08/09/2024 06:04 GMT+7

Những bức điện lịch sử của năm tháng hào hùng

Bên lề chương trình Vinh quang thầm lặng, các chiến sĩ cơ yếu kể với Tuổi Trẻ về những bức điện lịch sử của những năm tháng hào hùng, bi tráng không thể nào quên.

Những bức điện lịch sử - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Văn Khôi (áo trắng) cùng đồng nghiệp (năm 2005)

Chương trình Vinh quang thầm lặng diễn ra tối 7-9 tại Hà Nội. 

Tại họp báo hôm 29-8, thiếu tướng Nguyễn Hữu Hùng, phó trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ, cho hay do tính chất đặc thù của ngành cơ yếu nên tới nay mới có một chương trình nghệ thuật về ngành được tổ chức rộng rãi. 

Vì lẽ đó không nhiều cơ hội để nghe những người trong cuộc, "những chiến sĩ vô danh" (theo lời đại tướng Nguyễn Chí Thanh) kể chuyện.

Đời chiến sĩ cơ yếu, bấy nhiêu chiến dịch là bấy nhiêu thâu đêm suốt sáng. Ăn cũng phải ăn thần tốc, ngủ cũng phải thần tốc (như tinh thần bức điện ngày 7-4-1975). Quần áo ngâm có khi 3-4 ngày không kịp giặt. Mấy chị em cơ yếu vẫn đùa "thôi để muối dưa".
Bà ĐẶNG THỊ MUÔN

Bức điện lịch sử

Thời kháng chiến đã có hàng triệu bức điện, chỉ thị, mệnh lệnh mang nội dung chỉ đạo của lãnh đạo Nhà nước và lực lượng vũ trang được các chiến sĩ cơ yếu mã hóa, dịch mã và truyền đưa một cách bí mật, kịp thời, góp phần mang đến những thắng lợi giòn giã khắp chiến trường.

Ông Nguyễn Văn Khôi - nguyên cán bộ Cục Cơ yếu, Bộ Tổng tham mưu - còn nhớ bức điện mật đặc biệt quan trọng, đã đi vào lịch sử dân tộc. 

Đó là bức điện khẩn ký tên "Văn" (Đại tướng Võ Nguyên Giáp) ngày 7-4-1975: 

"Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa, tranh thủ từng phút, từng giờ, xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng. Truyền đạt tức khắc đến đảng viên, chiến sĩ".

Theo ông Khôi, nội dung bức điện cho thấy quyết tâm sắt đá của Đảng và Nhà nước, phải đánh nhanh, thắng nhanh để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Bà Vũ Thị Trọng - một trong hai đồng nghiệp dịch bức điện cùng ông Khôi khi đó - cho rằng bức điện vừa là mệnh lệnh vừa là lời hịch cổ vũ tinh thần toàn quân vào thời điểm vô cùng quan trọng.

Ba người giải mã bức điện trong 7 phút rồi truyền đạt đến các đơn vị chiến đấu, trở thành khoảnh khắc lịch sử, không thể nào quên với họ. Nói với Tuổi Trẻ, bà Trọng không giấu nổi tự hào và vinh dự về công việc khi đó.

Những bức điện lịch sử - Ảnh 2.

Từ trái qua: bà Muôn, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, ông Khôi, bà Trọng - Ảnh: ĐẶNG THỊ MUÔN cung cấp

Cuộc đời cơ yếu "mắt toét mà… sang"!

Bà Đặng Thị Muôn, nguyên cán bộ Cục Cơ yếu, từng tham gia giải mã nhiều bức điện trong các năm 1971 (chiến dịch Đường 9 Nam Lào), 1972 (chiến dịch giải phóng Quảng Trị), 1975 (chiến dịch Hồ Chí Minh). 

Những bức điện đến - đi, trở thành "nhịp điệu bình thường". Nhưng cũng có những ngày không bình thường nổi. 

Ấy là khi vận mệnh dân tộc trong tình thế cam go, những người làm cơ yếu phải "vắt chân lên cổ" mà chạy.

Bà Muôn kể năm 1974, chuẩn bị tổng tiến công mùa xuân năm 1975, bà và đồng nghiệp được phân công mã hóa một bức điện 80 trang đánh máy của Bộ Chính trị gửi cho Trung ương Cục và Quân ủy miền Nam: "Chúng tôi đã làm việc liên tục 12 tiếng/ngày, trong một tuần mới mã hóa xong và có người của Cục Tác chiến "xách tay" mang vào chiến trường".

Bức điện sau đó được vận dụng, thực tiễn hóa trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy năm 1975. Dù gần nửa thế kỷ trôi qua, cô chiến sĩ Đặng Thị Muôn vẫn nhớ không quên. Nhất là những đoạn lặp đi lặp lại: "Tấn công và nổi dậy. Nổi dậy và tấn công. Giành đất, giành dân, giành quyền làm chủ. Ba vùng, ba mũi…".

Trong câu chuyện năm xưa, cảnh làm việc trong ánh sáng đèn dầu tù mù, tài liệu nhỏ xíu ùa về. Để sáng ra, nữ thì toét cả mắt, nam thì râu mọc tua tủa. Thế mà vẫn đùa nhau cười như được mùa: "Em chẳng lấy chồng cơ yếu đâu/ Lấy chồng cơ yếu chóng mọc râu". 

Cả nhớ chuyện cũ, bà bồi hồi như chuyện mới đây. Lúc bấy giờ, cô gái Đặng Thị Muôn mới hai mấy tuổi, bước chân vào cuộc kháng chiến với lòng tin rạo rực như những cánh én mùa xuân.

Những bức điện lịch sử - Ảnh 3.

Bức điện mật của Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi các đơn vị tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh, ngày 7-4-1975 - Ảnh tư liệu

Buổi sáng đặc biệt nhất

Sáng 30-4-1975, bà Trọng đến Quân ủy Trung ương để làm việc sớm hơn mọi ngày. Vào nhà Đại tướng, thấy màn của bác vẫn còn buông. Nghe Đại tướng kể, đêm qua tin tức từ chiến trường gửi về tới tấp, "bác vui lắm, không ngủ được".

Hôm ấy ba anh em giải mã bức điện cũng nhảy tưng tưng hoan hô miền Nam đã giải phóng. Trưa, xe của các lãnh đạo Đảng và Nhà nước cũng ùn ùn kéo về Quân ủy Trung ương. "Các bác quây quần ôm nhau, quay tròn vì vui sướng", bà Trọng kể.

Sau đó bác Giáp lên hỏi "tổ cơ yếu đâu rồi" để khao bia và bánh kẹo. Mấy bác cháu ngồi kể chuyện. Bác Giáp tràn đầy hạnh phúc. Bà Trọng bảo những kỷ niệm đó theo chân những chiến sĩ cơ yếu tới tận giờ.

Điện Biên Phủ và những khoảnh khắc đời thường trong các bức họa cuối cùng của Tô Ngọc Vân

Trước khi hy sinh ở bên kia đèo Lũng Lô, trên đường đến mặt trận Điện Biên Phủ vào tháng 6-1954, họa sĩ Tô Ngọc Vân đã say sưa ký họa rất nhiều khoảnh khắc trong đời sống bắt đầu thanh bình trở lại của người dân miền núi bao năm nuôi kháng chiến.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tạm dừng tu bổ 5 biệt thự khu lầu Bảo Đại ở Nha Trang do vướng pháp lý

5 biệt thự tại khu lầu Bảo Đại ở Cầu Đá (TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) tạm dừng tu bổ, do cơ quan chức năng đang làm việc với chủ đầu tư để gỡ vướng pháp lý.

Tạm dừng tu bổ 5 biệt thự khu lầu Bảo Đại ở Nha Trang do vướng pháp lý

Diễn viên Mai Châu, bà Nghị Quế của điện ảnh Việt Nam, qua đời

Diễn viên Mai Châu - người gây ấn tượng với vai bà Nghị Quế trong phim Chị Dậu - qua đời ở tuổi 98 lúc 3h10 sáng 24-5.

Diễn viên Mai Châu, bà Nghị Quế của điện ảnh Việt Nam, qua đời

Không có người, vũ trụ sẽ thiếu những câu chuyện sâu sắc

Trong một buổi giao lưu về sách Bạn là vũ trụ, nhà nghiên cứu Nhật Chiêu cho rằng vũ trụ là đại dương và con người là những ngọn sóng nhấp nhô. Ý thức của con người góp phần định hình nên vũ trụ.

Không có người, vũ trụ sẽ thiếu những câu chuyện sâu sắc

Tìm kiếm dấu tích xá lợi Phật hoàng Trần Nhân Tông

Trong khi xá lợi Đức Phật từ Ấn Độ được người Việt rất quan tâm, nhiều người không biết Việt Nam cũng có hộp xá lợi được cho là của Phật hoàng Trần Nhân Tông.

Tìm kiếm dấu tích xá lợi Phật hoàng Trần Nhân Tông

Tâm lý sính ngoại của người Việt sẽ giảm đi

PGS.TS.KTS Vũ Hồng Cương cho rằng trong lĩnh vực nội thất, kiến trúc, tâm lý sính ngoại của người Việt sẽ giảm đi, những lâu đài giả cổ nguy nga, những công trình nhại kiến trúc Pháp ít dần, thay bằng những công trình hiện đại.

Tâm lý sính ngoại của người Việt sẽ giảm đi

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác

Trong con hẻm 72 trên đường Bành Văn Trân, quận Tân Bình, TP.HCM có một quán bún riêu khá đặc biệt, bởi được nấu bằng bếp củi trong 48 năm qua.

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar