19/01/2017 15:32 GMT+7

TP.HCM công bố ứng dụng cung cấp thông tin kẹt xe, lô cốt...

VIỄN SỰ - NGỌC ẨN
VIỄN SỰ - NGỌC ẨN

TTO - Công cụ này được kỳ vọng sẽ rất hữu dụng cho người dân khi thông tin các điểm kẹt xe, lô cốt hay biển báo tốc độ, hướng dẫn tìm đường đi… sẽ được chuyển tải miễn phí trên thiết bị di động.

Hình ảnh trang thông tin giao thông của TP.HCM

Chiều 19-1, Sở GTVT TP.HCM đã chính thức công bố và đưa vào sử dụng Cổng thông tin giao thông TP.HCM trên nền bản đồ số trực tuyến được thực hiện thông qua website tại địa chỉ www.giaothong.hochiminhcity.gov.vn và ứng dụng trên thiết bị di động sử dụng hệ điều hành Android OS (ứng dụng giao thông TP.HCM).

Phó chủ tịch UBND TP.HCM Lê Văn Khoa cũng đánh giá đây là một trong những giải pháp “phi công trình” cụ thể của TP.HCM trong việc chống ùn tắc giao thông.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Lê Văn Khoa nói: “Chúng ta đã bàn rất nhiều, bây giờ không bàn nhiều nữa mà phải làm. Và đây là một trong những việc chúng ta đang làm”.

Các hình ảnh từ camera sẽ được tích hợp vào bản đồ số trực tuyến giao thông - Ảnh: VIỄN SỰ

Theo ông Khoa, tiện ích của bản đồ số giao thông sẽ được đánh giá cụ thể qua thời gian người dân sử dụng. Cá nhân ông tin tưởng đây sẽ là tiện ích rất hữu dụng cho người dân.

Ông Khuất Việt Hùng - Phó chủ tịch thường trực ủy ban an toàn giao thông quốc gia nói đây là bước đột phá, ngành giao thông cả nước rất kỳ vọng vào bản đồ số giao thông này, và TP.HCM là địa phương đầu tiên thực hiện.

Ông Trần Quang Lâm - Phó giám đốc Sở Giao thông vận tải TP.HCM cho biết Cổng thông tin giao thông TP.HCM sẽ có 4 chức năng quan trọng: Cung cấp thông tin theo thời gian thực; các thông tin tiện ích; các công cụ tìm đường và  tiếp nhận phản hồi trực tuyến các phản ánh của người dân về các sự cố hạ tầng giao thông, tình trạng giao thông.

Tất cả những tiện ích này có được nhờ tích tích hợp dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của phương tiện vận tải lưu thông trên địa bàn TP.HCM, dữ liệu từ camera giao thông cùng các dữ liệu chuyên ngành giao thông khác.

Từ phải qua: Ông Bùi Xuân Cường, ông Lê Văn Khoa, ông Khuất Việt Hùng đang trực tiếp quan sát bản đồ số trực tuyến giao thông - Ảnh: VIỄN SỰ

Chức năng cụ thể của các nhóm  tiện ích gồm:

1. Cung cấp thông tin giao thông theo thời gian thực:

Bao gồm thông tin về tình trạng giao thông, mật độ giao thông, tốc độ lưu thông trên các tuyến đường trên địa bàn TP.

Thông tin về hình ảnh giao thông trực tuyến thông qua  hệ thống hơn 300 camera giao thông của Sở Giao thông vận tải.

Các thông tin cảnh báo khu vực đang xảy ra ùn tắc giao thông; các vị trí thi công công trình; thông tin các vị trí phân luồng giao thông nhằm giúp người dân lựa chọn lộ trình phù hợp.

2. Tư vấn cho người dân về lộ trình giao thông:

Tư vấn tối ưu về nhu cầu (quãng đường di chuyển, thời gian di chuyển) nhằm giúp người dân đưa ra quyết định hợp lý. Tránh đi qua khu vực có mật độ giao thông cao, các khu vực đang xảy ra ùn tắc, sự cố giao thông.

3. Cung cấp tiện ích giao thông trên đường:

Gồm thông tin về vận tốc lưu thông cho phép; vị trí các bãi giữ xe; các tuyến đường cho phép đỗ xe có thu phí; nhà vệ sinh công cộng, thời tiết, nhiệt độ... Đặc biệt trong dịp Tết sẽ có cả thông tin về các khu vực tổ chức chợ hoa Tết tại TP.HCM.

4. Tương tác với người sử dụng:

Sẽ có các công cụ tiếp nhận và phản hồi trực tuyến các phản ánh của người dân về những bất cập, sự cố hạ tầng giao thông, thủ tục hành chính liên quan đến giao thông và các góp ý khác.

Ông Trần Quang Lâm - Phó giám đốc Sở Giao thông vận tải cho biết bản đồ số trực tuyến giao thông này sẽ hoạt động 24/24 để phục vụ người dân TP.

Đây là phiên bản đầu tiên, trong quá trình hoạt động sẽ tiếp tục bổ sung, nâng cấp để hoàn thiện hơn nữa.

VIỄN SỰ - NGỌC ẨN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lừa đảo bằng deepfake voice ngày càng tinh vi, phải làm sao?

Công nghệ deepfake voice cho phép giả giọng giống hệt người thật, khiến nhiều người sập bẫy vì tin vào giọng nói quen thuộc.

Lừa đảo bằng deepfake voice ngày càng tinh vi, phải làm sao?

Những 'đặc sản' một thời của smartphone

Nút home vật lý, jack tai nghe 3.5mm... từng là 'đặc sản' của smartphone nhưng nay đã biến mất cùng sự phát triển chóng mặt của công nghệ hiện đại.

Những 'đặc sản' một thời của smartphone

Cách kẻ xấu thu thập thông tin qua trào lưu tìm lại ký ức với Google Maps

Chuyên gia bảo mật cảnh báo người tham gia trào lưu tìm lại ký ức với Google Maps có thể để lộ thông tin cá nhân mà không hay biết.

Cách kẻ xấu thu thập thông tin qua trào lưu tìm lại ký ức với Google Maps

Trí tuệ nhân tạo cảnh báo sớm thiên tai

AI đang giúp cảnh báo sớm thiên tai như động đất, lũ, sóng thần nhờ phân tích dữ liệu cảm biến, vệ tinh và mô phỏng lan truyền.

Trí tuệ nhân tạo cảnh báo sớm thiên tai

Bluetooth và AirDrop: Tưởng giống, hóa ra không

Bạn đã từng dùng Bluetooth để nghe nhạc qua tai nghe, AirDrop để gửi ảnh, nhưng có bao giờ thử so sánh chúng?

Bluetooth và AirDrop: Tưởng giống, hóa ra không

Hé lộ 'bí mật' mã OTP

Mỗi lần bạn đăng nhập hay thanh toán, mã OTP chỉ dùng được trong khoảng 30 giây rồi biến mất. Vì sao lại có giới hạn đó, và hệ thống nào đứng sau việc tạo mã nhanh chóng mà vẫn đảm bảo bảo mật?

Hé lộ 'bí mật' mã OTP
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar