28/11/2015 10:47 GMT+7

Smartphone: gần thành xa?

NGUYỄN NGỌC AN
NGUYỄN NGỌC AN

TT - Tôi đọc bài viết “Buổi tối gia đình: cùng... lên mạng” trên Tuổi Trẻ (21-11) cũng qua những giây phút lướt mạng vào tối thứ bảy. 

Nhiều lúc chúng ta vẫn giao tiếp với điện thoại di động nhiều hơn với người bạn bên cạnh - Ảnh minh họa: Quân Nam

May mắn là gia đình tôi không bị rơi vào hoàn cảnh của đôi vợ chồng trong bài viết. Nhưng điều khiến tôi không vui, có lẽ vì những chiếc smartphone mà tôi và bạn tôi ngày càng xa nhau.

Hồi ấy, tôi cũng chỉ biết sử dụng một chiếc điện thoại bình thường. Cô bạn gửi cho chiếc smartphone, nói tôi sử dụng để tiện liên hệ. Cũng nhờ đó mà tôi biết thế nào là sự hữu dụng của một chiếc smartphone. Nhưng ngược với bạn, tôi không quá say mê Facebook trong khi vì công việc bạn tôi sử dụng Facebook rất nhiều.

Ngày gần đây nhất, bạn đến chơi nhà như thường lệ. Và buồn thay, căn phòng cứ lạnh ngắt với âm thanh của bàn phím máy tính, của những lần điện thoại có tín hiệu tin nhắn từ Facebook, Viber...

Bạn chăm chú vào màn hình máy tính, thỉnh thoảng mở điện thoại ra xem, bấm khí thế với những dòng chữ đang ở trước mặt. Còn tôi, một góc phòng.

Trong bữa cơm, chiếc điện thoại cũng là vật bất ly thân bên cạnh chén đũa. Đi với nhau, bạn vẫn nhìn vào điện thoại. Tôi ước chi những lời hỏi thăm nhau có thể thay thế cho hai chiếc điện thoại bạn đang mang theo. Tôi không thể thốt lên rằng bạn hãy để điện thoại sang một bên và nói chuyện với tôi.

Tôi không đổ lỗi cho các nhà mạng, điện thoại, máy tính... mà chẳng qua do chúng ta không biết cách điều chỉnh, sử dụng hợp lý thời gian, đâu là dành cho công việc, cá nhân và đâu là dành cho nhau, giữa bạn bè, gia đình.

Thử hỏi làm sao không buồn phiền khi người ngồi đối diện lại chăm chú vào chiếc điện thoại trên tay, bỏ qua thời gian ở bên cạnh người mà biết đâu rất khó có cơ hội gặp lại nhau? Tương lai, những chiếc smartphone ngày càng được nâng cấp, sẽ hữu ích cho con người hơn. Nhưng tôi mong rằng smartphone sẽ rút ngắn khoảng cách chứ không làm chúng ta xa thêm dù đang sống cạnh nhau.

NGUYỄN NGỌC AN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

CapCut và điều khoản bị tranh cãi: Quyền dữ liệu thuộc về ai?

Thời gian qua rộ tin CapCut ‘âm thầm’ cập nhật điều khoản sử dụng để giữ lại video, âm thanh và hiệu ứng do người dùng tạo ra, ngay cả khi họ chưa từng chia sẻ.

CapCut và điều khoản bị tranh cãi: Quyền dữ liệu thuộc về ai?

Google ‘đọc vị’ bạn như thế nào mỗi lần tìm kiếm?

Chỉ cần bạn vừa gõ vài chữ cái đầu, Google đã hiện ra đúng điều bạn đang định tìm. Làm thế nào mà công cụ tìm kiếm này có thể ‘đọc' được suy nghĩ của bạn?

Google ‘đọc vị’ bạn như thế nào mỗi lần tìm kiếm?

AI nhận diện vật thể và cảnh vật: 'Đôi mắt' cho người khiếm thị

Cảnh báo chướng ngại vật, giúp định vị và tìm đường... công nghệ nhận diện vật thể và cảnh vật được ví như 'đôi mắt' cho người khiếm thị.

AI nhận diện vật thể và cảnh vật: 'Đôi mắt' cho người khiếm thị

AI thiết kế chuỗi ADN, mở ra kỷ nguyên mới công nghệ sinh học

AI đang góp mặt vào lĩnh vực sinh học bằng cách thiết kế các chuỗi ADN mới. Công nghệ này giúp tăng tốc nghiên cứu protein, vắc xin, vi sinh vật và nhiều ứng dụng y sinh tiềm năng khác.

AI thiết kế chuỗi ADN, mở ra kỷ nguyên mới công nghệ sinh học

Không hiểu thuật toán, không ai thấy bạn!

Người sáng tạo viết, quay, đăng nhưng ai được thấy, ai bị ẩn đi do một thực thể vô hình: thuật toán đề xuất. Trong thời đại AI kiểm soát dòng nội dung, người làm nghề không khỏi băn khoăn: Mình đang phục vụ khán giả thật hay chỉ cố làm hài lòng máy?

Không hiểu thuật toán, không ai thấy bạn!

Nga ra mắt ứng dụng nhập cảnh kỹ thuật số cho người nước ngoài

Ứng dụng ruID của Nga giúp đơn giản hóa thủ tục nhập cảnh miễn thị thực, thu thập dữ liệu sinh trắc học và tạo hồ sơ kỹ thuật số.

Nga ra mắt ứng dụng nhập cảnh kỹ thuật số cho người nước ngoài
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar