10/03/2015 11:15 GMT+7

​Google sẽ phân loại kết quả tìm kiếm theo độ tin cậy?

D.KIM THOA
D.KIM THOA

TTO - Với mong muốn loại bỏ thông tin sai khỏi kết quả hiển thị, Tập đoàn Google đang nghiên cứu hệ thống tìm kiếm mới giúp phân loại các trang web dựa trên độ trung thực của thông tin.

Nhân viên làm việc trong cơ sở của Google tại bờ biển Venice ở Los Angeles, California - Ảnh: Reuters  

Theo trang Sputnik, kể từ cuối những năm 1990 khi Google ra đời cho tới nay, hệ thống thuật toán tìm kiếm và phân loại kết quả hiển thị của Google đều dựa theo mức độ phổ biến của các đường link.

Tuy nhiên, tập đoàn công nghệ này đang nghiên cứu hệ thống tìm kiếm mới dựa trên độ chính xác của nguồn tin thay vì độ phổ biến.

Nhà báo Hal Hodson trên tờ New Scientist cho rằng việc căn cứ vào độ phổ biến của thông tin đưa tới mặt trái vấn đề. Có những trang đầy rẫy thông tin sai lệch vẫn xuất hiện trong những kết quả tìm kiếm hiển thị đầu tiên nếu có đủ số lượt người kết nối tới trang đó.

Để khắc phục mặt trái này, hệ thống tìm kiếm mới của Google sẽ căn cứ vào tỉ lệ thông tin “không chính xác” trên một trang để xếp hạng trong kết quả tìm kiếm.

Nhóm nghiên cứu Goolge đã phát triển thuật toán gọi là Knowledge-Based Trust (niềm tin dựa trên tri thức) lý giải: “Một nguồn tin ít sai sót được cho là đáng tin cậy” sẽ được xếp hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm.

Google sẽ căn cứ vào cơ sở dữ liệu khổng lồ Knowledge Vault gồm những thông tin được cho là “khuôn vàng thước ngọc” của họ để đối chiếu với thông tin trên các trang web khác. Trang nào chứa thông tin sai lạc so với chuẩn đó sẽ bị “rớt hạng” trong kết quả tìm kiếm.

Theo Google, Knowledge Vault vốn được ca ngợi như một kho tàng tri thức nhân loại khổng lồ nhất, hiện có khoảng 2,8 tỉ thông tin mà phần lớn trang web đều đồng thuận là chính xác.

Và theo lý thuyết hoạt động của cỗ máy tìm kiếm mới Google, kết quả tìm kiếm sẽ hiển thị trước hết những trang web được cho là tin cậy nhất, những trang kém tin cậy sẽ bị xếp áp chót và khả năng không bao giờ được người dùng để mắt.

Với những vấn đề đang còn tranh cãi, hệ thống sẽ tự động hiển thị kết quả của cả hai phía.

Thông tin về hệ thống tìm kiếm mới của Google khiến dư luận dấy lên câu hỏi: ai sẽ là người tại Google “nắm cán cân công lý” để phân tách giữa các thông tin đúng và sai?

Tuy nhiên hệ thống mới của Google vẫn chưa chính thức hoạt động, tập đoàn này cũng chưa công bố ngày chính thức triển khai.

D.KIM THOA

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

AI nhận diện vật thể và cảnh vật: 'Đôi mắt' cho người khiếm thị

Cảnh báo chướng ngại vật, giúp định vị và tìm đường... công nghệ nhận diện vật thể và cảnh vật được ví như 'đôi mắt' cho người khiếm thị.

AI nhận diện vật thể và cảnh vật: 'Đôi mắt' cho người khiếm thị

AI thiết kế chuỗi ADN, mở ra kỷ nguyên mới công nghệ sinh học

AI đang góp mặt vào lĩnh vực sinh học bằng cách thiết kế các chuỗi ADN mới. Công nghệ này giúp tăng tốc nghiên cứu protein, vắc xin, vi sinh vật và nhiều ứng dụng y sinh tiềm năng khác.

AI thiết kế chuỗi ADN, mở ra kỷ nguyên mới công nghệ sinh học

Không hiểu thuật toán, không ai thấy bạn!

Người sáng tạo viết, quay, đăng nhưng ai được thấy, ai bị ẩn đi do một thực thể vô hình: thuật toán đề xuất. Trong thời đại AI kiểm soát dòng nội dung, người làm nghề không khỏi băn khoăn: Mình đang phục vụ khán giả thật hay chỉ cố làm hài lòng máy?

Không hiểu thuật toán, không ai thấy bạn!

Nga ra mắt ứng dụng nhập cảnh kỹ thuật số cho người nước ngoài

Ứng dụng ruID của Nga giúp đơn giản hóa thủ tục nhập cảnh miễn thị thực, thu thập dữ liệu sinh trắc học và tạo hồ sơ kỹ thuật số.

Nga ra mắt ứng dụng nhập cảnh kỹ thuật số cho người nước ngoài

Ngày càng nhiều thông tin sai, có nên tìm kiếm, hỏi AI?

Trong thời đại mà trí tuệ nhân tạo có thể trả lời mọi câu hỏi trong vài giây, nhiều người mặc định xem AI là nguồn kiến thức chính xác. Nhưng nếu thông tin đầu vào đã sai, AI liệu có thể tạo ra câu trả lời đúng?

Ngày càng nhiều thông tin sai, có nên tìm kiếm, hỏi AI?

Trong mắt thiết bị: Bạn là vân tay, khuôn mặt, một dãy mã số

Bạn là chính bạn, nhưng thiết bị chỉ tin điều đó khi vân tay, khuôn mặt hay mã số khớp hoàn hảo. Trong thế giới số, danh tính không còn là con người thật, mà là dữ liệu máy móc có chấp nhận hay không.

Trong mắt thiết bị: Bạn là vân tay, khuôn mặt, một dãy mã số
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar