01/05/2013 09:08 GMT+7

Những bằng chứng không thể chối cãi

KHIẾT HƯNG
KHIẾT HƯNG

TT - Lịch sử VN ghi nhận rằng từ thế kỷ 18, các đời chúa Nguyễn đã tổ chức nhiều đội dân binh như đội Hoàng Sa, đội Thanh Châu thực hiện tuần tra, đo đạc và khai thác sản vật ở các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Đó là những bằng chứng lịch sử, cơ sở pháp lý không thể tranh cãi về chủ quyền của VN đối với Hoàng Sa, Trường Sa.

Cùng với triển lãm “Hoàng Sa của Việt Nam - những bằng chứng lịch sử” đang được tổ chức tại Đà Nẵng; các cuộc hội thảo quốc tế về chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa được tổ chức trước đó; sự kiện tàu “Viện sĩ Oparin” của Viện hàn lâm Khoa học Nga cập cảng Nha Trang để phối hợp với Viện hàn lâm Khoa học - công nghệ Việt Nam thực hiện khảo sát chung nghiên cứu ở vùng biển Việt Nam, trong đó có đảo Trường Sa Lớn, không chỉ mang ý nghĩa khoa học mà còn góp phần rất quan trọng tiếp tục khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam.

Nhiều tài liệu khoa học ghi lại cho biết từ tháng 6, tháng 7-1926, tàu De Lanessan của Viện Hải dương học Đông Dương ở Nha Trang đã thực hiện khảo sát trên các đảo Tri Tôn, Đá Lồi, Bạch Quy, Linh Côn, Phú Lâm, Hữu Nhật... thuộc khu vực quần đảo Hoàng Sa.

Nội dung khảo sát gồm đo đạc độ sâu, đo đạc dòng chảy, nền đáy, các rạn san hô, sinh vật và khoáng vật trên đảo... Các đợt khảo sát tại Hoàng Sa sau đó tiếp tục được tàu De Lanessan thực hiện trong các năm 1933, 1938. Trong đợt khảo sát năm 1938, Viện Hải dương học Đông Dương còn phối hợp với Nha Khí tượng xây dựng một trạm khí tượng trên đảo Hoàng Sa.

Tại Trường Sa, tháng 7-1927, lần đầu tiên tàu De Lanessan tiến hành khảo sát và thu thập các số liệu về độ sâu, nhiệt độ trong nước, mẫu vật về động vật, địa chất. Năm 1930, Viện Hải dương học Đông Dương kết hợp với hải quân trên tàu Maliciese khảo sát tại các đảo An Bang, Đá Đông, Ba Bình, Song Tử, Subi, Thị Tứ...

Sau năm 1975, công cuộc điều tra nghiên cứu các vùng quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa bước sang một trang mới với những nghiên cứu nhằm góp phần bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc phòng, khai thác và bảo vệ tài nguyên, môi trường tại các vùng quần đảo này.

Không vũ lực, không bạo lực, những hoạt động nghiên cứu khoa học đã góp phần rất quan trọng trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Những kết quả nghiên cứu khoa học không chỉ để người dân Việt Nam hiểu thêm về hai phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, mà còn là cơ sở khoa học vững chắc để Việt Nam khẳng định với thế giới chủ quyền biển đảo của mình.

Sẽ là một con số khổng lồ nếu tổng hợp lại các tài liệu nghiên cứu khoa học về Hoàng Sa, Trường Sa từ trước đến nay. Đấy là một sự ngạc nhiên và đáng khâm phục trước những đóng góp của các nhà khoa học Việt Nam cũng như cộng đồng khoa học quốc tế trong nghiên cứu về Hoàng Sa, Trường Sa. Với rất nhiều chứng cứ khoa học thuyết phục đã được công bố, chỉ có những kẻ cố tình không hiểu, cố tình phủ nhận sự thật mới dám xâm phạm chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo này.

KHIẾT HƯNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Trở lại làm người Việt Nam

Thầy của tôi, một giáo sư tại Trường đại học Paris-Saclay, đến nay đã gần 80 tuổi nhưng vẫn đau đáu mong muốn được trở lại quốc tịch Việt Nam.

Trở lại làm người Việt Nam

Người lái drone cứu 2 trẻ bị kẹt lũ: Xin đừng gọi tôi là người hùng

Tôi không nghĩ hành động của mình lại gây nhiều chú ý trên báo chí và mạng xã hội mấy ngày qua như vậy. Mấy hôm nay tôi nhận được khá nhiều lời thăm hỏi, ngợi khen từ những người quen lẫn không quen trên mạng xã hội.

Người lái drone cứu 2 trẻ bị kẹt lũ: Xin đừng gọi tôi là người hùng

Nhân rộng tinh thần của anh Trần Văn Nghĩa

Hai ngày nay, cộng đồng mạng cứ trầm trồ ngợi khen anh Trần Văn Nghĩa đã nhanh trí, dũng cảm sử dụng drone phun thuốc trừ sâu để giải cứu hai em nhỏ mắc kẹt giữa dòng nước sông Ba đang chảy xiết.

Nhân rộng tinh thần của anh Trần Văn Nghĩa

Cơ hội để Việt Nam tái cấu trúc kinh tế

Trong cuộc điện đàm tối 2-7, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định với Tổng Bí thư Tô Lâm việc Mỹ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa của Việt Nam, tiếp tục hợp tác giải quyết các vướng mắc trong quan hệ hai nước.

Cơ hội để Việt Nam tái cấu trúc kinh tế

Người dân hài lòng, bắt đầu từ cán bộ phường

Bộ máy chính quyền địa phương hai cấp đã vận hành với gần 94% thủ tục hành chính được giải quyết ngay tại cấp phường, xã.

Người dân hài lòng, bắt đầu từ cán bộ phường

Chính quyền gần dân

Sáp nhập tỉnh thành, thực hiện chính quyền địa phương hai cấp là sự thay đổi mang tính chiến lược với đích đến cuối cùng là nhằm tạo ra một chính quyền gần dân hơn, đất nước phát triển hơn.

Chính quyền gần dân
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar