09/12/2015 23:11 GMT+7

Tablet lai laptop Pixel C chính hãng Google ra mắt

PHONG VÂN
PHONG VÂN

TTO - Máy tính bảng (tablet) lai máy tính xách tay (laptop) Pixel C nhỏ gọn ở kích cỡ 10,2-inch "chính hãng" Google, giá tầm trung. Một đối thủ của iPad Pro, Surface Book và Galaxy Tab S2.

Thiết bị lai 2-trong-1, máy tính bảng Google Pixel C khi kết hợp với bàn phím vật lý - Ảnh: Arstechnica

Theo xu hướng 2-trong-1 hay "thiết bị lai" hiện nay, Pixel C là máy tính bảng (tablet) nhưng có thể chuyển đổi công năng thành máy tính xách tay (laptop) khi kết nối với bàn phím vật lý, tương tự , và  hay .

Không như các sản phẩm dòng Nexus của Google sản xuất bởi đối tác OEM như LG, HTC, Samsung hay Huawei, Pixel C do chính Google thiết kế và có tỉ lệ "tự sản xuất" rất cao. Đây là một điểm mới vì hiện chưa có thông tin về cơ sở sản xuất của Google.

Pixel C có lớp vỏ nhôm, mặt sau có đèn bốn màu đặc trưng từ logo Google gồm xanh dương, đỏ, vàng và xanh lá cây. Có thể gõ hai lần vào mặt lưng để bật những đèn này và xem lượng pin còn lại (mỗi đèn tương đương 25% pin).

Mặt lưng máy tính bảng Google Pixel C với đèn thể hiện dung lượng pin - Ảnh: Arstechnica

Màn hình Pixel C độ phân giải 2560 x 1800 đưa nó vào nhóm tablet màn hình thể hiện độ nét cao nhất hiện nay, với mật độ điểm ảnh 308ppi vượt hơn cả Surface lẫn iPad. Ngoài ra, màn hình có một tỉ lệ mới, 1:1.414, thay vì tỉ lệ màn hình 16:9 hay 4:3 phổ biến hiện nay.

Máy tính bảng Google Pixel C - Ảnh: Arstechnica

Bàn phím vật lý được giới thiệu kèm Pixel C có giá đỡ được ở nhiều vị trí đồng thời là vỏ che chắn khi gập lại.

Giá bán lẻ bàn phím là 150 USD trong khi giá máy Pixel C là 499 USD (tương đương 11,2 triệu đồng) cho cấu hình 32GB bộ nhớ trong và 599 USD cho 64GB.

* Thông số cấu hình tham khảo của tablet Google Pixel C:

  • Hệ điều hành: Android 6.0.1 Marshmallow
  • Màn hình: 10,2-inch LCD (2560 x 1800 pixel, 308ppi)
  • Chip xử lý: Nvidia Tegra X1 tám nhân (bốn nhân Cortex-A57 1,9GHz, bốn nhân Cortex-A53)
  • Chip đồ họa: Maxwell
  • RAM: 3GB
  • Bộ nhớ trong: 32GB / 64GB
  • Camera: sau 8MP, trước 2MP
  • Kết nối: Wi-Fi 802.11b/g/n/ac băng tần kép, Bluetooth 4.1, GPS, USB 3.1 Type-C (USB-C), jack audio 3,5mm
  • Kích cỡ/ Trọng lượng: 242 x 179 x 7mm, 517g
  • Pin: 9000 mAh
Thiết bị lai 2-trong-1, máy tính bảng Google Pixel C khi kết hợp với bàn phím vật lý - Ảnh: Arstechnica
Thiết bị lai 2-trong-1, máy tính bảng Google Pixel C khi kết hợp với bàn phím vật lý - Ảnh: Arstechnica
PHONG VÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Google ‘đọc vị’ bạn như thế nào mỗi lần tìm kiếm?

Chỉ cần bạn vừa gõ vài chữ cái đầu, Google đã hiện ra đúng điều bạn đang định tìm. Làm thế nào mà công cụ tìm kiếm này có thể ‘đọc' được suy nghĩ của bạn?

Google ‘đọc vị’ bạn như thế nào mỗi lần tìm kiếm?

AI nhận diện vật thể và cảnh vật: 'Đôi mắt' cho người khiếm thị

Cảnh báo chướng ngại vật, giúp định vị và tìm đường... công nghệ nhận diện vật thể và cảnh vật được ví như 'đôi mắt' cho người khiếm thị.

AI nhận diện vật thể và cảnh vật: 'Đôi mắt' cho người khiếm thị

AI thiết kế chuỗi ADN, mở ra kỷ nguyên mới công nghệ sinh học

AI đang góp mặt vào lĩnh vực sinh học bằng cách thiết kế các chuỗi ADN mới. Công nghệ này giúp tăng tốc nghiên cứu protein, vắc xin, vi sinh vật và nhiều ứng dụng y sinh tiềm năng khác.

AI thiết kế chuỗi ADN, mở ra kỷ nguyên mới công nghệ sinh học

Không hiểu thuật toán, không ai thấy bạn!

Người sáng tạo viết, quay, đăng nhưng ai được thấy, ai bị ẩn đi do một thực thể vô hình: thuật toán đề xuất. Trong thời đại AI kiểm soát dòng nội dung, người làm nghề không khỏi băn khoăn: Mình đang phục vụ khán giả thật hay chỉ cố làm hài lòng máy?

Không hiểu thuật toán, không ai thấy bạn!

Nga ra mắt ứng dụng nhập cảnh kỹ thuật số cho người nước ngoài

Ứng dụng ruID của Nga giúp đơn giản hóa thủ tục nhập cảnh miễn thị thực, thu thập dữ liệu sinh trắc học và tạo hồ sơ kỹ thuật số.

Nga ra mắt ứng dụng nhập cảnh kỹ thuật số cho người nước ngoài

Ngày càng nhiều thông tin sai, có nên tìm kiếm, hỏi AI?

Trong thời đại mà trí tuệ nhân tạo có thể trả lời mọi câu hỏi trong vài giây, nhiều người mặc định xem AI là nguồn kiến thức chính xác. Nhưng nếu thông tin đầu vào đã sai, AI liệu có thể tạo ra câu trả lời đúng?

Ngày càng nhiều thông tin sai, có nên tìm kiếm, hỏi AI?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar