04/09/2016 14:13 GMT+7

Nhớ Hán Văn Tình với nụ cười hồn hậu

V.V.TUÂN ghi
V.V.TUÂN ghi

TTO - Nghệ sĩ Hán Văn Tình qua đời trưa 4-9 để lại nhiều nhớ tiếc trong lòng bạn bè, đồng nghiệp.

Nghệ sĩ Hán Văn Tình với vai Chu Văn Quềnh trong phim Đất và người - Ảnh tư liệu

Nhà văn Phạm Ngọc Tiến - người chuyển thể tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của nhà văn Nguyễn Khắc Trường thành kịch bản phim Đất và người - chia sẻ trên trang cá nhân:

“Vậy là Hán Văn Tình đã ra đi sau bao nhiêu nỗ lực chống lại căn bệnh ung thư định mệnh. Đang ở xa không về tiễn đưa em được nên viết mấy dòng chia tay.

Lần gặp đầu tiên ở hãng phim khi mình đã chín muồi ý định chuyển thể tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của nhà văn Nguyễn Khắc Trường thành phim 24 tập Đất và người.

Mình chào Tình và mời nhận vai Chu Văn Quềnh. Tình hỏi vai thế nào hả anh? - Vai sẽ mất tên. Tình cười bảo vậy anh cho xem kịch bản? - Kịch bản chưa viết. Ánh mắt thoáng hiện sự nghi ngờ nhưng Tình vẫn nhã nhặn lịch lãm nói lời xã giao.

Khi phim phát sóng gần hết, vợ chồng Tình đến nhà mình chơi. Lần đầu tiên có một diễn viên đóng vai trong kịch bản mình viết đến nhà cảm ơn.

“Em mất tên thật anh ạ. Giờ đi đâu em toàn bị gọi là thằng Quềnh. Hôm gặp anh, em về bảo vợ vừa gặp một lão nhà văn điên, làm đếch gì có cái vai ấy cơ chứ, thế mà đúng thật dù chưa hết phim”.

Mình cùng nhà văn Khuất Quang Thụy đã chuẩn bị rất kỹ cho nhân vật khác hoàn toàn với nhân vật tiểu thuyết này.

Cảm động khi mình bị tiểu đường lại vợ chồng Tình đến nhà thăm hỏi, mua thuốc chữa bệnh. Mình từ làm nhà, mua xe, giỗ họ... đều mượn Tình đi cùng theo yêu cầu của những đối tác. Họ yêu nhân vật Quềnh nên muốn được diện kiến. Chẳng bao giờ Tình từ chối mình dù Tình không ham ăn nhậu.

Lúc Tình mắc bệnh, có bạn mình mến Quềnh gửi 5 triệu đồng bảo em không quen anh ấy nên không vào thăm được nhờ anh chuyển giúp em. Mình chuyển, mắt Tình rơm rớm.

Nói điều này, Hán Văn Tình là một diễn viên trí tuệ và lịch lãm sống chừng mực không phóng túng. Bắt tay ai bao giờ Tình cũng đứng lên rất bặt thiệp.

Mình chỉ biết Tình qua vai diễn Chu Văn Quềnh nhưng cũng đủ cảm nhận về con người Tình. Một nhân cách ở trong một nghề nghiệp và môi trường đầy bả độc và cạm bẫy rất dễ đánh mất bản thân.

Tình ơi đi nhé. Đau đớn và khổ ải kiếp người để lại ở thế gian này. Thanh thản mà bước về miền cực lạc. Những gì cần làm Tình đã làm đủ. An lòng mà đi. Anh Tiến muốn im lặng tiễn Hán Văn Tình theo đúng bản tính không bao giờ viết về người vừa nằm xuống nhưng lại vẫn chính người bạn yêu nhân vật Quềnh đang đi cùng nhắc, viết về anh ấy ít dòng anh ạ. Thì viết mà cũng chả biết viết gì. Thôi coi như một lời chào vậy. Chuyến tàu số phận kẻ trước người sau. Đi nhé Tình ơi...”.

NSND Minh Hoà chia sẻ với Tuổi Trẻ: “... Khi anh ấy ra đi, chúng tôi nghĩ rằng âu cũng là số mệnh. Nhưng khi sống làm được điều tốt cho đời rồi thì khi anh ra đi tôi chỉ mong anh ấy được siêu thoát, thanh thản. Anh em đồng nghiệp rất hụt hẫng khi mất đi một người anh, một người đồng nghiệp. Anh ấy sống chân tình và vui tính lắm. Anh em gặp nhau, anh ấy bao giờ cũng cười. Chúng tôi sẽ nhớ mãi tiếng cười “ hề hề…” rất hồn hậu ấy".

Nghệ sĩ hài Vượng Râu cũng không giấu được xúc động khi chia sẻ về nghệ sĩ Hán Văn Tình: 

"Anh Tình làm những chương trình tết cùng chúng tôi bao giờ cũng rất năng nổ, mặc dù anh rất bận. Cũng như nghệ sĩ Văn Hiệp, anh Hán Văn Tình… đi đến đâu cũng được mọi người yêu thương, bởi họ là những nghệ sĩ trong sáng, chân chất, mộc mạc.

Cách đây một tuần, vợ tôi có lên thăm và nói chuyện với anh Tình nửa ngày. Anh nói chuyện rất khoáng đạt, rất vui. Anh ấy vẫn rất khát khao, rất muốn đóng phim và luôn nói rằng phải khỏe để tham gia đóng phim cùng chúng tôi.

Trong tôi có một chút hoang đường nhưng vẫn kỳ vọng vào phim năm nay sẽ có mặt anh Tình, dù ngắn cũng được. Nhưng mà cuối cũng vẫn không kịp.

Sự ra đi của anh Tình một lần nữa nhắc chúng ta về căn bệnh ung thư. Mà hai nguồn gây ra ung thư chủ yếu ở VN ai cũng nhìn thấy là vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường. Chúng ta cũng như các cơ quan chức năng phải lưu tâm và có biện pháp ngăn chặn những việc này, để làm sao nạn ung thư của chúng ta giảm đến mức ít nhất. Chứ không thể để mãi tình trạng mai biết tin một người ung thư, hôm sau lại thấy tin một người khác ung thư. Đến những ai chưa mắc bệnh cũng rất lo".

Trên Facebook, rất nhiều công chúng hâm mộ đã bày tỏ sự tiếc nhớ “lão Quềnh” với nụ cười hồn hậu, chân chất cùng những vai diễn để lại cho đời của ông. 

NSƯT Hán Văn Tình qua đời lúc 11g20 tại nhà riêng, hưởng dương 59 tuổi. Ông đã kiên cường chiến đấu với căn bệnh ung thư phổi suốt gần hai năm qua.

Dự kiến NSƯT Hán Văn Tình sẽ được án tang tại Khu nhà vườn, xã Văn Lương, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.

V.V.TUÂN ghi

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt, trải dài từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII, là không gian vật chất quan trọng và mang giá trị về tâm linh và triết lý sâu sắc.

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Một số tin tức nổi bật: Thương Ba Sịa của Mẹ biển; Skibidi Toilet được chuyển thể thành phim; 'Lunch Lady' huyền thoại qua đời ở tuổi 58; Hoa hậu Somalia lên tiếng về hủ tục cắt âm vật.

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Chu Viên Viên, diễn viên đóng Tống Khánh Linh, qua đời ở tuổi 51

Diễn viên Chu Viên Viên, nổi tiếng với vai diễn Tống Khánh Linh trong phim Tôn Trung Sơn, qua đời ở tuổi 51 sau quãng thời gian dài chiến đấu với bệnh tật.

Chu Viên Viên, diễn viên đóng Tống Khánh Linh, qua đời ở tuổi 51

Tượng bà Melania Trump bị cưa chỉ còn bàn chân

Bức tượng của bà Melania Trump một lần nữa bị phá hoại ngay tại quê nhà Slovenia.

Tượng bà Melania Trump bị cưa chỉ còn bàn chân

Hòa Hiệp biến tấu câu chuyện Thạch Sùng

Hòa Hiệp được biết đến là kép đẹp trên các sân khấu kịch Hồng Vân, Idecaf, trên phim ảnh. Nay anh bắt tay viết kịch bản và dàn dựng với câu chuyện Thạch Sùng.

Hòa Hiệp biến tấu câu chuyện Thạch Sùng

Lặng nghe các họa sĩ 'Kể chuyện sau ngày thống nhất'

Với 105 tác phẩm hội họa, điêu khắc, ký họa, cuộc trưng bày chuyên đề 'Kể chuyện sau ngày thống nhất' mang đến một không gian nghệ thuật giàu cảm xúc, tái hiện sống động những ký ức lịch sử và kết nối quá khứ với hiện tại.

Lặng nghe các họa sĩ 'Kể chuyện sau ngày thống nhất'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar