18/03/2018 19:56 GMT+7

Nhói lòng bữa cơm của trẻ em điểm trường Chí Thì

DANH TRỌNG - ĐÌNH PHƯỢNG
DANH TRỌNG - ĐÌNH PHƯỢNG

TTO - Mỗi ngày trẻ em ở điểm trường Chí Thì phải đi bộ 15km qua những cung đường hiểm trở nằm cheo leo trên đỉnh núi để đến trường học chữ. Hành trang mà các em mang theo là những vắt cơm trộn mèn mén trong túi nilon.

Nhói lòng bữa cơm của trẻ em điểm trường Chí Thì - Ảnh 1.

Điểm dân cư Lùng Pảng nằm sâu trong đỉnh núi Chí Thì thuộc diện đói nghèo quanh năm - Ảnh: DANH TRỌNG

Bản Ký Thì (Yên Cường, Bắc Mê, Hà Giang)  có 58 hộ dân, thì 55 thuộc hộ đói nghèo, còn 3 hộ vừa được xếp vào mức cận nghèo vì có 3 con bò của dự án xóa đói hỗ trợ. Đặc biệt, 17 hộ dân ở Lùng Pảng nằm sâu trong đỉnh núi Chí Thì thuộc diện đói nghèo quanh năm.

Giữa khung cảnh núi rừng bạt ngàn, hẻo lánh, những ngôi nhà nhỏ lụp xụp nằm rải rác, chênh vênh bên những sườn núi, là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc H.Mông.

Nhói lòng bữa cơm của trẻ em điểm trường Chí Thì - Ảnh 2.

Gia đình cậu bé Giàng A Vàng ngồi quây quần bên bếp lửa nấu mèn mén cho Vàng mang đén trường - Ảnh: DANH TRỌNG

Người dân nơi đây luôn sống trong cảnh thiếu thốn trăm bề, chỉ trông cậy vào 1 vụ ngô. Vì đường đi lại khó khăn, họ phải sống tự cung tự cấp không thể giao thương, mua bán với bên ngoài. 

Từ bao đời nay, cái  "nghèo bền vững" vẫn mãi đeo bám họ.

Anh Giàng A Cẩm, Bí thư chi bộ xã Chí Thì, cho biết bản Chí Thì nằm trên triền núi cao,  điều kiện thời tiết khắc nghiệt, ruộng ít, thiếu nước, nên chỉ cấy được 1 vụ.

"Vào cuối năm thu hoạch lúa, ngô người dân còn có gạo, mèn mén ăn, chứ vài hôm nữa, hết gạo, hết ngô cả bản phải vào rừng tìm rau rừng, củ mài cầm cự qua ngày. Tôi chỉ mong muốn có môt con đường để đi lại giao thương với bên ngoài và ngôi trường khang trang hơn cho các cháu học hành để thoát nghèo." - Anh Giàng A Cẩm nói. 

Con đường đến trường của học sinh Lùng Pảng

"Điểm trường Chí Thì nằm cách trung tâm xã Yên Cường, Bắc Mê, Hà Giang hơn 25km. Tuy nhiên, để đến được điểm trường chúng tôi phải đi gần 3 giờ đồng hồ vì đường núi hiểm trở với dốc núi đứng, sỏi đá chênh vênh. Càng lên cao độ dốc càng lớn, đường ngày càng hẹp, nhìn sang là vực sâu thăm thẳm.

Con đường từ nhà đến trường của các em nhỏ cách xa hàng chục cây số, phải đi qua đường núi hẻo lánh, gập ghềnh. 

Những ngày nắng đường đi đã lắm gian truân, vào những hôm trời mưa, các em ở trong bản Lùng Pảng phải nghỉ học vì đường trơn trượt không thể đi lại.

Con đường đến trường của các em nhỏ ở bản Lùng Pảng không chỉ có niềm vui mà còn đầy những gian nan, thử thách.


Nhói lòng bữa cơm của trẻ em điểm trường Chí Thì - Ảnh 4.

Những đôi chân trân cuốc bộ đến trường - Ảnh: DANH TRỌNG

Sáng tinh mơ, các em nhỏ dắt díu nhau rời bản, sương giăng mờ lối mòn, phải lần từng bước chân mới nhìn thấy đường. 

Những đôi chân thoăn thoắt, lội qua những con suối, trèo qua những mỏm đá gập gềnh. Khó khăn là thế nhưng không thể ngăn được bước chân tới trường của các em. 

Nhói lòng bữa cơm của trẻ em điểm trường Chí Thì - Ảnh 5.

Sáng tinh mơ, các em nhỏ dắt díu nhau rời bản, sương giăng mờ lối mòn - Ảnh: DANH TRỌNG

Em Giàng A Vàng (6 tuổi) đôi chân trần vừa lội qua khe suối vừa nói với chúng tôi: "Đường đến trường còn xa lắm, sáng nào em cũng dậy từ 5h để đi học. Đi học xa mệt lắm nhưng em thích đến trường để được học cái chữ".

Trên hành trình đến trường của các em không thể thiếu những âu cơm trắng trộn mèn mén. Dáng người nhỏ bé, đôi chân thoăn thoắt, trên tay em nào cũng cầm chiếc cặp lồng cơm lấm lem. Nhiều em còn không có âu đựng cơm đành cho cơm  vào túi nilon mang đến lớp.  

Nhói lòng bữa cơm của trẻ em điểm trường Chí Thì - Ảnh 6.

Trên hành trình đến trường của các em không thể thiếu những âu cơm trắng trộn mèn mén - Ảnh: DANH TRỌNG

Đến giờ ăn trưa, nhìn các em ăn cơm trắng trộn mèn mén đựng trong túi nilon và cạp lồng khiến chúng tôi không khỏi quặn lòng thương xót. Những đứa trẻ với gương mặt nhem nhuốc, thơ ngây, đôi mắt trong veo, ngồi cặm cụi  xúc những thìa cơm trắng trộn mèn mén ăn ngon lành, chóng vánh.

Bữa ăn của các em không hôm nào có thịt, thức ăn có chăng cũng chỉ là củ măng rừng hay con Ngóe bắt ngoài hốc đá.

Nhiều khi để cải thiện bữa ăn cho các em, các cô ở điểm trường cũng chỉ còn cách mua thêm ít rau nấu nồi canh chia cho các em.

Cô Phạm Thị Liên, phụ trách điểm trường Chí Thì chia sẻ, điều khó khăn nhất của giáo viên và học sinh ở đây là con đường dẫn lên điểm trường quá hiểm trở. Các em nhỏ ở trên này sáng sớm phải dậy từ 5h chờ bố mẹ sắp xếp cơm, mèn mén vào túi cho các em mang đi học.

"Cứ 5h sáng, mấy chục đứa trẻ xách theo âu cơm đến lớp, học đến 4 giờ chiều lại dắt díu nhau về nhà. Các em đi học bằng con đường mòn bên sườn núi, dù đi từ tờ mờ sáng nhưng hôm nào đến trường sớm nhất cũng phải 8h30", cô Liên chia sẻ.

Nhói lòng bữa cơm của trẻ em điểm trường Chí Thì - Ảnh 7.

Những đứa trẻ với gương mặt nhem nhuốc, ngồi cặm cụi xúc những thìa cơm trắng trộn mèn mén ăn ngon lành, chóng vánh - Ảnh: DANH TRỌNG

Nhói lòng bữa cơm của trẻ em điểm trường Chí Thì - Ảnh 8.

Bữa ăn của các em không hôm nào có thịt - Ảnh: DANH TRỌNG

Nhói lòng bữa cơm của trẻ em điểm trường Chí Thì - Ảnh 9.

Đi học đường xa nên cậu bé đói lả, đến giờ ăn trưa cậu bé ăn cơm vội vàng - Ảnh: ĐÌNH PHƯỢNG

Nhói lòng bữa cơm của trẻ em điểm trường Chí Thì - Ảnh 10.

Những đôi chân trần lội suối, trèo qua mỏm đá đến trường tìm con chữ - Ảnh: DANH TRỌNG

Nhói lòng bữa cơm của trẻ em điểm trường Chí Thì - Ảnh 11.

Cậu bé Giàng A Vàng mệt nhoài sau quãng đường đi bộ 15km đến trường - Ảnh: DANH TRỌNG

Nhói lòng bữa cơm của trẻ em điểm trường Chí Thì - Ảnh 12.

Đi học đường xa dù rất mệt nhưng các em nhỏ vẫn luôn hồn nhiên tươi cười - Ảnh: DANH TRỌNG

Nhói lòng bữa cơm của trẻ em điểm trường Chí Thì - Ảnh 13.

Cô bé Lý Thị Vân ngồi bên bếp lửa chờ nồi mèn mén chín để ăn vội đến trường - Ảnh: DANH TRỌNG

DANH TRỌNG - ĐÌNH PHƯỢNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nhiều trẻ em bị dụ dỗ quay video, chụp ảnh khiêu dâm trên mạng xã hội

Sau một thời gian trò chuyện, kẻ xấu chuyển chủ đề từ học hành, sở thích sang giới tính, tình dục, rồi lôi kéo trẻ em cùng xem phim, hình ảnh khiêu dâm trên mạng, dụ dỗ các em tự quay, chụp hình ảnh khiêu dâm để tống tiền hoặc bán.

Nhiều trẻ em bị dụ dỗ quay video, chụp ảnh khiêu dâm trên mạng xã hội

Lắng nghe ước nguyện, chia sẻ mơ ước của bệnh nhi ung thư

Chiều 21-5, chương trình 'Ước mơ của Thúy' đã đến Bệnh viện Nhi đồng 2 (quận 1, TP.HCM), lắng nghe những ước nguyện của các bệnh nhi ung thư nhân Ngày Quốc tế thiếu nhi 1-6.

Lắng nghe ước nguyện, chia sẻ mơ ước của bệnh nhi ung thư

Chị được giải cứu khỏi bẫy ‘việc nhẹ lương cao’, em viết thư cảm ơn công an

Công an tỉnh Phú Yên vừa nhận được lá thư cảm ơn từ chị Đoàn Thị Diễm Ni (trú xã Suối Bạc, huyện Sơn Hòa) vì đã đưa chị gái về với gia đình an toàn sau khi được giải cứu khỏi bẫy 'việc nhẹ lương cao'.

Chị được giải cứu khỏi bẫy ‘việc nhẹ lương cao’, em viết thư cảm ơn công an

Cà Mau đưa trợ lý ảo AI vào giới thiệu việc làm

Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Cà Mau đưa ứng dụng tổng đài trợ lý ảo AI qua để hỗ trợ người lao động về giải quyết việc làm và thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp với khẩu hiệu 'Gọi một cuộc, có việc làm'.

Cà Mau đưa trợ lý ảo AI vào giới thiệu việc làm

Đưa cô gái bị gãy chân đi cấp cứu, taxi được cảnh sát 'mở đường' thoát kẹt xe

'Trong giây phút nguy cấp mới thấy từng phút, từng giây cấp cứu người bị nạn thật là quý giá', anh Hà Văn Long (sinh năm 2004 - tài xế taxi Hãng Xanh SM) nói.

Đưa cô gái bị gãy chân đi cấp cứu, taxi được cảnh sát 'mở đường' thoát kẹt xe

Nghiên cứu liên ngành: Hướng mở của tương lai

Thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học liên ngành trong đội ngũ trí thức trẻ là hội thảo được Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam TP.HCM phối hợp Trung tâm Phát triển khoa học và công nghệ trẻ, Câu lạc bộ Các nhà khoa học trẻ TP.HCM tổ chức.

Nghiên cứu liên ngành: Hướng mở của tương lai
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar