01/11/2016 11:04 GMT+7

Nhớ Phạm Bằng và những vai diễn ​lý trưởng, sếp hói...

HIỀN ĐỖ - Ảnh tư liệu
HIỀN ĐỖ - Ảnh tư liệu

TTO - Khó có thể kể hết những vở kịch, bộ phim, tiểu phẩm mà Phạm Bằng tham gia, nhưng nhắc tới ông, người ta thường nghĩ ngay tới những nhân vật phản diện, gây cười như lý trưởng, sếp hói...

Phạm Bằng (thứ 2 từ phải sang) trong vở Hồn Trương Ba da Hàng Thịt. Vở diễn "đóng đinh" hình ảnh Phạm Bằng với hình ảnh Lý Trưởng.

Trong gần 60 năm theo nghề diễn xuất, Phạm Bằng hóa thân thành biết bao nhân vật trong nhiều tác phẩm khác nhau. Ông đến với sân khấu kịch để rồi gắn bó với nghiệp diễn như một mối duyên tiền định.

24 tuổi, Phạm Bằng là sinh viên trường Cao đẳng Giao thông Công chính, ông cùng bạn bè đóng một số vở kịch. Mặc cho gia đình phản đối, Phạm Bằng vẫn tham gia đóng kịch. Khi có cơ hội đến với nghệ thuật, ông lựa chọn vào đoàn Văn công Hà Nội, vì vào đó vừa được học, vừa được diễn, lại có thêm thu nhập.

Đoàn văn công tách ra thành nhiều đơn vị, Phạm Bằng đi theo đoàn Kịch Hà Nội. Tại đây, ông tham gia nhiều vở diễn như Giờ phút quyết định (đạo diễn Nguyễn Bắc), Đêm tháng 7 (đạo diễn Dương Linh)… và rồi nhận ra tình yêu, niềm đam mê với nghiệp diễn.

Sau 10 năm ở đoàn Kịch Hà Nội, Phạm Bằng chuyển sang đoàn kịch nói Trung ương (Nhà hát Kịch Việt Nam). Tại đây ông có vai diễn để đời là hóa thân vào nhân vật Lý Trưởng trong vở kịch Hồn Trương Ba da Hàng Thịt (kịch bản Lưu Quang Vũ).

Lý Trưởng chỉ là một vai nhỏ trong vở kịch, xuất hiện trong hai màn kịch, nhưng Phạm Bằng khiến nhân vật ghi dấu ấn khó phai trong lòng khán giả. Vai diễn của ông ấn tượng tới mức có khán giả đã tới rạp xem đi xem lại vở kịch nhiều lần.

Gặp hôm Phạm Bằng khản giọng, phải thay diễn viên khác đóng Lý Trưởng, có khán giả nhận ra, chờ vở diễn kết thúc lên sân khấu “khiếu nại” sao không để Phạm Bằng đóng.

Cũng với vai diễn trong Hồn Trương Ba da Hàng Thịt, Phạm Bằng nhận Huy chương Vàng tại Hội diễn Sân khấu Toàn quốc.

Phạm Bằng ông nổi tiếng là diễn viên điển trai. Trong ảnh là ông và vợ khi trẻ.

Khi có chỗ đứng vững chắc trên sân khấu kịch, Phạm Bằng có dịp tỏa sáng ở chương trình “Gặp nhau cuối tuần”. Trên màn ảnh nhỏ, Phạm Bằng gần như đóng đinh với hình ảnh “sếp”. Ông thường vào vai giám đốc, trưởng phòng, và được khán giả, bạn diễn gọi bằng tên thân mật là “Sếp” hoặc “Sếp Hói”.  

Một vài tiểu phẩm mà Phạm Bằng hóa thân từ thời “Gala cười” tới nay vẫn được nhiều khán giả nhớ đến. Trong tiểu phẩm Trường học yêu vợ phát năm 2003, Phạm Bằng vào vai giáo sư Văn Ái, tốt nghiệp một học viện có tên Hạnh phúc. Ông mở lớp tuyển sinh dạy yêu vợ dành cho những người đàn ông với các học viên do Công Lý, Tự Long, Xuân Bắc thủ vai.

Ở Gala Cười năm 2004, Phạm Bằng xuất hiện trong tiểu phẩm Đóng dấu. Ông vào vai trưởng phòng, còn Công Lý hóa thân thành anh nông dân. Tiểu phẩm với hai nhân vật nhưng tạo ra không ít tiếng cười, mang đậm tính đả kích.

Phạm Bằng càng ghi dấu ấn với hình ảnh “sếp” khi tham gia trong tiểu phẩm Chuyện của sếp cùng các danh hài Quang Thắng, Vân Dung, Quốc Khánh. Xuất hiện trong các phim quảng cáo, Phạm Bằng luôn gắn liền với hình ảnh một ông sếp.

Một thời, mọi gia đình ngồi trước màn ảnh nhỏ đều quen thuộc với hình ảnh “sếp hói” Phạm Bằng

Với kinh nghiệm và duyên diễn hài, Phạm Bằng cũng vài lần tham gia “Gặp nhau cuối năm” - gala hài kịch được chờ đợi nhất hàng năm. Ông vào vai Táo Văn nghệ trong chương trình năm 2005, rồi vào vai Táo Tài nguyên Môi trường trong năm 2006.

Khoảng 10 năm trở lại đây, Phạm Bằng thường hợp tác với các nghệ sĩ hài như Công Lý, Quang Thắng, Vân Dung, Vượng “râu”… thực hiện các phim hài Tết. Ông hóa thân vào các vai sở trường như Tri phủ, quan huyện… mang lại tiếng cười cho khán giả. Ở tuổi ngoài 80, người xem vẫn được thấy ông “diễn sung” trong các phim hài như series Chôn nhời.

Phạm Bằng trong kịch hài tết Chôn nhời 

Cho tới đầu năm nay, ở tuổi 85, Phạm Bằng vẫn tự tay lái xe đi đóng phim. Ông tâm sự muốn làm việc cho vơi đi sự trống trải trong cuộc sống. Nhưng một nghệ sĩ với gần 60 năm tuổi nghề, nhận đủ huy chương danh hiệu, tỏa sáng trong lòng công chúng, phải yêu nghiệp diễn biết bao mới tiếp tục cống hiến tới sức lực cuối cùng như vậy.

Phạm Bằng vẫn đóng phim ở tuổi ngoài 80.

>> Xem Phạm Bằng đóng tiểu phẩm hài Nhà tài trợ:

>> Xem Phạm Bằng đóng tiểu phẩm hài Đạo và diễn:

HIỀN ĐỖ - Ảnh tư liệu

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Sách 'Hồi ức đến tương lai' của giáo sư Trần Văn Thọ tập hợp những bài báo chính luận, ghi chép và tùy bút đầy trăn trở, giàu cảm xúc của ông, một trong những trí thức Việt Nam tiêu biểu tại Nhật Bản.

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

'Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975' là chủ đề hành trình về nguồn dành cho văn nghệ sĩ TP.HCM năm 2025.

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa của Việt Nam được trao giải Văn hóa châu Á Fukuoka năm 2025, hạng mục Nghệ thuật văn hóa.

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Những hoàn cảnh trong vở Nơi kết thúc bắt đầu đều có một lý do để bước vào Cõi lưu luyến. Họ tạm dừng chân ở đây.

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt, trải dài từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII, là không gian vật chất quan trọng và mang giá trị về tâm linh và triết lý sâu sắc.

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Một số tin tức nổi bật: Thương Ba Sịa của Mẹ biển; Skibidi Toilet được chuyển thể thành phim; 'Lunch Lady' huyền thoại qua đời ở tuổi 58; Hoa hậu Somalia lên tiếng về hủ tục cắt âm vật.

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar