23/04/2006 06:04 GMT+7

Những bài hát không tên ở Đắc Nông

TRẦN NGỌC CHÂU
TRẦN NGỌC CHÂU

TT - Đường đến Đắc Nông bây giờ không còn xa như cách đây 30 năm. Nhạc sĩ Miên Đức Thắng cũng góp phần làm cho đường ngắn bởi những bài ca mới sáng tác của anh. Người nhạc sĩ của thập niên 1970 với “Đất hoang ta cấy, đất khô ta cày, đất cho ta sống, quê hương ta về...” vẫn một giọng hùng tráng như xưa...

Phóng to

Công trình thanh niên "Về với buôn làng": Nguyễn Trác Khang (trái) và bí thư Đoàn, kỹ sư kinh tế Nguyễn Ngọc Nhường (phải)

TT - Đường đến Đắc Nông bây giờ không còn xa như cách đây 30 năm. Nhạc sĩ Miên Đức Thắng cũng góp phần làm cho đường ngắn bởi những bài ca mới sáng tác của anh. Người nhạc sĩ của thập niên 1970 với “Đất hoang ta cấy, đất khô ta cày, đất cho ta sống, quê hương ta về...” vẫn một giọng hùng tráng như xưa...

Ba thế hệ trên đường đi

Tháp tùng chuyến đi Đắc Nông lần này có Nguyễn Trác Khang, 28 tuổi, tốt nghiệp trung cấp phát thanh truyền hình, cán bộ tuyên huấn của Lực lượng Thanh niên xung phong (TNXP) ở 922 Nguyễn Trãi (TP.HCM) và cô gái cùng tuổi với Khang, người Quảng Ngãi, có cái trán hơi cao, nói năng nhỏ nhẹ nhưng dạn dĩ - tính cách vốn có của những cô gái TNXP.

Cô tên Hướng - Nguyễn Thị Hướng, cán bộ tổ chức của Trường Giáo dục và giải quyết việc làm số 1. "Ở Đắc Nông bây giờ gái thiếu trai thừa nên cô ấy được cưng lắm. Cứ một cô có đến hơn 30 chàng”, Khang nói. Khang đã qua chín tháng làm giáo dục viên ở Lê Minh Xuân rồi. “Đội của tôi lúc đó có 70 đội viên, 99% vô gia đình. Đủ 36 tỉnh thành.

Đủ lứa tuổi từ U-60 đến U-15. Như thằng Cu Đen mới 12 tuổi, vừa nghiện vừa HIV, nay đã chết. Nó nói: đánh giày mỗi ngày kiếm khoảng 50.000đ. 30.000đ ăn uống và các khoản khác, còn 20.000đ chơi gái. Chắc nó nói khoác, chứ còn nhỏ xíu thế kia... - Khang buồn bã nhận xét, rồi tiếp - Nó biết nó sẽ chết nhưng chẳng lo gì, vẫn đùa giỡn nghịch ngợm như mọi trẻ con trên cõi đời này”.

Thế là đủ ba thế hệ: anh Miên Đức Thắng và tôi - những người trẻ của thập niên 1970; Khang, Hướng của 2000 và... Cu Đen đã thuộc về tương lai bất tận.

Thời đại nào anh hùng đó

Trường 1 bề thế khang trang chứ không như tôi tưởng. Chúng tôi được ban giám đốc trường đưa vào nhà khách với tiện nghi chẳng kém gì khách sạn mini. Khang nói ngay: “Bây giờ khác trước nhiều. Học viên cai nghiện ở đây có truyền hình xem bóng đá trực tiếp, phòng hát karaoke, phòng chơi game online. Nói chung không thiếu thứ gì. Mỗi tháng Nhà nước tốn cả tỉ bạc ở đây”.

Buổi tối ở hội trường, phó giám đốc Trường 1 Nguyễn Tấn Khanh nói với các bạn TNXP và các em học viên sau cai nghiện, đại ý: chúng ta đang tập hợp nhau đây để kỷ niệm thành lập Đoàn và 30 năm TNXP TP.HCM, học tập gương hi sinh của nhiều thế hệ trẻ anh hùng như Nguyễn Văn Trỗi, Đặng Thùy Trâm, như... Tôi chờ anh nhắc đến thế hệ của anh nhưng không thấy, không biết anh quên hay cố ý khiêm nhường? Mỗi thời đại có một tuổi trẻ riêng, có tính cách anh hùng riêng của thời đó.

Các bạn TNXP ở Đắc Nông này đang sống chung với ma túy, với AIDS, ăn ngủ với cái chết từng giây phút, lòng tràn ắp hi vọng sống cho những người cùng lứa “lỡ gặp rủi ro”. Đâu cần học tập xa xôi, chính họ là những tấm gương dễ hiểu rồi. Như Trác Khang hay Nguyễn Văn Ngẩu - đội trưởng đội I, Nguyễn Ngọc Nhường - bí thư đoàn, hoàn toàn có thể bị lây... AIDS.

Nghịch lý là: khi “bị”, biết đâu phải nhận lấy rẻ rúng, nghi ngờ, chứ đừng nói được phong... liệt sĩ hay “hi sinh trong lúc làm nhiệm vụ”. Đó mới là cái cao cả của thế hệ này. “Có người bị lây rồi đó anh!” - Khang nói tỉnh cùng gió núi lạnh và những hạt mưa nhỏ đâu đó trong trời đất.

Miên Đức Thắng - ông già 63 tuổi này - quả là gân khi đêm nay anh nổi hứng làm một "diễn thuyết" với các học viên cai nghiện: “Sống đã là tuyệt rồi, chứ chưa cần phải sống như thế nào”, anh nói. Chắc anh tiếc cho những thân hình trẻ trung nhưng mang đầy mầm bệnh đang ngồi đó trước anh, đang ngồi đó và hầu như đang chết.

Căn nhà tình nghĩa

Điểu Nga, người K'Ho, cùng vợ và ba con sống trong căn lều dột nát bên vệ đường bụi đỏ mù mịt từ đời này qua đời khác với vườn điều và cà phê xen lẫn khoảng 6.000m2, nhưng cuộc sống tăm tối vẫn hoàn tăm tối.

Chắc chắn anh thuộc 3,9 triệu hộ nghèo theo chuẩn VN, nói theo Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Thị Hằng là chỉ thu nhập không hơn 0,5 USD/ngày (theo chuẩn Ngân hàng Thế giới thì phải 2 USD/ngày - Theo World Bank's VN Development Report, 2004, Poverty).

Nguyễn Ngọc Nhường, bí thư Đoàn của Trường số 1, nói: “Hằng ngày vợ chồng con cái khóa cửa kéo nhau lên rẫy chứ không chịu ở nhà chăm sóc vườn. Hỏi thì Điểu Nga nói: lên rẫy chiều về còn có cái ăn chứ chăm sóc vườn thì mỗi ngày lấy gì bỏ bụng”. “Vậy nên nghèo hoài cũng phải - Nhường kết luận - Họ chỉ biết có cái ăn trước mắt chứ không hề nghĩ “đầu tư” lâu dài cho khấm khá đâu anh ơi!”.

Kỷ niệm thành lập Đoàn năm nay, mấy chục người của Trường 1 quyên góp được 5 triệu đồng. Thật ra 5 triệu không lớn cũng không nhỏ, nhưng trong thời điểm này khi mà cả nước, thậm chí cả... thế giới, đang tập trung chú ý những số tiền tham nhũng khổng lồ, đổ ra “mua một trận cười như không” của ông cán bộ cấp trung Bùi Tiến Dũng, thì mới thấy độ lớn của 5 triệu đồng quyên góp từ những thanh niên lương không tới 2 triệu đồng/tháng. Với số tiền quyên 5 triệu đó, những thanh niên này quyết định xây lại căn chòi của gia đình Điểu Nga, thay vì tổ chức lễ lạt, liên hoan mừng Đoàn như thường lệ.

Khi chúng tôi đến “công trình thanh niên” này, cơn mưa nhẹ bất ngờ đổ xuống khiến mặt đất bớt tung bụi và bầu trời dịu đi. “Công trình thanh niên”, bốn chữ này tôi nghe không biết bao nhiêu lần rồi, trong cuộc đời làm báo Đoàn của tôi trước đây, nhưng đây là lần đầu tiên tôi thật sự muốn có nó trong tấm ảnh mà tôi hi vọng sẽ lên báo sau này.

Điểu Nga chảy nước mắt: “Nhờ các anh thanh niên mà Điểu Nga sửa được nhà, chứ không biết nó sập khi nào”. Anh giơ cánh tay đen đúa, khẳng khiu, khoe với tôi dòng chữ mà anh đã nhờ ai đó xăm lên: yêu là cuộc đời. Tôi cũng không biết Điểu Nga có hiểu hết câu này không, nhưng khi khoe với tôi, miệng anh nhoẻn một nụ cười “hăng-rếch” y hệt đứa bé lên 10. Anh mới 40 tuổi mà răng rụng không còn chiếc nào.

Tôi bước vào nhà sau: trong ánh sáng nhờ nhờ xuyên qua cửa sổ, một người phụ nữ gầy ngồi gần cái tivi cũ nát, vỏ màu đỏ, đặt trước mặt. “Tivi không xài lâu rồi”, bà nói ngọng nghịu làm tôi chưng hửng. Tôi chỉ còn hi vọng lần tới lên Đắc Nông chúng tôi sẽ vận động ít nhất cho gia đình Điểu Nga khốn khó này một chiếc tivi!

Phóng to
Tôi nghĩ thế hệ 1976 ở Đắc Nông đêm nay chỉ có tôi và anh Miên Đức Thắng, không ngờ còn có hai anh nữa, đi TNXP hồi đó đến giờ, gần 60 tuổi rồi, vẫn là “đồng chí TNXP”. Nguyễn Đăng Thành, chính là TNXP U-60, nói: “Năm 1977 anh Miên Đức Thắng làm phóng viên báo Tin Sáng đã viết một bài về tôi và liên đội TNXP của tôi, không ngờ gần 30 năm mới gặp lại anh”.

Thành cảm động muốn khóc. Một người nói nhỏ vào tai tôi: “Anh biết không, người làm MC đêm nay chính là con trai anh Thành đó - Nguyễn Đăng Phong”. Vừa lúc Thành nói muốn hát bài Bông hoa trên tuyến lửa cùng con trai anh để tặng anh em. Hai cha con (ảnh), hai thế hệ TNXP cùng hát một bài ca về đồng đội, nghe còn hay hơn ca sĩ chuyên nghiệp, vì đó là nỗi xúc động thật lòng.

TRẦN NGỌC CHÂU

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 2: Chàng thủ khoa đất đỏ và giấc mơ đổi đời

19 năm về trước, chàng trai trẻ Đặng Dương Minh Hoàng rời quê hương Bình Phước mang theo khát vọng đổi đời ở miền đất hứa TP.HCM.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 2: Chàng thủ khoa đất đỏ và giấc mơ đổi đời

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Đốt tiền để làm bùa yêu kỳ dị

Nhiều người sau khi làm bùa yêu không chỉ mất tiền mà còn khủng hoảng tâm lý nặng nề vì bị những kẻ biến thái dụ dỗ.

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Đốt tiền để làm bùa yêu kỳ dị

Sài Gòn - TP.HCM miền đất hứa bao phận người - Kỳ 1: Giáo sư làm thiện nguyện trả ơn thành phố

Năm 1975, Sài Gòn - TP.HCM vừa trải qua chiến cuộc với hơn 3 triệu dân. 50 năm sau, thành phố đã trở thành đô thị lớn nhất nước với quy mô dân số lên đến gần 10 triệu người, và đô thị hiện đại được phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu chất lượng sống.

Sài Gòn - TP.HCM miền đất hứa bao phận người - Kỳ 1: Giáo sư làm thiện nguyện trả ơn thành phố

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Thầy hứa 'hỗ trợ' khách hàng quan hệ tình dục nguyên năm

Mua bán bùa yêu là 'mỏ vàng' cho những kẻ trục lợi tâm lý yếu đuối, tổn thương tình cảm, lo âu hôn nhân.

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Thầy hứa 'hỗ trợ' khách hàng quan hệ tình dục nguyên năm

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ cuối: Cùng cả nước 'xé rào', bước vào thời kỳ đổi mới

Còn nhớ năm 1978, hàng trăm ngàn tấn lúa suýt mất trắng trong đại dịch rầy nâu nhưng may mắn vượt qua được.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ cuối: Cùng cả nước 'xé rào', bước vào thời kỳ đổi mới

Bùa yêu biến thái và lừa đảo: 'Cho thầy làm tình cắt duyên âm con ma'

Khi có người hỏi liệu bùa yêu có hiệu nghiệm, Quỳnh đáp thẳng: "Toàn phải trao đổi tình dục với chi phí cao".

Bùa yêu biến thái và lừa đảo: 'Cho thầy làm tình cắt duyên âm con ma'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar