16/05/2016 16:02 GMT+7

Học sinh tấn công mạng 444 trường... cảnh báo thầy cô kém

TƯỜNG VY
TƯỜNG VY

TTO - Cậu học sinh 15 tuổi khai với cảnh sát Nhật Bản rằng cậu thực hiện vụ tấn công mạng để nhắc các giáo viên rằng họ "thiếu năng lực".

Một học sinh Nhật Bản đã đánh sập trang web của 444 trường học để "nhắc" các thầy cô rằng họ thực sự kém cỏi - Ảnh: PA

Cậu bé đã bị truy tố và đang đối mặt với khả năng bị phạt tiền 500.000 yen hoặc tối đa 3 năm tù giam, theo Telegraph ngày 16-5.

Vụ tấn công xảy ra cuối năm ngoái. Cậu học sinh được nói là đã đột nhập máy chủ của Ủy ban giáo dục Osaka, Nhật Bản và đánh sập 444 trang web của các trường trên khắp khu vực.

Báo chí Nhật nói đây là vụ tấn công mạng đầu tiên nhằm vào các trường học ở địa phương. Cảnh sát sau đó vào cuộc điều tra và bắt giữ cậu bé. Họ cũng tịch thu máy tính của cậu cùng tài liệu hướng dẫn tấn công mạng.

Theo truyền thông địa phương, cậu bé khai mình gây ra vụ tấn công nhằm cho thấy sự kém cỏi của các giáo viên.

"Tôi ghét cách các giáo viên át lời chúng tôi và không cho chúng tôi thể hiện bản thân", cậu bé nói với cảnh sát, theo Rocket News. "Vì vậy, tôi nghĩ tôi sẽ nhắc nhở họ về sự kém cỏi của họ. Thật thú vị khi thấy họ gặp khó. Tôi đã làm thế nhiều lần".

Theo Telegraph, những năm gần đây Nhật Bản đẩy mạnh các biện pháp chống lại tấn công mạng. Tháng trước, các bộ trưởng phụ trách công nghệ thông tin và truyền thông nhóm G7 đã họp ở đảo Shikoku tháng trước để bàn vấn đề tăng cường an ninh mạng.

Tuy nhiên nước này hiện thiếu hụt các chuyên gia an ninh mạng có tay nghề cao, dẫn đến nhiều vụ tấn công mạng trong những tháng gần đây, từ văn phòng thủ tướng đến hãng xe Nissan.

TƯỜNG VY

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chế độ ẩn danh không riêng tư như bạn vẫn nghĩ

Nhiều người tin rằng mở chế độ ẩn danh là đủ để che giấu mọi dấu vết khi truy cập Internet. Nhưng thực tế, bạn đang ẩn danh với ai, và liệu có thực sự 'ẩn' như tên gọi?

Chế độ ẩn danh không riêng tư như bạn vẫn nghĩ

Lừa đảo bằng deepfake voice ngày càng tinh vi, phải làm sao?

Công nghệ deepfake voice cho phép giả giọng giống hệt người thật, khiến nhiều người sập bẫy vì tin vào giọng nói quen thuộc.

Lừa đảo bằng deepfake voice ngày càng tinh vi, phải làm sao?

Những 'đặc sản' một thời của smartphone

Nút home vật lý, jack tai nghe 3.5mm... từng là 'đặc sản' của smartphone nhưng nay đã biến mất cùng sự phát triển chóng mặt của công nghệ hiện đại.

Những 'đặc sản' một thời của smartphone

Cách kẻ xấu thu thập thông tin qua trào lưu tìm lại ký ức với Google Maps

Chuyên gia bảo mật cảnh báo người tham gia trào lưu tìm lại ký ức với Google Maps có thể để lộ thông tin cá nhân mà không hay biết.

Cách kẻ xấu thu thập thông tin qua trào lưu tìm lại ký ức với Google Maps

Trí tuệ nhân tạo cảnh báo sớm thiên tai

AI đang giúp cảnh báo sớm thiên tai như động đất, lũ, sóng thần nhờ phân tích dữ liệu cảm biến, vệ tinh và mô phỏng lan truyền.

Trí tuệ nhân tạo cảnh báo sớm thiên tai

Bluetooth và AirDrop: Tưởng giống, hóa ra không

Bạn đã từng dùng Bluetooth để nghe nhạc qua tai nghe, AirDrop để gửi ảnh, nhưng có bao giờ thử so sánh chúng?

Bluetooth và AirDrop: Tưởng giống, hóa ra không
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar