21/10/2014 04:34 GMT+7

Nhờ đâu một số bệnh nhân Ebola phương Tây sống sót?

NGUYỆT PHƯƠNG
NGUYỆT PHƯƠNG

TTO - Hiện vẫn chưa chưa có loại thuốc nào chữa được Ebola. Tại sao vài bệnh nhân ở phương Tây sống sót, trong khi một số khác thiệt mạng?

Bác sĩ Kent Brantly, người truyền máu cho ba bệnh nhân Ebola - Ảnh: Washington Post

Theo CNN, bác sĩ Mỹ Kent Brantly, Nancy Writebol và Rick Sacra đều bị nhiễm virút Ebola ở Liberia và bình phục sau khi được chữa trị ở Mỹ. Nữ y tá Tây Ban Nha Teresa Romero nhiễm bệnh sau khi chăm sóc hai bệnh nhân Ebola nhưng cũng đã khỏi.

Ngược lại bệnh nhân người Liberia Thomas Eric Duncan và nhà truyền đạo người Tây Ban Nha Miguel Pajares đều được chữa trị ở phương Tây nhưng đã qua đời.

Các chuyên gia y tế cho biết có nhiều nguyên nhân giải thích sự sống sót hay tử vong của bệnh nhân Ebola ở phương Tây.

Chữa trị sớm, chất lượng cao

Đây có lẽ là yếu tố quan trọng nhất để chống chọi virút Ebola. Những người sống sót ở Mỹ đều có một điểm chung là họ được đưa tới hai trong số bốn bệnh viện chuyên chữa bệnh truyền nhiễm hàng đầu. Bác sĩ Brantly và Writebol được điều trị tại Bệnh viện ĐH Emory ở Atlanta, Sacra bình phục tại Trung tâm Y tế Nebraska ở Omaha.

Bệnh nhân Duncan không được điều trị ở bốn bệnh viện này mà đến Bệnh viện Texas Health Presbyterian tại Dallas (Texas). Dù ông bị sốt và cho biết mình mới đến từ Liberia nhưng các bác sĩ chỉ cho ông uống kháng sinh rồi trả về nhà.

Sau đó ông suy yếu trầm trọng và được đưa trở lại bệnh viện này. Điều tra sau đó cho thấy Bệnh viện Texas Health Presbyterian không có kinh nghiệm và sự chuẩn bị cần thiết để đối phó với Ebola. Hai nữ y tá nhiễm bệnh hiện đã được đưa đến Emory và Viện Y tế quốc gia (NIH) ở Maryland.

Nhưng điều đó không có nghĩa là các bệnh nhân có thể chắc chắn sống sót khi đến Emory hay Trung tâm Y tế Nebraska.

“Đừng quên rằng đây là căn bệnh nguy hiểm chết người. Ở Tây Phi tỷ lệ tử vong lên đến hơn 60%. Tỷ lệ này ở Mỹ sẽ thấp hơn nhưng sẽ không bằng 0” - CNN dẫn lời chuyên gia y tế Sanjay Gupta.

Tiếp nước nhanh

Những người sống sót dù nhiễm virút Ebola thường được tiếp nước nhanh chóng. “Điều quan trọng nhất khi chăm sóc cho bệnh nhân Ebola là đảm bảo cơ thể họ không bị mất nước - bác sĩ Tom Frieden, giám đốc Trung tâm Kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết - Điều đó đòi hỏi sự tập trung đặc biệt”.

Và nếu bệnh nhân có sẵn hệ miễn dịch khỏe mạnh thì khả năng sống sót sẽ cao hơn. Nhưng những cơ sở y tế tưởng như chỉ là cơ bản ở Mỹ lại hoàn toàn không tồn tại ở Tây Phi, nơi virút Ebola đã sát hại hơn 4.500 người.

Trong khi đó, Nigeria đã tiêu diệt thành công Ebola, theo sự đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Khác với Guinea, Liberia và Sierra Leone, nhà chức trách Nigeria đã nhanh chóng phát hiện và giám sát các trường hợp tiếp xúc với bệnh nhân Ebola.

Truyền máu

Ba bệnh nhân Ebola ở Mỹ là Sacra, nữ y tá gốc Việt Nina Phạm và phóng viên NBC Ashoka Mukpo đều được truyền máu của bác sĩ Brantly, người đánh bại virút Ebola. Và cả ba đều hồi phục. Các chuyên gia cho biết trong máu người sống sót có chứa kháng thể chống Ebola.

“Thật may mắn là tôi có thể hiến máu cho ba bệnh nhân có cùng nhóm máu với tôi - bác sĩ Brantly cho biết - Tôi sẽ tiếp tục làm như vậy khi cần thiết”. Trước đó vụ bác sĩ Brantly không hiến máu cho bệnh nhân Duncan đã gây tranh cãi, nhưng trên thực tế hai người không có cùng nhóm máu.

Thuốc thử nghiệm

Các loại thuốc chưa được kiểm chứng có thể gây rủi ro lớn. Nhưng với tỷ lệ tử vong quá cao vì Ebola, WHO xác định việc sử dụng thuốc thử nghiệm chống bệnh là phù hợp với y đức kể cả khi y học chưa xác định được tác dụng phụ của chúng.

Hiện các loại thuốc thử nghiệm đang được sử dụng là ZMapp, Favipiravir, Brincidofovir và TKM-Ebola. Bác sĩ Brantly và Writebol cùng dùng ZMapp và sống sót, nhưng nhà truyền đạo Tây Ban Nha Pajares dù cũng được điều trị bằng loại thuốc này đã qua đời.

Bác sĩ Bruce Ribner, giám đốc Khoa bệnh truyền nhiễm của Bệnh viện ĐH Emory cảnh báo không nên tin tưởng hoàn toàn rằng ZMapp là loại thuốc hiệu quả 100%. Nữ y tá Tây Ban Nha Teresa Romero dùng thuốc kháng virút Favipiravir và cũng được truyền máu từ một bệnh nhân Ebola đã phục hồi.

Sacra được điều trị bằng thuốc TKM-Ebola. Cơ quan Thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) đã thông qua việc sử dụng rộng rãi thuốc này. Ông Duncan được điều trị bằng thuốc Brincidofovir nhưng chỉ nhận được thuốc sáu ngày sau khi nhập viện. Nếu được điều trị sớm hơn có thể ông đã sống sót.

NGUYỆT PHƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cảnh sát giao thông dẫn đường taxi chở bé trai co giật đến bệnh viện cấp cứu kịp thời

Thấy con trai bị sốc phản vệ, lên cơn co giật, người mẹ nhanh trí nhờ cán bộ Cục Cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ trên cao tốc dùng mô tô đặc chủng dẫn đường đến bệnh viện nhanh chóng.

Cảnh sát giao thông dẫn đường taxi chở bé trai co giật đến bệnh viện cấp cứu kịp thời

Đái tháo đường âm thầm 'tấn công' người trẻ, 5 người sẽ có 1 người không biết bệnh

Đó là thông tin được PGS Nguyễn Thị Bích Đào - chủ tịch Hội Đái tháo đường và nội tiết TP.HCM - chia sẻ tại hội thảo khoa học Chiến lược quản lý các bệnh lý tim mạch - chuyển hóa từ khuyến cáo đến thực hành lâm sàng do Bệnh viện Gia An 115 tổ chức.

Đái tháo đường âm thầm 'tấn công' người trẻ, 5 người sẽ có 1 người không biết bệnh

Cách nhận biết, điều trị bệnh 13% dân số thế giới mắc: Kém khoáng men răng hàm - răng cửa

Kém khoáng hóa men răng hàm - răng cửa (MIH) là bệnh lý phổ biến liên quan đến khiếm khuyết cấu trúc men răng trong quá trình phát triển, với tỉ lệ xác định khoảng 13% dân số thế giới.

Cách nhận biết, điều trị bệnh 13% dân số thế giới mắc: Kém khoáng men răng hàm - răng cửa

Bệnh viện Chợ Rẫy ứng dụng nhiều phương pháp tiên tiến trong điều trị ung thư

Tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), các phương pháp điều trị hóa trị, xạ trị, phẫu thuật, phối hợp đa mô thức tiên tiến đã và đang được triển khai, giúp quản lý bệnh tốt từ giai đoạn sớm, kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân ung thư.

Bệnh viện Chợ Rẫy ứng dụng nhiều phương pháp tiên tiến trong điều trị ung thư

Bộ Y tế chỉ đạo báo cáo vụ 'bác sĩ dỏm' giữa thủ đô và đi thẩm mỹ rồi tử vong

Từ “bác sĩ dỏm” hoạt động giữa trung tâm Hà Nội, một cơ sở thẩm mỹ bị tố sai phạm ở Hải Phòng đến vụ tử vong khi chuyển viện tại Thanh Hóa đều là những vi phạm nghiêm trọng trong lĩnh vực khám chữa bệnh vừa xảy ra.

Bộ Y tế chỉ đạo báo cáo vụ 'bác sĩ dỏm' giữa thủ đô và đi thẩm mỹ rồi tử vong

Khám, phát thuốc miễn phí cho cựu chiến binh, người có công

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ, Sở Nội vụ TP.HCM phối hợp tổ chức chương trình khám bệnh xương khớp - thần kinh và cấp phát thuốc miễn phí cho người có công với cách mạng.

Khám, phát thuốc miễn phí cho cựu chiến binh, người có công
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar