04/03/2018 10:06 GMT+7

Như hoa hướng dương

HÀ THANH
HÀ THANH

TTO - Diệu Thuần nói mình là một đóa hướng dương. Hướng dương chỉ mạnh mẽ khi ánh sáng mặt trời chiếu rọi. Hơn 12 năm kể từ giây phút nhận tin dữ, cô gái nhỏ nhắn vẫn khỏe mạnh, làm việc, làm từ thiện không ngừng nghỉ.

Như hoa hướng dương - Ảnh 1.

Có thời gian rảnh rỗi là Diệu Thuần đến viện chơi với các bệnh nhi, mang niềm vui đến cho các bé - Ảnh: HÀ THANH

Trong cuộc chuyện trò với Tuổi Trẻ dịp đầu năm, Hoàng Diệu Thuần (31 tuổi, quê ở Nghệ An) - cô gái với nghị lực mạnh mẽ, chiến thắng căn bệnh ung thư máu ác tính - luôn mỉm cười nói phải "tiếp tục sống tiếp", sống để mang niềm vui đến cho bệnh nhi.

Bạn biết không, những câu chuyện này dù buồn nhưng tôi muốn tìm kiếm những người có nghị lực sống và lan tỏa câu chuyện đó cho bệnh nhân khác cố gắng

HOÀNG DIỆU THUẦN

Nếu mình không làm vợ, làm mẹ...

* Vừa trải qua đợt tổng kiểm tra sức khỏe sau năm năm ghép tủy, sức khỏe của bạn thế nào?

- Bây giờ sức khỏe của tôi khá ổn định, dù chỉ số bạch cầu và hồng cầu hơi thấp so với thông thường. Sức khỏe ổn định, đi làm bình thường, thứ hai đầu tuần và cuối tuần dành thời gian đến với bệnh nhi ở Viện Huyết học - truyền máu trung ương.

Nhưng tôi bị mất kinh nguyệt năm năm nay rồi, hầu hết bệnh nhân bị máu ác tính sau khi ghép tủy đều bị vậy. Với chúng tôi, dù bác sĩ không khuyến cáo nhưng không dám chắc có thể sinh con được hay không.

* Khó có thể sinh con, làm thế nào bạn vượt qua cú sốc này?

- Có một giai đoạn tôi thấy buồn. Tính cách tôi cũng bị ảnh hưởng nhiều sau cú sốc đó: dễ cáu gắt, khó tính ở giai đoạn "tiền mãn kinh". Nhưng không sao, lựa chọn được sống mới là quan trọng nhất! Thật ra nếu mình không làm vợ, làm mẹ thì có thể làm được những điều khác cho xã hội, toàn tâm toàn ý hơn cho các hoạt động thiện nguyện.

* Bạn có gặp khó khăn khi trở lại với cuộc sống?

- Cuộc sống không dễ dàng như mình tưởng tượng trước đó. Mọi công việc tôi làm đều do người khác giới thiệu, tất nhiên phải gửi CV và sản phẩm nhưng công việc thiên về viết lách.

Với chuyên ngành kinh tế thì tôi đều trượt. Nộp đơn xin việc, khám sức khỏe, bài test tốt, song đến vòng phỏng vấn thì mình không thể vượt qua được chính mình. Tôi nói với họ là có tiền sử bị bệnh...

Thậm chí về chuyện tình cảm tôi chủ động chia tay vì thấy thương người ta nên đến giờ này vẫn một mình (cười).

"Tôi không sợ chết"

* Ở tuổi 18, phát hiện mình bị bệnh ung thư máu, cảm xúc lúc đó của bạn ra sao?

- Mọi thứ trước mắt cô gái 18 tuổi từ tỉnh lẻ ra Hà Nội học tập đều mới mẻ. Đúng ba tuần nhập học tại Trường ĐH Quốc gia Hà Nội, tôi phát hiện bị ung thư máu. Đùng một cái, tôi không được đi học như các bạn mà phải nằm trên giường bệnh.

"Cậu tôi" (cách gọi bố - PV) hơn 60 tuổi, đầu bạc trắng, dáng người gầy nhom phải vào viện chăm sóc con. Bố kỳ vọng mình học hành đến nơi đến chốn nhưng giờ tương lai mịt mờ. Liệu tôi còn đủ sức khỏe để sống tiếp không? Có thể ổn định tìm việc làm không?

Trước đó mình cứ thế đi, nhưng không ngờ nay phải lo lắng quá nhiều thứ. Tôi phải bảo lưu kết quả học tập một năm để điều trị. Rất may sau đó tôi vẫn tiếp tục học và đến năm 2010 hoàn thành chương trình học.

* Bạn có từng nghĩ đến kịch bản xấu nhất?

- Có chứ. Cùng thời điểm tôi nằm viện, những người bạn điều trị cùng tôi đều ra đi, còn lại mỗi mình tôi. Không còn ai bên cạnh, tôi bị mất phương hướng.

Về nhà gia đình sợ tôi đau, không cho làm cái này, cái kia. Thậm chí có những lúc tôi thấy chỉ có ở viện thì mới thực sự thể hiện được bản thân mình. Tôi đã nghĩ mình không cần thiết ở thế giới này nữa.

Tôi sụt cân, gầy nhom với 34kg, da sạm, chân tay teo tóp, ra đường nhìn như "nghiện". Tôi không sợ chết, tôi đón nhận nó. Tôi đã nghĩ mình sống là gánh nặng cho bố mẹ, thầy cô, bạn bè.

* Nhưng bạn đã vượt qua, đã chiến thắng "án tử"...

- Tôi nhận ra đó là lối nghĩ tiêu cực. Và tôi hướng đến những điều tươi sáng, tích cực hơn. Chính hi sinh của bố mẹ, của những người xung quanh là động lực cho tôi vượt qua.

Tôi thấy được sự chung sức của rất nhiều người, gia đình, bạn bè và những người tôi chưa từng biết mặt. Họ kỳ vọng: "Em phải khỏe mạnh để quay lại giúp đỡ những người khác".

May mắn là tháng 9-2012, lúc tôi yếu nhất thì bác sĩ khuyên nên ghép tủy. Dù ghép hay không ghép thì nguy cơ tử vong của tôi rất cao, tôi quyết định theo nguy cơ cao nhưng có hi vọng: ghép tủy.

Mất một năm rưỡi tôi phải ra vào viện thường xuyên, thể trạng yếu do không hấp thụ ăn uống. Nhưng tôi tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, ăn uống điều độ, tập luyện theo phác đồ của bác sĩ. Và tôi còn đi làm, tạo tinh thần phấn chấn hơn.

Tôi làm nhiều thứ như tổ chức sự kiện, chương trình Quà tặng cuộc sống, tạp chí Cầu Vồng, đi làm báo viết về câu chuyện của những bệnh nhân ung thư. Tôi thấy cuộc đời mình có thêm ý nghĩa.

Tôi kể chuyện đời tôi

* Cuộc sống của bạn thay đổi ra sao sau khi chiến thắng căn bệnh ung thư?

- Buổi sáng tôi dậy tập luyện khí công, ăn uống rồi đi làm, chiều về tiếp tục kiên trì tập luyện. Tôi dành thời gian đầu tuần, cuối tuần đến Viện Huyết học - truyền máu trung ương chơi đùa với các bé bệnh nhi.

Tôi hạnh phúc. Tình cảm của tôi được các bé đón nhận. Mỗi lần đến viện, các bé chạy ra ôm chầm lấy, thơm má, vuốt tóc. Vào viện, các mẹ hay bệnh nhân khác cũng "phát hiện" ra: "À, cô Thuần đấy", "cô Thuần ghép tủy khỏe rồi này"... Tôi đã vượt qua, chiến thắng được căn bệnh và có thể đem hi vọng đến cho người khác.

Với bệnh nhân ung thư thì chúng tôi cứ sống tiếp thôi, đó là tự nhiên theo bản năng. Nhưng người điều trị có tâm lý, tập luyện tốt sẽ kết quả tốt hơn.

* Những ngày còn nằm trên giường bệnh, được biết Thuần từng viết cuốn tự truyện về cuộc đời mình: "Như hoa hướng dương"...

- Cuốn sách đầu tiên tôi viết trước khi ghép tủy. Tôi viết cho bản thân, kể lại quá trình đau đớn bị bệnh, bảy năm chống chọi với căn bệnh ung thư máu nhưng vẫn thèm khát được sống. Nhưng thơ lúc đó của tôi buồn lắm vì viết trên giường bệnh, rất đau đớn. Nhưng tôi nghĩ có thể đây là dấu ấn, có thể mình sẽ không còn nữa sau ca ghép tủy.

Cuốn thứ hai là Muôn ánh mặt trời là món quà tôi dành tặng đến những người đã giúp đỡ tôi chiến thắng cái chết, họ là tia nắng mặt trời. Tôi là một đóa hướng dương, nhưng hướng dương rất yếu ớt, sẽ không thể sống được nếu không có tia nắng mặt trời chiếu rọi.

Làm sách tranh cho các bệnh nhi

* Bạn có dự định gì cho năm mới 2018?

- Trước đây tôi (Diệu Thuần - PV) có học chuyên ngành tiếng Nga, giấc mơ của tôi là được đi Nga và tôi đang tích tiền, chuẩn bị sức khỏe để đi. Hiện tôi đang kết hợp với các bạn trẻ làm một tờ chuyên trang về hoa hướng dương, mong muốn sẽ phát triển tờ đó hơn nữa, đẹp hơn, bổ ích hơn.

Sắp tới đây tôi sẽ kết hợp với anh họa sĩ Viện Huyết học - truyền máu trung ương làm sách tranh cho các bé bệnh nhi, dự kiến giữa năm 2018 sẽ hoàn thành.

HÀ THANH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

'Đồng hành cùng địa phương' hỗ trợ hoạt động chính quyền hai cấp

150 đội hình tình nguyện "Đồng hành cùng địa phương" của các bạn trẻ TP.HCM cùng tham gia hướng dẫn, hỗ trợ thủ tục hành chính tại các phường, xã trong những ngày đầu triển khai chính quyền hai cấp.

'Đồng hành cùng địa phương' hỗ trợ hoạt động chính quyền hai cấp

Thiếu tướng Vũ Hồng Sơn nhận nhiệm vụ tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân

Ngày 4-7, Đại tướng Phan Văn Giang, bộ trưởng Bộ Quốc phòng, đã chủ trì hội nghị bàn giao chức trách, nhiệm vụ tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân.

Thiếu tướng Vũ Hồng Sơn nhận nhiệm vụ tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân

Mỗi giờ có 100 người tử vong liên quan đến sự cô đơn

Đó là số liệu được đề cập trong báo cáo của Ủy ban Kết nối xã hội của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về việc kết nối xã hội có thể giúp cải thiện sức khỏe và giảm nguy cơ tử vong sớm.

Mỗi giờ có 100 người tử vong liên quan đến sự cô đơn

Báo Tuổi Trẻ tặng danh hiệu 'Bạn đồng hành quanh tôi' cho người lái drone cứu 2 trẻ kẹt lũ

Ban biên tập báo Tuổi Trẻ quyết định tặng anh Trần Văn Nghĩa, người đã lái drone cứu 2 trẻ mắc kẹt trên sông Ba ngày 3-7, danh hiệu 'Bạn đồng hành quanh tôi'. Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai cũng quyết định tặng anh Nghĩa bằng khen.

Báo Tuổi Trẻ tặng danh hiệu 'Bạn đồng hành quanh tôi' cho người lái drone cứu 2 trẻ kẹt lũ

‘Biến rác thành chữ’ giúp ngôi trường nghèo ở Indonesia giành giải Trường học lành mạnh nhất AIA

Từ những chai nhựa, lốp xe cũ và rác sinh hoạt, thầy trò một trường tiểu học trên đảo Rote Ndao (Indonesia) đã tạo nên bảng chữ cái, bàn ghế học tập, vườn rau và cả phân bón hỗ trợ nông dân.

‘Biến rác thành chữ’ giúp ngôi trường nghèo ở Indonesia giành giải Trường học lành mạnh nhất AIA

Bộ Nội vụ sẽ trình nghị định mở rộng chính sách ưu đãi người có công

Bộ Nội vụ sẽ trình Chính phủ ban hành hai nghị định quan trọng về ưu đãi người có công và trợ cấp cho thanh niên xung phong, trong đó có điều chỉnh chính sách tốt hơn.

Bộ Nội vụ sẽ trình nghị định mở rộng chính sách ưu đãi người có công
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar