11/06/2017 10:26 GMT+7

Đức thử nghiệm phần mềm nhận diện khủng bố

HOÀNG NAM
HOÀNG NAM

TTO - Đức sẽ thử nghiệm phầm mềm nhận diện để giúp cảnh sát phát hiện và bắt giữ các đối tượng tình nghi khủng bố nhanh hơn.

Nhà ga Suedkreuz ở thủ đô Berlin nơi sẽ được thử nghiệm phần mềm nhận diện - Ảnh: AFP

Bộ trưởng Nội vụ Đức Thomas de Maiziere cho biết phần mềm sẽ được thử nghiệm trên những người tình nguyện tại nhà ga Suedkreuz ở thủ đô Berlin vào mùa hè này. 

Nếu thành công, hệ thống này sẽ được nhân rộng tại nhiều địa điểm khác, đồng thời cũng được sử dụng như một phương thức điều tra tội phạm.

“Chúng tôi lâu nay đã trang bị camera giám sát tại các nhà ga. Nhưng chúng tôi vẫn chưa thể, chẳng hạn như, đưa ảnh của nghi can khủng bố vào trong phần mềm có thể tự động cảnh báo khi hắn xuất hiện tại nhà ga”, bộ trưởng Maiziere trả lời phỏng vấn báo Tagesspiegel ngày 10-6.

“Nếu phần mềm này chứng minh được độ tin cậy, nó cũng có thể được sử dụng trong các trường hợp phạm tội nghiêm trọng tại những nơi khác, khi được lắp đặt cùng hệ thống camera giám sát”, ông Maiziere cho biết thêm.

Theo báo Tagesspiegel, hệ thống mới này rất khó vướng vào các rắc rối pháp lý vì nó chỉ được sử dụng rất hạn chế để xác định đối tượng tình nghi, và không xâm phạm quyền tự do công dân của những người không nằm trong diện điều tra.

Đức đã chịu nhiều vụ tấn công khủng bố kể từ mùa hè 2016, trong đó có vụ tấn công tại chợ Giáng sinh ở thủ đô Berlin vào tháng 12, khi một tên khủng bố người gốc Tunisia đã lái xe tải đâm vào đám đông khiến 12 người thiệt mạng.

Tên khủng bố sau đó đã tẩu thoát bằng phương tiện công cộng, vượt qua nhiều biên giới trước khi bị cảnh sát Ý bắn hạ gần một nhà ga ở Milan (Ý).

HOÀNG NAM

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lừa đảo bằng deepfake voice ngày càng tinh vi, phải làm sao?

Công nghệ deepfake voice cho phép giả giọng giống hệt người thật, khiến nhiều người sập bẫy vì tin vào giọng nói quen thuộc.

Lừa đảo bằng deepfake voice ngày càng tinh vi, phải làm sao?

Những 'đặc sản' một thời của smartphone

Nút home vật lý, jack tai nghe 3.5mm... từng là 'đặc sản' của smartphone nhưng nay đã biến mất cùng sự phát triển chóng mặt của công nghệ hiện đại.

Những 'đặc sản' một thời của smartphone

Cách kẻ xấu thu thập thông tin qua trào lưu tìm lại ký ức với Google Maps

Chuyên gia bảo mật cảnh báo người tham gia trào lưu tìm lại ký ức với Google Maps có thể để lộ thông tin cá nhân mà không hay biết.

Cách kẻ xấu thu thập thông tin qua trào lưu tìm lại ký ức với Google Maps

Trí tuệ nhân tạo cảnh báo sớm thiên tai

AI đang giúp cảnh báo sớm thiên tai như động đất, lũ, sóng thần nhờ phân tích dữ liệu cảm biến, vệ tinh và mô phỏng lan truyền.

Trí tuệ nhân tạo cảnh báo sớm thiên tai

Bluetooth và AirDrop: Tưởng giống, hóa ra không

Bạn đã từng dùng Bluetooth để nghe nhạc qua tai nghe, AirDrop để gửi ảnh, nhưng có bao giờ thử so sánh chúng?

Bluetooth và AirDrop: Tưởng giống, hóa ra không

Hé lộ 'bí mật' mã OTP

Mỗi lần bạn đăng nhập hay thanh toán, mã OTP chỉ dùng được trong khoảng 30 giây rồi biến mất. Vì sao lại có giới hạn đó, và hệ thống nào đứng sau việc tạo mã nhanh chóng mà vẫn đảm bảo bảo mật?

Hé lộ 'bí mật' mã OTP
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar