03/10/2016 17:16 GMT+7

Góc khuất ít biết đến của pin smartphone bạn d​ùng

D. KIM THOA (Theo Washington Post, Business Insider)
D. KIM THOA (Theo Washington Post, Business Insider)

TTO - Pin smartphone ngày càng được cải tiến tăng dung lượng, mỏng hơn... theo kịp xu hướng hiện đại, nhưng một góc khuất về pin smartphone được phơi bày theo điều tra Washington Post.

Hình ảnh phơi bày thực trạng lao động nguy hiểm của thợ mỏ khai thác cô-ban tại Congo trong báo cáo điều tra của báo Washington Post - Ảnh: Washington Post

Theo Business Insider, các đại gia công nghệ như Intel và Apple đều đã có những bước hành động tiến bộ đáng kể trong việc chấm dứt sự lệ thuộc vào những loại khoáng sản gây xung đột như Vonfam, thiếc, tantali và vàng tại các mỏ khai thác ở Congo, nơi người lao động thường là các tù nhân.

Tuy nhiên, tại các mỏ trong khu vực này còn có một loại khoáng sản quan trọng khác là cô-ban và tình trạng bóc lột lao động liên quan tới việc khai thác nó vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng giống như các khoáng sản đã nhắc tới ở trên.

Cô-ban là loại khoáng sản được sử dụng trong các loại pin lithium-ion cung cấp năng lượng cho điện thoại di động thông minh và ôtô điện.

Báo cáo điều tra của báo Washington Post đã tiết lộ những cảnh cùng cực của những người lao động đang làm việc tại các mỏ khai thác cô-ban ở Congo.

Vì quá nghèo nên phải làm

Những người này được gọi là "các thợ mỏ thủ công", họ không phải là nhân viên trực tiếp của bất cứ công ty nào. Họ mưu sinh bằng cách nhảy xuống các hố khai thác, thường là chân không và không có bất cứ dụng cụ bảo hộ lao động nào.

Họ đào cô-ban theo cách thủ công. Các sự cố tai nạn gây thương tích hay chết người xảy ra như cơm bữa. Đôi khi trong số các công nhân đó còn có cả trẻ em.

Sau khi đào lên, cô-ban được đem ra rửa sạch tại các con sông. Quá trình này có thể làm nhiễm độc nguồn nước và gây dị tật thai nhi cùng nhiều nguy cơ sức khỏe khác.

Một ngày làm việc hiệu quả, các thợ mỏ khai thác cô-ban này kiếm được từ 2-3 USD.

Theo Washington Post, mặc dù những người này không phải thuộc diện bị bóc lột lao động, nhưng vì cuộc sống quá nghèo khổ, cực chẳng đã họ phải làm việc này.

Mặc dù Congo là nước có nhiều nguồn tài nguyên phong phú phục vụ cho lĩnh vực công nghiệp công nghệ, tuy nhiên người dân tại đây lại không phải những đối tượng hưởng lợi chính từ ưu thế tự nhiên đó.

Nhiều tập đoàn công nghệ đã biết về thảm cảnh tại các mỏ khai thác cô-ban ở Congo. Tuy nhiên mức độ quan tâm, hành động trong quá trình thanh tra và cải thiện tình hình rất khác nhau giữa các tập đoàn.

Bà Paula Pyers, giám đốc cao cấp phụ trách lĩnh vực trách nhiệm xã hội của chuỗi cung cấp tại tập đoàn Apple cho biết, tập đoàn này cam kết sẽ làm việc với nhà cung cấp chính của họ là Huayou Cobalt để chấm dứt tình trạng này, đồng thời tích cực giải quyết những vấn đề cơ bản gây ra đói nghèo.

Nhiều công ty khác tỏ ra không mấy mặn mà trong việc tham gia giải quyết vấn đề. Chuyên gia tư vấn Lara Smith của hãng Core Consultants có trụ sở tại Johannesburg cho rằng, thảm cảnh tại các mỏ cô-ban ở Congo vẫn là vấn đề không trông/không thấy với nhiều hãng công nghệ.

Bà Smith nói: "Các công ty không thể nói là họ không biết. Bởi vì nếu họ muốn hiểu, họ hoàn toàn có thể hiểu".

Kêu gọi hành xử đạo đức

Trên thực tế, đây không phải là loại khoáng sản duy nhất và cũng không phải khu vực duy nhất trên thế giới đang tồn tại tình trạng bóc lột lao động kinh hoàng trong lĩnh vực khai khoáng hay thu gom các loại vật liệu nền khác.

Tuy nhiên trong bối cảnh đó, nhiều bộ phận trong lĩnh vực công nghệ đã tạo ra phương tiện góp phần giải quyết tình trạng lao động bị bóc lột phổ biến khắp nơi.

Giám đốc điều hành Alexander Atzberger của tập đoàn SAP Ariba cho biết: "Có ít nhất 34 hạng mục mà tổ chức Ân xá quốc tế xác định có nguy cơ bóc lột lao động. Ariba cung cấp dịch vụ điện toán đám mây cho những người mua hàng của các công ty sử dụng.

Bằng việc cung cấp các dữ liệu liên quan tới tình trạng bóc lột lao động, công ty này nỗ lực cung cấp thông tin, giúp các khách hàng hiểu rõ các sản phẩm họ đang mua (từ pin cho tới các linh kiện bên trong) - có chứa các loại vật liệu có thể được khai thác bằng việc bóc lột lao động hay không và có thái độ hành xử phù hợp.

D. KIM THOA (Theo Washington Post, Business Insider)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Công bố 32 sản phẩm khoa học công nghệ tiêu biểu trên cổng thông tin đổi mới sáng tạo

Sau hơn 1 tháng ra mắt, cổng thông tin điện tử nq57.mst.gov.vn đã tiếp nhận 426 hồ sơ sản phẩm, giải pháp, trong đó 71 sản phẩm, giải pháp hữu ích đã được công bố.

Công bố 32 sản phẩm khoa học công nghệ tiêu biểu trên cổng thông tin đổi mới sáng tạo

Bí thư Cao Bằng: Chỉ vô tình chạm vào quảng cáo mua nhà, nhận ngay 50 cuộc gọi giới thiệu

Bí thư tỉnh Cao Bằng Quản Minh Cường đã dẫn chứng nội dung này để nói về tình trạng lộ lọt, lợi dụng dữ liệu cá nhân đang là vấn đề rất bức xúc, nóng hổi.

Bí thư Cao Bằng: Chỉ vô tình chạm vào quảng cáo mua nhà, nhận ngay 50 cuộc gọi giới thiệu

Hành trình tiến vào chung kết Đấu Trường Danh Vọng Mùa Xuân 2025 của FPT x Flash

Vượt qua nhiều thử thách, FPT x Flash sẽ có mặt tại vòng chung kết tổng giải đấu Liên Quân Mobile chuyên nghiệp cấp cao nhất tại Việt Nam.

Hành trình tiến vào chung kết Đấu Trường Danh Vọng Mùa Xuân 2025 của FPT x Flash

Smartphone tầm trung đua nhau ‘chào sân’ thị trường Việt Nam

Những chiếc smartphone tầm trung giá 10 triệu đồng, thậm chí thấp hơn, với nhiều tính năng công nghệ xịn sò được một loạt hãng điện thoại đua nhau ‘chào sân’ thị trường Việt Nam.

Smartphone tầm trung đua nhau ‘chào sân’ thị trường Việt Nam

Robot Optimus của Tesla có nguy cơ chậm ra mắt vì Trung Quốc

Tham vọng chinh phục thế giới robot hình người của Hãng xe điện Tesla (Mỹ) đang gặp trở ngại lớn, do chính sách xuất khẩu mới nhất của Trung Quốc.

Robot Optimus của Tesla có nguy cơ chậm ra mắt vì Trung Quốc

Viettel tại Hội nghị Thượng đỉnh Quốc gia số 2025: Xây kinh tế số an toàn với AI, công nghệ bảo mật

Viettel cam kết góp phần hiện thực hóa Nghị quyết 57 về thúc đẩy khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, và chuyển đổi số quốc gia, hướng tới mục tiêu kinh tế số đạt 30% GDP vào 2030.

Viettel tại Hội nghị Thượng đỉnh Quốc gia số 2025: Xây kinh tế số an toàn với AI, công nghệ bảo mật
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar