17/01/2017 11:09 GMT+7

​Rác thải điện tử, nỗi lo lớn của châu Á

D. KIM THOA
D. KIM THOA

TTO - Tại khu vực Đông Á và Đông Nam Á, đồ điện tử đang bị vứt bỏ với tốc độ đáng lo ngại. Hàng triệu tấn rác thải điện tử tích tụ.

Các công nhân Trung Quốc đang bê những chiếc ti vi cũ tới khu tái chế rác ở thành phố Nội Giang ở tây nam tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc - Ảnh: Liu Aiguo - Imaginechina

Theo trang tin Mashable, một nghiên cứu mới của Đại học LHQ đã xem xét tình trạng rác thải điện tử tại 12 quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc châu Á gồm Campuchia, Trung Quốc, Hong Kong, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, Philippines, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam.

Nghiên cứu nhận thấy số lượng rác thải điện tử bị vứt bỏ trong khu vực này trong khoảng thời gian từ 2010-2015 đã tăng trung bình 63% sau 5 năm.

Chẳng hạn với Trung Quốc, trong 5 năm, lượng rác thải điện tử của nước này đã tăng hơn gấp đôi, đạt tới 6,7 triệu tấn. Nhưng Hong Kong, Singapore và Đài Loan là những nơi có lượng rác thải điện tử cao nhất tính theo trung bình đầu người.

Tại châu Âu và châu Mỹ, tỉ lệ "đóng góp" rác thải điện tử theo đầu người là 15,6 kg, trong khi đó tỉ lệ trung bình tính theo đầu người về rác thải điện tử của châu Á là 3,7kg.

Một số lượng lớn rác thải điện tử của Mỹ và các nước khác đã bị mang tới các nước đang phát triển. Một báo cáo năm 2016 của The Intercept cho biết, khoảng 1/3 lượng thiết bị điện tử của Mỹ rốt cuộc đã có mặt tại những nơi như Đài Loan, Pakistan và Kenya.

Báo cáo của ĐH Liên hợp quốc kết luận: "Ngay cả việc vận chuyển những sản phẩm đã qua sử dụng và vẫn còn có thể dùng được này không phải bất hợp pháp, vẫn không có thị trường cho những sản phẩm lỗi thời này tại các nước đang phát triển".

Cũng theo báo cáo, châu Á vừa là nhà sản xuất vừa là nhà tiêu thụ lớn nhất đồ điện tử. Mặc dù lượng rác thải này tăng một phần do nhu cầu người dùng tăng cao, nhưng cũng còn vì thời gian sử dụng sản phẩm ngày càng bị rút ngắn đi.

Đi cùng với xu hướng gia tăng về rác thải điện tử là xu hướng đổ bỏ các sản phẩm này bất hợp pháp hoặc đốt hủy các sản phẩm điện tử cũ.

Tất cả những cách làm này đều gây hậu quả môi trường vô cùng nghiêm trọng, đe dọa tới sức khỏe con người khi các hóa chất độc hại và các kim loại nặng như chì và thủy ngân rò rỉ trong quá trình xử lý.

Việc tái chế rác thải điện tử không đúng quy cách cũng là một vấn đề. Báo cáo nghiên cứu chỉ ra nhiều cơ sở tái chế rác thải này đang sử dụng hóa chất trong quá trình được gọi là "tắm axit" để thu về các kim loại như vàng, bạc, chì từ các bảng vi mạch điện tử.

Đồng tác giả của báo cáo nghiên cứu, bà Deepali Sinha Khetriwal, cho biết: "Việc tiếp xúc gián tiếp với những chất độc hại này cũng là nguyên nhân của nhiều vấn đề sức khỏe. Nhất là với những gia đình làm nghề tái chế rác thải điện tử, họ thường sống và làm việc này ở cùng một khu vực, chưa kể những ảnh hưởng sức khỏe với cộng đồng người dân sống ở khu vực trong và xung quanh những lò tái chế rác thải điện tử đó".

D. KIM THOA

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chế độ ẩn danh không riêng tư như bạn vẫn nghĩ

Nhiều người tin rằng mở chế độ ẩn danh là đủ để che giấu mọi dấu vết khi truy cập Internet. Nhưng thực tế, bạn đang ẩn danh với ai, và liệu có thực sự 'ẩn' như tên gọi?

Chế độ ẩn danh không riêng tư như bạn vẫn nghĩ

Lừa đảo bằng deepfake voice ngày càng tinh vi, phải làm sao?

Công nghệ deepfake voice cho phép giả giọng giống hệt người thật, khiến nhiều người sập bẫy vì tin vào giọng nói quen thuộc.

Lừa đảo bằng deepfake voice ngày càng tinh vi, phải làm sao?

Những 'đặc sản' một thời của smartphone

Nút home vật lý, jack tai nghe 3.5mm... từng là 'đặc sản' của smartphone nhưng nay đã biến mất cùng sự phát triển chóng mặt của công nghệ hiện đại.

Những 'đặc sản' một thời của smartphone

Cách kẻ xấu thu thập thông tin qua trào lưu tìm lại ký ức với Google Maps

Chuyên gia bảo mật cảnh báo người tham gia trào lưu tìm lại ký ức với Google Maps có thể để lộ thông tin cá nhân mà không hay biết.

Cách kẻ xấu thu thập thông tin qua trào lưu tìm lại ký ức với Google Maps

Trí tuệ nhân tạo cảnh báo sớm thiên tai

AI đang giúp cảnh báo sớm thiên tai như động đất, lũ, sóng thần nhờ phân tích dữ liệu cảm biến, vệ tinh và mô phỏng lan truyền.

Trí tuệ nhân tạo cảnh báo sớm thiên tai

Bluetooth và AirDrop: Tưởng giống, hóa ra không

Bạn đã từng dùng Bluetooth để nghe nhạc qua tai nghe, AirDrop để gửi ảnh, nhưng có bao giờ thử so sánh chúng?

Bluetooth và AirDrop: Tưởng giống, hóa ra không
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar