11/08/2016 11:10 GMT+7

Người chơi Pokemon phá bản đồ VN trên Google Maps ra sao?

ĐỨC THIỆN
ĐỨC THIỆN

TTO - Cộng đồng mạng Việt Nam đang rất bức xúc với việc nhiều người chơi Pokemon Go đã lợi dụng tính năng cộng đồng của Google để phục vụ mục đích “săn thú” cá nhân của mình.

Người chơi có thể truy cập vào trang Google Map Maker, chọn địa điểm mong muốn tạo lập một pokestop và cung cấp các thông tin về vị trí đó - Ảnh: AFP

Trước đó, đại diện Google Map Maker - nhóm tình nguyện chuyên phê duyệt các địa điểm tại Việt Nam trên bản đồ Google Maps cho rằng người chơi trò Pokemon Go đang vô tình tạo nên những ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh bản đồ chung của đất nước Việt Nam.

Lợi dụng tính năng cộng đồng của Google

Trong trò chơi Pokemon, những địa điểm công cộng như công viên, nhà hàng, trường học, chùa, khu mua sắm… thường được trò chơi chọn làm nhưng nơi có thể xuất hiện nhiều thú Pokemon (gọi là Pokestop) để người chơi đến “săn”.

Cách làm này nhằm thu hút người tham gia chơi Pokemon (những địa điểm công cộng luôn có đông người) của nhà sản xuất Niantic Labs.

Tuy nhiên, do bản đồ trong Pokemon được lấy từ bản đồ Google Maps nên thông tin về các vị trí công cộng có trong game Pokemon cũng được lấy từ bản đồ của Google.

Do đó, sẽ có những khu vực có nhiều pokestop (Quận 1, TP.HCM) nhưng cũng có nhiều khu vực rất ít pokestop, thậm chí không có pokestop nào (các tỉnh lẻ).

Điều này là do trên bản đồ Google Maps không có đánh dấu những vị trí công cộng ở các khu vực ít người. Điều đó lại vô tình gây thiệt thòi cho nhiều người chơi Pokemon ở những địa điểm không có các pokestop.

Do đó, trong cuộc đua săn thú Pokemon, nhiều người chơi đã tìm ra và chia sẻ nhau cách tạo các địa điểm pokestop gần vị trí của mình hoặc nhà mình để dễ dang “săn thú”.

Họ làm điều này bằng cách lợi dụng tính năng cộng đồng của Google trong việc xây dựng bản đồ thông tin các vị trí địa điểm.

Cụ thể, người chơi truy cập vào trang Google Map Maker, chọn địa điểm mong muốn tạo lập một pokestop và cung cấp các thông tin về vị trí đó.

Hơn 6.000 địa điểm đã được đề xuất

Tuy nhiên thay vì chọn các vị trí công cộng đúng với thực tế thì nhiều người chơi đã chọn ngay nhà mình và cung cấp cho có thông tin của một địa điểm công cộng nào đó mà họ biết.

Sau đó đề xuất để Google phê duyệt, nếu được thông qua, vài ngày sau nhà của người chơi có thể trở thành một pokestop và họ chỉ việc ngồi nhà “săn thú” thay vì phải đội nắng đi ra đường như nhiều người chơi khác.

Đây được xem là một kiểu thủ thuật ăn gian trong trò chơi Pokemon Go nhưng lại gây tác động xấu đến bản đồ các địa điểm công cộng của Việt Nam.

Chẳng hạn những ngày qua đã có chuyện Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội bỗng dưng nằm ở Việt Trì (thực tế nằm ở Hà Nội), hay Trường ĐH Hàng Hải Việt Nam đang ở Hải Phòng bỗng dưng bay về nằm ngay Quận 1, TPHCM… 

Lê Bách, trưởng đại diện nhóm Google Map Maker Việt Nam cho biết trong những ngày qua, kể từ khi trò chơi Pokemon Go bắt đầu chính thức có mặt tại Việt Nam, những người tình nguyện tham gia nhóm phê duyệt địa điểm với anh đang phải đối mặt với một áp lực vô cùng lớn.

“Ước tính khoảng hơn 6.000 địa điểm đã được người dùng đề xuất trong mấy ngày qua, chúng tôi xử lý không xuể”, Lê Bách chia sẻ.

Theo anh Bách về lâu dài, việc làm này của những người mê chơi Pokemon sẽ vô tình làm xáo trộn bản đồ Việt Nam, ảnh hưởng rất nhiều đến vị trí các địa điểm quan trọng của nước ta trên bản đồ.

Hiện tại, đội tình nguyện Google Map Maker đang cố gắng hết sức để loại bỏ những đề xuất không đúng của người chơi Pokemon. 

Tuy nhiên, đề xuất của người chơi hiện giờ không khác gì hành động spam email khiến nhóm phụ trách phê duyệt của anh Bách đang khó có thể đảm đương công việc.

Trong khi đó còn có các nhóm của Google tại Ấn Độ và Mỹ cũng đang song song phê duyệt cùng với nhóm tại Việt Nam, và họ “có thể không hiểu biết rõ về Việt Nam” như nhóm của anh Bách nên có thể dẫn đến các hành vi duyệt sai vị trí, ảnh hưởng đến bản đồ chung của Việt Nam.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, việc phê duyệt một địa điểm được đề xuất cụ thể trên Google Maps thường phải chờ vài ngày để duyệt theo đề xuất của nhiều người dùng, tức nếu chỉ có một người dùng đề xuất, địa điểm đó chưa chắc đã được duyệt.

Hơn nữa, dù đã có tình trạng bị lọt một số địa điểm không đúng với thực tế nhưng với sự nhiệt tình của nhóm tình nguyện Google Map Maker cộng với sự kiểm soát của Google, chuyện xáo trộn địa điểm bản đồ một cách hỗn loạn khó có thể xảy ra.

Nêu quan điểm về vụ việc đang thu hút sự quan tâm rất lớn của cộng đồng mạng Việt Nam, sáng 11-8 Google đã ra thông báo.

Trong thông báo này, Google viết: “Pokemon Go là sản phẩm của Ninantic Labs, không phải là sản phẩm của Google. Chúng tôi không bình luận về các sản phẩm không thuộc Google”.

ĐỨC THIỆN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Trump Mobile xóa thông tin về xuất xứ điện thoại T1 sau khi ra mắt

Trang web của Trump Mobile đã xóa bỏ thông tin xuất xứ, sau nhiều tranh cãi về việc điện thoại T1 được sản xuất tại Trung Quốc.

Trump Mobile xóa thông tin về xuất xứ điện thoại T1 sau khi ra mắt

Google Maps: Không cần hỏi mà vẫn biết đường đang đông

Bạn loay hoay giữa dòng kẹt xe, xem lại thì thấy Google Maps đã báo tắc đường từ mấy phút trước. Làm sao ứng dụng này biết trước tình hình giao thông, lại còn cập nhật gần như tức thì như vậy?

Google Maps: Không cần hỏi mà vẫn biết đường đang đông

Công nghệ AutoML: AI đang tự học cách làm... AI

AI giờ có thể tự tạo mô hình học máy nhờ AutoML, công nghệ giúp tự động hóa quá trình chọn thuật toán, huấn luyện và điều chỉnh.

Công nghệ AutoML: AI đang tự học cách làm... AI

Website 'biết tất' thông tin thiết bị bạn dùng, có đáng lo?

Chỉ cần truy cập, web đã biết bạn đang dùng thiết bị gì: máy tính hay điện thoại. Bằng cách nào mà nó biết điều đó?

Website 'biết tất' thông tin thiết bị bạn dùng, có đáng lo?

CapCut và điều khoản bị tranh cãi: Quyền dữ liệu thuộc về ai?

Thời gian qua rộ tin CapCut ‘âm thầm’ cập nhật điều khoản sử dụng để giữ lại video, âm thanh và hiệu ứng do người dùng tạo ra, ngay cả khi họ chưa từng chia sẻ.

CapCut và điều khoản bị tranh cãi: Quyền dữ liệu thuộc về ai?

Google ‘đọc vị’ bạn như thế nào mỗi lần tìm kiếm?

Chỉ cần bạn vừa gõ vài chữ cái đầu, Google đã hiện ra đúng điều bạn đang định tìm. Làm thế nào mà công cụ tìm kiếm này có thể ‘đọc' được suy nghĩ của bạn?

Google ‘đọc vị’ bạn như thế nào mỗi lần tìm kiếm?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar