23/02/2016 11:12 GMT+7

Dùng điện thoại thông minh làm bài tập, tranh cãi gay gắt

MỸ LOAN (myloan@tuoitre.com.vn)
MỸ LOAN ([email protected])

TT - Hiện nhiều giáo viên ở Mỹ, Canada đang kêu gọi học sinh trung học dùng điện thoại thông minh làm bài tập ở nhà cũng như các chương trình học trên lớp. Vấn đề đang gây tranh luận gay gắt.

Tổng thống Mỹ Barack Obama trong một lần đến thăm một lớp học ở Washington - Ảnh: AFP

Tôi đưa ra câu hỏi kiểm tra và thỉnh thoảng các em không thể trả lời những câu hỏi đó vì chúng đang mất đi khả năng đánh giá vấn đề. Thật nguy hiểm

Thầy giáo người Mỹ DYLAN THOMAS

Nhiều học sinh trung học ở Mỹ đang dùng điện thoại như công cụ số một cho việc làm bài tập, đề tài nghiên cứu ở lớp. Hiện trạng này đang dấy lên mối quan ngại sẽ dẫn đến “chứng nghiện nặng điện thoại thông minh” dù giới giáo viên đảm bảo rằng họ vẫn kiểm soát được thời gian dùng của các em.

“Hiện nay ngành giáo dục chưa bắt kịp cách mà học sinh, sinh viên sử dụng các thiết bị công nghệ” - báo Wall Street Journal dẫn lời ông John Kim - giảng viên Trường kinh doanh Harvard.

Ông Kim cho biết hiện trường này đang giới thiệu mô hình học theo kiểu truyền thống phối hợp kiểu học trực tuyến, cho phép sinh viên tự dùng thiết bị công nghệ của họ mang theo khi đi học. Giảng viên Kim nhận thấy có 3/4 số sinh viên sử dụng điện thoại thông minh thay vì dùng máy tính.

Tiện dụng và gọn ghẽ

Trong một lớp sinh học biển ở Trường trung học Clarkstown ở New City (New York), nữ sinh 17 tuổi Ashley Garcia dùng ứng dụng Hyperlapse Mobile của Microsoft trong điện thoại của mình để tạo một đoạn phim giới thiệu về một loài cá. Tiếp đến, cô dùng ứng dụng WeVideo có cả giọng nói và nhạc nền để biên tập đoạn phim dài 2 phút vừa mới hoàn thành.

Tương tự, học sinh 16 tuổi Daniel Self của Trường trung học Raleigh Magnet ở đông nam North Carolina cũng miệt mài dùng chiếc điện thoại thông minh của em để soạn bài thuyết trình trên lớp. Em tìm kiếm tài liệu và dựng cả một loạt hình ảnh động về ứng cử viên tổng thống Đảng Cộng hòa Donald Trump và làm nhiều bài tập khác theo yêu cầu của giáo viên.

Daniel giải thích rằng em dùng điện thoại vì có thể mang theo bên mình đi bất cứ đâu, có thể làm việc ngay khi đang đi trên xe buýt, trong xe hơi, lúc ăn trưa hoặc đang ở nhà. “Với điện thoại thông minh tôi hoàn thành bài tập dễ hơn khi làm trên máy tính” - Daniel trả lời rất thẳng thắn.

Daniel và Ashley là hai trong số hàng triệu học sinh đang sử dụng điện thoại thông minh ở Mỹ.

Heidi Bernasconi, giáo viên dạy môn khoa học của Ashley, cho biết hiện cô đang tăng cường khuyến khích học sinh của mình làm bài tập bằng điện thoại. Cô giải thích tư duy giảng dạy của cô cũng rất mới: đó là cách cô có thể hòa nhịp với giới trẻ hiện nay và có thể kết nối với học sinh của mình theo cách thoải mái nhất, để hiểu học sinh của mình nhanh nhất.

Lợi bất cập hại?

Nhiều phụ huynh cho biết cảm thấy “có điều gì đó không ổn” trong việc khuyến khích học sinh dùng điện thoại trong học hành. Họ không thấy thoải mái khi con cái của họ dành quá nhiều thời gian vào chiếc điện thoại của chúng.

Ông Charles Houseworth, một phụ huynh người Mỹ, cho rằng có thể đối với mọi người thì những học sinh “kiểu mới” này được xem là thông minh khi sử dụng điện thoại ứng dụng vào việc học. Tuy nhiên, với ông thì không phải vậy: chúng đang được cho quá nhiều thời gian lạm dụng đặc quyền sử dụng điện thoại này.

“Về cơ bản, tôi không tin đây là một ý tưởng tốt khi cho học sinh dùng điện thoại thông minh trong lớp học” - ông Houseworth bình luận.

Một số ý kiến khác cho rằng việc tìm kiếm, cắt và dán bằng ứng dụng điện thoại không phải là học. Học sinh hiện nay đang mất dần những kỹ năng đọc, nghiên cứu, hấp thụ những kiến thức học thuật cũng như cách tư duy.

Nhiều phụ huynh cho biết việc cho phép sử dụng điện thoại thông minh trong lớp học cũng đang góp phần tạo thói quen gian lận cho các em. Ông Stephen Browning kể rằng nhiều học sinh trong lớp học của con trai ông đã dùng điện thoại chụp màn hình các bài kiểm tra và chuyển nội dung cho các buổi kiểm tra sau đó, một hình thức làm lộ đề bài.

“Một số giáo viên buộc phải quay lại hình thức kiểm tra trắc nghiệm sau khi phát hiện vấn đề” - ông Browning nói.

Google vào cuộc

Theo Wall Street Journal, nhiều học sinh sinh viên nói họ dùng các sản phẩm dựa trên nền tảng điện toán đám mây của Google trong điện thoại của họ như Docs để soạn tài liệu, Slides để làm bài thuyết trình.

Tuy nhiên, Google cho biết chỉ mới cung cấp những ứng dụng này cho giới giáo viên dùng cho các bài giảng trên lớp. Có hàng ngàn giáo viên và nhà quản lý đã tham dự các lớp huấn luyện sử dụng các ứng dụng này.

Sau khi hoàn thành khóa học, Google cung cấp chứng chỉ cho những giáo viên trên để họ về hỗ trợ cho những đồng nghiệp khác.

MỸ LOAN ([email protected])

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tập đoàn Điện lực Việt Nam cảnh báo fanpage tuyển dụng giả mạo

Tập đoàn Điện lực Việt Nam khẳng định trang fanpage có tên "Kênh việc làm EVN" với 6.000 lượt tài khoản theo dõi là giả mạo và sử dụng trái phép thương hiệu EVN.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam cảnh báo fanpage tuyển dụng giả mạo

Công bố 32 sản phẩm khoa học công nghệ tiêu biểu trên cổng thông tin đổi mới sáng tạo

Sau hơn 1 tháng ra mắt, cổng thông tin điện tử nq57.mst.gov.vn đã tiếp nhận 426 hồ sơ sản phẩm, giải pháp, trong đó 71 sản phẩm, giải pháp hữu ích đã được công bố.

Công bố 32 sản phẩm khoa học công nghệ tiêu biểu trên cổng thông tin đổi mới sáng tạo

Bí thư Cao Bằng: Chỉ vô tình chạm vào quảng cáo mua nhà, nhận ngay 50 cuộc gọi giới thiệu

Bí thư tỉnh Cao Bằng Quản Minh Cường đã dẫn chứng nội dung này để nói về tình trạng lộ lọt, lợi dụng dữ liệu cá nhân đang là vấn đề rất bức xúc, nóng hổi.

Bí thư Cao Bằng: Chỉ vô tình chạm vào quảng cáo mua nhà, nhận ngay 50 cuộc gọi giới thiệu

Hành trình tiến vào chung kết Đấu Trường Danh Vọng Mùa Xuân 2025 của FPT x Flash

Vượt qua nhiều thử thách, FPT x Flash sẽ có mặt tại vòng chung kết tổng giải đấu Liên Quân Mobile chuyên nghiệp cấp cao nhất tại Việt Nam.

Hành trình tiến vào chung kết Đấu Trường Danh Vọng Mùa Xuân 2025 của FPT x Flash

Smartphone tầm trung đua nhau ‘chào sân’ thị trường Việt Nam

Những chiếc smartphone tầm trung giá 10 triệu đồng, thậm chí thấp hơn, với nhiều tính năng công nghệ xịn sò được một loạt hãng điện thoại đua nhau ‘chào sân’ thị trường Việt Nam.

Smartphone tầm trung đua nhau ‘chào sân’ thị trường Việt Nam

Robot Optimus của Tesla có nguy cơ chậm ra mắt vì Trung Quốc

Tham vọng chinh phục thế giới robot hình người của Hãng xe điện Tesla (Mỹ) đang gặp trở ngại lớn, do chính sách xuất khẩu mới nhất của Trung Quốc.

Robot Optimus của Tesla có nguy cơ chậm ra mắt vì Trung Quốc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar