06/07/2017 16:11 GMT+7

Vừa đi vừa nhắn tin, kiểu đi sẽ rất lạ

ĐẮC LUÂN
ĐẮC LUÂN

TTO - Tất cả những người vừa đi vừa nhắn tin sẽ có chung một kiểu bước chân "thận trọng và cẩn thận quá lố" hơn so với bình thường.

Vừa đi vừa nhắn tin, kiểu đi sẽ rất lạ - Ảnh 1.

Dùng điện thoại tốt thôi, nhưng hãy cẩn trọng hơn khi đang di chuyển - Ảnh: CNET

Đây là kết quả nghiên cứu mới công bố trên tạp chí PLoS ONE (Mỹ) của nhóm chuyên gia tại Đại học Anglia Ruskin (Anh).

Nghiên cứu được tiến hành nhằm tìm hiểu việc sử dụng điện thoại di động tác động như thế nào tới cách quan sát của người dùng khi đi đường và cách họ vượt qua các chướng ngại vật.

Những người tham gia nghiên cứu sẽ được đeo một thiết bị theo dõi quan sát cử động của mắt (để ghi lại hướng nhìn của mắt) và các cảm biến phân tích chuyển động (để ghi lại cách bước chân).

Những người này sẽ phải bước qua những chướng ngại vật trên đường có độ cao tương đương với các lề đường trong khi soạn tin nhắn, đọc tin nhắn, nói chuyện điện thoại và cả khi không dùng điện thoại.

Theo đó các nhà khoa học nhận thấy khi cầm điện thoại, bất kể việc có đang dùng hay không, những người này đều sẽ giảm bớt tần suất nhìn và cũng nhìn nhanh hơn vào cách chướng ngại trên đường.

Trong nghiên cứu, những người tham gia đã giảm tới 61% thời gian quan sát chướng ngại khi họ di chuyển trên đường nếu đang sử dụng điện thoại.

Cùng với đó những người dùng điện thoại cũng chọn cách đi thận trọng và cử động bước chân theo cách quá mức cần thiết, như nhấc chân cao hơn và chậm hơn qua các chướng ngại vật để giảm nguy cơ bị mất thăng bằng.

Nghiên cứu cũng chỉ ra việc vừa đi vừa nhắn tin sẽ gây ảnh hưởng nhiều nhất cho hướng quan sát cũng như cách bước chân của mọi người. Việc vừa đi vừa đọc tin nhắn hay nghe điện thoại cũng gây ảnh hưởng nhưng với mức độ thấp hơn.

Tuy nhiên nhóm nghiên cứu cảnh báo: "Các tai nạn rất có thể sẽ xảy đến từ những chướng ngại bất ngờ xuất hiện mà người dùng điện thoại không biết như những người đi bộ khác hoặc các phương tiện di chuyển khác".

Các smombies (rút gọn của cụm từ "smartphone zombies", tạm dịch là 'những thây ma smartphone") đang trở thành mối nguy hiểm trên đường bộ tại khắp nơi trên thế giới.

Nhiều nơi đã triển khai các biện pháp nhằm giúp họ (và những người khác) được an toàn như lắp các đèn cảnh báo giao thông để nhắc nhở họ mỗi khi sang đường, thử nghiệm các làn đường riêng dành cho người dùng điện thoại và người không dùng điện thoại như ở Bỉ, Trung Quốc, Thái Lan và Washington.

Năm ngoái bang New Jersey của Mỹ thậm chí còn đề xuất phạt tiền với các smombies vừa đi vừa nhắn tin.

Vừa đi vừa nhắn tin, kiểu đi sẽ rất lạ - Ảnh 2.

Những smombies đang trở thành mối nguy trên phố đi bộ


ĐẮC LUÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chế độ ẩn danh không riêng tư như bạn vẫn nghĩ

Nhiều người tin rằng mở chế độ ẩn danh là đủ để che giấu mọi dấu vết khi truy cập Internet. Nhưng thực tế, bạn đang ẩn danh với ai, và liệu có thực sự 'ẩn' như tên gọi?

Chế độ ẩn danh không riêng tư như bạn vẫn nghĩ

Lừa đảo bằng deepfake voice ngày càng tinh vi, phải làm sao?

Công nghệ deepfake voice cho phép giả giọng giống hệt người thật, khiến nhiều người sập bẫy vì tin vào giọng nói quen thuộc.

Lừa đảo bằng deepfake voice ngày càng tinh vi, phải làm sao?

Những 'đặc sản' một thời của smartphone

Nút home vật lý, jack tai nghe 3.5mm... từng là 'đặc sản' của smartphone nhưng nay đã biến mất cùng sự phát triển chóng mặt của công nghệ hiện đại.

Những 'đặc sản' một thời của smartphone

Cách kẻ xấu thu thập thông tin qua trào lưu tìm lại ký ức với Google Maps

Chuyên gia bảo mật cảnh báo người tham gia trào lưu tìm lại ký ức với Google Maps có thể để lộ thông tin cá nhân mà không hay biết.

Cách kẻ xấu thu thập thông tin qua trào lưu tìm lại ký ức với Google Maps

Trí tuệ nhân tạo cảnh báo sớm thiên tai

AI đang giúp cảnh báo sớm thiên tai như động đất, lũ, sóng thần nhờ phân tích dữ liệu cảm biến, vệ tinh và mô phỏng lan truyền.

Trí tuệ nhân tạo cảnh báo sớm thiên tai

Bluetooth và AirDrop: Tưởng giống, hóa ra không

Bạn đã từng dùng Bluetooth để nghe nhạc qua tai nghe, AirDrop để gửi ảnh, nhưng có bao giờ thử so sánh chúng?

Bluetooth và AirDrop: Tưởng giống, hóa ra không
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar