06/11/2014 09:30 GMT+7

​Sập bẫy khi mua điện thoại ở Singapore

MỸ LOAN
MỸ LOAN

TT - Nhiều người nước ngoài vì tin tưởng vào “thương hiệu” Singapore nên đã bị lừa đảo tại một số điểm buôn bán gian trá.

Cư dân mạng Singapore chụp ảnh cửa hàng Mobile Air đã đóng cửa ngày 5-11 - Ảnh từ Facebook

Chỉ một ngày sau khi báo chí Singapore đưa tin một du khách Việt Nam bị cửa hàng điện thoại Mobile Air trong khu Sim Lim Square lừa mua gói bảo hành điện thoại iPhone 6 và mất đến hàng chục triệu đồng thì một số nạn nhân của nạn “bắt chẹt” này đã lên tiếng. Đa số họ là người nước ngoài.

Theo Hiệp hội Người tiêu dùng Singapore, họ đã nhận được 35 vụ khiếu nại đối với hai cửa hàng Mobile Air và Mobile 22 trong khu Sim Lim Square, liên quan những hành vi “bắt chẹt” khách hàng. Thậm chí, báo Straits Times còn gọi hành vi của Mobile Air là “bỉ ổi”.

Nỗi ám ảnh Sim Lim

Ngày 5-11, báo Straits Times tiếp tục đưa tin một nữ sinh viên 19 tuổi người Ấn Độ bị sập bẫy “mua gói bảo hành” tại Mobile 22.

Nữ sinh viên giấu tên cho biết cô đang theo học tại một trường quốc tế ở Singapore. Cô đã chọn mua chiếc iPhone 6 tại Mobile 22 với giá 999 SGD (đôla Singapore).

Một nam nhân viên bán hàng cho biết phí bảo hành chỉ 39,90 SGD, nhưng ngay sau đó nữ sinh viên này đã phải bật khóc khi phát hiện thẻ tín dụng của mình bị trừ đến 1.000 SGD tiền phí bảo hành.

“Có một dấu X ở giữa số 39,90 và chữ 24 tháng mà người bán hàng rất mưu mô đã dùng ngón tay che lại và yêu cầu tôi ký vào biên lai. Tôi là một sinh viên thuộc tầng lớp trung bình ở Ấn Độ, tôi vừa mới có đủ tiền để mua chiếc điện thoại” - nữ sinh viên cho biết.

Khi nhân viên nói với cô gái rằng họ không thể hoàn tiền lại cho cô, nữ sinh viên đã nài nỉ họ và bật khóc vì số tiền đó còn là khoản tiền đóng học phí của cô.

Cô cho biết thêm sau đó đám nhân viên này không buồn đoái hoài đến cô và thậm chí còn hét vào mặt cô. Từ khi bị lừa lấy hết tiền, cô gái phải sống bằng những bữa ăn giá từ 3-4 SGD và cô không biết phải đòi tiền đền bù bằng cách nào.

“Cái ngày đó vẫn còn ám ảnh tôi, đó là thời gian tồi tệ nhất mà tôi trải qua ở đất nước này, vì trước đó tôi được nghe rằng Singapore là quốc đảo an toàn và những chuyện như thế này không thể xảy ra” - cô gái nói tiếp.

Nhân viên tại Mobile 22 đã từ chối trả lời về vụ việc với báo Straits Times, lấy lý do là chủ cửa hàng vắng mặt.

Cùng một thủ đoạn

Cùng ngày, anh Stephanus Titus Widjaja (người Singapore) cũng chia sẻ câu chuyện tồi tệ mà bạn gái của anh đã gặp ở Mobile Air vào ngày 24-10.

Bạn gái của Widjaja là người Malaysia sang du lịch và đến cửa hàng này để mua iPhone 6. Cô đồng ý mua với giá 1.150 SGD, bao gồm cả phí bảo hành. Tuy nhiên, sau đó nhân viên cửa hàng đòi cô phải trả thêm 1.048 SGD tiền phí bảo hành.

Cuối cùng, cô gái đành phải rời cửa hàng mà không mua được điện thoại nhưng phải mất 1.088 SGD. Widjaja thay mặt bạn gái trình báo vụ việc với cảnh sát và Hiệp hội Người tiêu dùng Singapore thì đến ngày 3-11 vừa qua anh mới đòi được cửa hàng Mobile Air trả lại cho cô bạn gái 308 SGD.

Hôm 4-11, báo Straits Times cũng đưa tin và hình ảnh anh Pham Van Thoai, được cho là một công nhân từ Việt Nam sang Singapore du lịch cùng bạn gái và đến cửa hàng Mobile Air trong khu Sim Lim Square để tìm mua iPhone 6, dự định làm quà sinh nhật cho bạn gái.

Anh được gợi ý mua thêm gói bảo hành một hoặc hai năm. Theo tờ báo, do không rành tiếng Anh, anh Thoai nghĩ rằng gói bảo hành được tặng kèm điện thoại nên đồng ý mua gói có thời hạn một năm.

Sau khi ký giấy tờ, đến lúc sắp rời khỏi cửa hàng, anh Thoai đã bị “sốc” khi nhân viên cửa hàng yêu cầu anh trả thêm 1.500 SGD (25,5 triệu đồng), nếu không sẽ không được cầm điện thoại về.

Do không biết phải xử lý thế nào, vị khách người Việt đã quỳ xuống, khóc lóc van nài phía cửa hàng nhận lại máy nhưng anh chỉ nhận được lời chế giễu từ các nhân viên cửa hàng.

Dù đã gọi cảnh sát đến can thiệp và cả Hiệp hội Người tiêu dùng Singapore, anh Thoai mới được trả lại một phần tiền và bị thiệt hại đến 550 SGD.

Cư dân mạng truy lùng chủ cửa hàng

Hành động của cửa hàng Mobile Air đã bị cư dân mạng Singapore lên án mạnh mẽ. Trên trang Facebook của báo Straits Times, phần lớn người bình luận cho rằng thái độ của cửa hàng là gian lận, bắt chẹt khách hàng.

Nhiều ý kiến cũng chỉ trích cách xử lý của giới chức Singapore. Họ cho rằng những hành vi này sẽ làm xấu hình ảnh và danh tiếng của đảo quốc Singapore.

Khi sự việc du khách Việt bị Mobile Air chèn ép lan truyền trên mạng, cộng đồng mạng tại Singapore đã gây áp lực đóng cửa doanh nghiệp này.

Trang Facebook của Doanh nghiệp vận tải SMRT Ltd tung lên mạng địa chỉ nhà riêng của Jover Chew cùng lời yêu cầu ông ta trả lại 550 SGD cho người thanh niên VN và đưa cả địa chỉ căn hộ dự phòng của ông ta.

MỸ LOAN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tài khoản ngân hàng, sim ảo: Không thể để chiêu trò lừa đảo kéo dài

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa yêu cầu các bộ ngành triển khai chiến dịch tổng rà soát tài khoản ngân hàng, sim điện thoại để phòng ngừa tội phạm lừa đảo trực tuyến.

Tài khoản ngân hàng, sim ảo: Không thể để chiêu trò lừa đảo kéo dài

Video xúc động về cựu binh hát trong chương trình tài năng Mỹ là sản phẩm của AI

Đoạn video xúc động về cựu binh Thế chiến 2 hát tưởng nhớ người bạn gây sốt mạng xã hội Mỹ, nhưng đây thực chất lại chỉ là sản phẩm dàn dựng bằng công nghệ AI tinh vi.

Video xúc động về cựu binh hát trong chương trình tài năng Mỹ là sản phẩm của AI

Siêu máy tính đám mây dự báo thời tiết đầu tiên trên thế giới

Siêu máy tính đám mây chứa 1,8 triệu bộ xử lý lõi, có thể thực hiện 60.000 tỉ phép tính mỗi giây, cho phép đưa ra dự báo chi tiết trước tới 14 ngày.

Siêu máy tính đám mây dự báo thời tiết đầu tiên trên thế giới

Apple ra mắt loạt trợ năng mới cho người khiếm thị và khiếm thính

Apple vừa công bố một loạt tính năng mới dành cho người dùng iPhone và iPad, tập trung hỗ trợ những người khiếm thị, khiếm thính hoặc có nhu cầu đặc biệt.

Apple ra mắt loạt trợ năng mới cho người khiếm thị và khiếm thính

Tập đoàn Điện lực Việt Nam cảnh báo fanpage tuyển dụng giả mạo

Tập đoàn Điện lực Việt Nam khẳng định trang fanpage có tên "Kênh việc làm EVN" với 6.000 lượt tài khoản theo dõi là giả mạo và sử dụng trái phép thương hiệu EVN.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam cảnh báo fanpage tuyển dụng giả mạo

Công bố 32 sản phẩm khoa học công nghệ tiêu biểu trên cổng thông tin đổi mới sáng tạo

Sau hơn 1 tháng ra mắt, cổng thông tin điện tử nq57.mst.gov.vn đã tiếp nhận 426 hồ sơ sản phẩm, giải pháp, trong đó 71 sản phẩm, giải pháp hữu ích đã được công bố.

Công bố 32 sản phẩm khoa học công nghệ tiêu biểu trên cổng thông tin đổi mới sáng tạo
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar