03/07/2015 10:47 GMT+7

Kêu không thấu

KHIẾT HƯNG
KHIẾT HƯNG

TT - Không biết những phản ảnh của người dùng điện thoại di động về việc bị nhà mạng trừ cước oan uổng đã là lần thứ mấy rồi?  

Chắc chắn nó không phải lần đầu tiên, càng không phải là lần thứ hai. Và chắc chắn cũng không phải những phản ảnh cá biệt. 

Thuê bao di động thường xuyên nhận tin nhắn quảng cáo dịch vụ của nhà mạng - Ảnh: Đ.Thiện

Đường dây nóng, hộp thư điện tử của Tuổi Trẻ trong thời gian dài đã nhận vô số phản ảnh thể hiện sự bức xúc của người tiêu dùng về tình trạng bị nhà mạng móc túi. Nhưng xem ra những tiếng kêu ấy chẳng thấu được tới cơ quan chức năng.

Kêu không thấu nên chẳng có gì ngạc nhiên khi nhà mạng cứ ngang nhiên cài đặt dịch vụ rồi trừ cước của người dùng. Khi người dùng phản ảnh thì nhận được câu trả lời kiểu như “anh không đăng ký thì tôi trừ tiền của anh làm gì?”.

Thậm chí ngay cả khi báo chí lên tiếng thì nhà mạng cũng chẳng thèm phản ứng. Căng quá thì đổ quanh đổ co cho lỗi kỹ thuật rồi trả lại tiền cho người dùng một khoản tượng trưng.

Hay một kiểu đổ vấy khác cũng thường được nhà mạng thực hiện là lôi đơn vị cung cấp dịch vụ nội dung ra “giơ đầu chịu báng”.

Ngay chính bản thân người viết bài này từng nhận được thông tin từ nhà mạng thông báo đã đăng ký thành công dịch vụ A dù mình chẳng hề đăng ký. Quá đỗi ngạc nhiên nên bốc máy hỏi lại nhà mạng thì được thanh minh do bên cung cấp dịch vụ nội dung tự cài đặt!?

Chuyện hợp tác ăn chia giữa nhà mạng với đơn vị cung cấp dịch vụ nội dung rất phổ biến hiện nay. Cứ cho là đơn vị cung cấp dịch vụ nội dung tự ý cài đặt thì cũng không thể nói rằng nhà mạng không biết.

Thuê bao của anh, dịch vụ chạy trên hạ tầng của anh, nếu muốn kiểm soát, nhà mạng hoàn toàn có thể kiểm soát được. Tôi ký hợp đồng sử dụng dịch vụ di động của anh, bây giờ tự nhiên có người cài đặt dịch vụ khác vào mà anh không biết, chẳng hóa ra việc bảo mật thuê bao bị thả nổi hay sao?

Có vẻ như chuyện làm ngơ để người dùng di động bị “móc túi” rồi nhận tiền ăn chia là cách thức kinh doanh của nhà mạng?

Trong khi người tiêu dùng gặp khó với việc đấu tranh trước kiểu kinh doanh “móc túi” của nhà mạng thì cơ quan quản lý nhà nước dường như chưa thật sự quyết liệt vào cuộc. Hôm qua, phóng viên Tuổi Trẻ đặt những vấn đề này lên bàn thanh tra Bộ Thông tin - truyền thông thì nhận được câu trả lời rất chung chung của ông trưởng phòng thanh tra viễn thông, công nghệ thông tin.

Cứ theo lời vị này thì phải có chứng cứ rất cụ thể gửi tới thanh tra họ mới có thể xử lý được. Nhưng hỡi ôi, chứng cứ ở đâu khi mà người tiêu dùng chỉ biết khẳng định họ không đăng ký dịch vụ, còn ai đã làm các động tác kỹ thuật để đăng ký thì chỉ nhà mạng mới biết được. Nếu người tiêu dùng có đầy đủ chứng cứ thì chắc chẳng cần tới cơ quan quản lý nhà nước.

Còn nếu thực tâm muốn bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì chỉ cần nghe thấy một phản ảnh là có thể vào cuộc được rồi. Và chắc chắn cơ quan quản lý cũng không thiếu thiết bị để xác định xem ai đã cài đặt dịch vụ bất hợp pháp vào các thuê bao di động.

KHIẾT HƯNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Khi nào công nghệ sạc không dây thay được dây sạc truyền thống?

Ra đời với lời hứa về sự tiện lợi, sạc không dây đến nay vẫn chưa đủ sức thay thế dây sạc truyền thống trong thói quen hằng ngày của người dùng. Công nghệ này liệu có đang chững lại?

Khi nào công nghệ sạc không dây thay được dây sạc truyền thống?

Trợ lý AI giúp tra cứu nhanh thông tin đơn vị hành chính mới

Trợ lý AI hoạt động 24/7 trên máy tính, điện thoại, máy tính bảng, giúp người dùng tra cứu nhanh các thông tin về đơn vị hành chính mới.

Trợ lý AI giúp tra cứu nhanh thông tin đơn vị hành chính mới

Hơn 659.000 vụ tấn công mạng nhằm vào cơ quan, doanh nghiệp Việt, 'tường lửa' nào giúp bảo vệ?

Tại Việt Nam, những năm gần đây ghi nhận hàng loạt vụ tấn công mạng nghiêm trọng, từ ransomware đến đánh cắp dữ liệu qua hình thức lừa đảo (phishing)...

Hơn 659.000 vụ tấn công mạng nhằm vào cơ quan, doanh nghiệp Việt, 'tường lửa' nào giúp bảo vệ?

Người Đan Mạch sắp có bản quyền khuôn mặt và giọng nói của chính mình?

Trước nguy cơ deepfake lan rộng, Đan Mạch đang xem xét dự luật cho phép người dân giữ bản quyền với khuôn mặt, giọng nói của họ.

Người Đan Mạch sắp có bản quyền khuôn mặt và giọng nói của chính mình?

Captcha hoạt động ra sao mà biết bạn không phải robot?

Bạn bấm vào ô xác nhận Captcha 'Tôi không phải là người máy', rồi tiếp tục như không có gì. Nhưng bạn không biết ngay khoảnh khắc đó, Google đang âm thầm đánh giá bạn dựa trên vô số tín hiệu tưởng chừng vô hình.

Captcha hoạt động ra sao mà biết bạn không phải robot?

Hệ sinh thái an ninh mạng của người Việt tích hợp cập nhật thông tin tình báo

Hệ sinh thái sản phẩm an ninh mạng NCS giúp các cơ quan, doanh nghiệp xây dựng nền tảng bảo mật vững chắc, tích hợp AI và thông tin tình báo liên tục được cập nhật với vai trò cảnh báo sớm.

Hệ sinh thái an ninh mạng của người Việt tích hợp cập nhật thông tin tình báo
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar