cầu khỉ” đến trường

TTO - Học sinh tại khối bản Cành Toong, học ở Trường tiểu học Yên Tĩnh 1, xã Yên Tĩnh (Tương Dương, Nghệ An) ngày ngày phải qua cây cầu làm bằng tre nứa tạm bợ, bên dưới là khe Hạ sâu, nước chảy xiết, để đến trường.

Vượt “cầu khỉ” đến trường

Tấm ảnh cưới bất ngờ

TTO - Đoàn du khách người Nhật và đôi bạn trẻ đến từ thủ đô Hà Nội, họ tình cờ gặp nhau trên đường Trần Phú, trong khu phố cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam.

Tấm ảnh cưới bất ngờ

Nhịp đời qua ống kính: “Ngựa gỗ” của trẻ vùng cao

TTO - Sau cơn mưa núi, con đường đất trở nên lầy lội nhưng những đứa trẻ Cơ Tu ở làng K’noonh (thuộc xã biên giới A Xan, huyện Tây Giang, Quảng Nam) vẫn cùng nhau nô đùa trên lưng “ngựa gỗ”.

Nhịp đời qua ống kính: “Ngựa gỗ” của trẻ vùng cao

Đắp lá thuốc

TTO - Bên vách nhà gỗ đơn sơ, người phụ nữ Mông ở bản Tả Phìn, thị trấn Sa Pa (Lào Cai) đang ngồi vắt lá thuốc để chườm tay cho con trai.

Đắp lá thuốc

Nhịp đời qua ống kính: Trải nghiệm thuyền thúng

TTO - Nữ du khách người Anh mặc áo phao bị té ngã dưới nước trong lúc trải nghiệm cách điều khiển thuyền thúng không dùng dụng cụ.

Nhịp đời qua ống kính: Trải nghiệm thuyền thúng

Nỗ lực tìm con chữ

TTO - Bị dị tật đôi tay bởi di chứng chất độc da cam (dioxin), bạn Nguyễn Văn Sớm (đang học lớp 12, ở xã Mỹ Hiệp Sơn, huyện Hòn Đất, Kiên Giang) vẫn nỗ lực vượt lên chính mình để tìm con chữ.

Nỗ lực tìm con chữ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar