06/06/2015 09:35 GMT+7

Công nghệ mã hóa của Apple, WhatsApp tiếp tay cho IS

TRƯỜNG SƠN
TRƯỜNG SƠN

TTO - Theo quan chức cấp cao của FBI, công nghệ mã hóa của các mạng xã hội khiến việc liên lạc của IS và các nhóm khủng bố diễn ra hoàn toàn trong bóng tối.

Quan chức FBI Michael Steinback tại phiên điều trần hôm 4-6 - Ảnh: AFP

Phần lớn công ty công nghệ hiện nay đều sử dụng các công nghệ mã hóa nội dung cực kỳ phức tạp để bảo vệ người dùng.

Song, Michael Steinbach - phó giám đốc chống khủng bố thuộc Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) - cho rằng chính công nghệ này đã “tạo ra các vùng tối”, vốn đang giúp ích rất nhiều cho các tổ chức khủng bố như Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), theo AFP.

“Bọn khủng bố lợi dụng công nghệ mã hóa để tuyển mộ, cực đoan hóa (các thành viên) cũng như lên kế hoạch và lập âm mưu” - Steinbach nói tại phiên điều trần của Bộ An ninh nội địa Mỹ hôm 4-6.

Ông Steinback không nêu đích danh công ty nào nhưng nói rõ công nghệ mã hóa mà ông chỉ trích.

"Một vài công ty đang xây dựng hình mẫu doanh nghiệp trên công nghệ mã hóa end-to-end và hiện không có cách nào để chúng ta thấy chúng” - ông nói.

Công nghệ end-to-end đảm bảo chỉ có người gửi và người nhận mới giải mã được nội dung giao tiếp của họ mà không có bất kỳ bên thứ ba nào, kể cả nhà cung cấp dịch vụ, có thể can thiệp.

Ngay cả WhatsApp cũng không thể biết nội dung giao tiếp của người dùng - Ảnh: WhatsApp

WhatsApp, ứng dụng nhắn tin miễn phí được Facebook mua lại hồi năm ngoái, hiện đang mã hóa các đoạn chat của người dùng theo hình thức này, và Apple cũng đã chọn end-to-end làm công nghệ mã hóa mặc định cho hệ điều hành iOS của mình từ năm 2014.

Động thái này của các công ty công nghệ nhằm tăng cường bảo vệ người dùng kể từ khi các chương trình do thám của Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) bị Edward Snowden tiết lộ hồi năm 2013.

Do chỉ có người gửi và nhận trong giao tiếp end-to-end mới có thể giải mã nội dung, WhatsApp hay Apple không thể giúp lực lượng thực thi pháp luật tiếp cận với các dữ liệu này, ngay cả khi họ có trát đòi của tòa án.

Quyền riêng tư của người dùng do đó được đảm bảo tuyệt đối, song đây chính là lý do vì sao tại nhiều quốc gia, chính quyền lo ngại giới tội phạm cũng có thể lợi dụng điều này để liên lạc mà không bị phát hiện.

Quan chức FBI Steinbach vì thế kêu gọi phải có "thuốc đặc trị hợp pháp”, giúp các nhân viên thực thi pháp luật có thể tiếp cận các giao tiếp đã được mã hóa.

Steinbach cho rằng các hình thức giao tiếp trên Internet đã phát triển nhanh đến mức các công nghệ vốn giúp chính quyền có thể tiếp cận hợp pháp các nội dung giao tiếp trực tuyến hiện đã không còn tác dụng.

“Kết quả là việc liên lạc của IS và các nhóm khủng bố diễn ra hoàn toàn trong bóng tối” - quan chức FBI khẳng định.

TRƯỜNG SƠN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Công bố 32 sản phẩm khoa học công nghệ tiêu biểu trên cổng thông tin đổi mới sáng tạo

Sau hơn 1 tháng ra mắt, cổng thông tin điện tử nq57.mst.gov.vn đã tiếp nhận 426 hồ sơ sản phẩm, giải pháp, trong đó 71 sản phẩm, giải pháp hữu ích đã được công bố.

Công bố 32 sản phẩm khoa học công nghệ tiêu biểu trên cổng thông tin đổi mới sáng tạo

Bí thư Cao Bằng: Chỉ vô tình chạm vào quảng cáo mua nhà, nhận ngay 50 cuộc gọi giới thiệu

Bí thư tỉnh Cao Bằng Quản Minh Cường đã dẫn chứng nội dung này để nói về tình trạng lộ lọt, lợi dụng dữ liệu cá nhân đang là vấn đề rất bức xúc, nóng hổi.

Bí thư Cao Bằng: Chỉ vô tình chạm vào quảng cáo mua nhà, nhận ngay 50 cuộc gọi giới thiệu

Hành trình tiến vào chung kết Đấu Trường Danh Vọng Mùa Xuân 2025 của FPT x Flash

Vượt qua nhiều thử thách, FPT x Flash sẽ có mặt tại vòng chung kết tổng giải đấu Liên Quân Mobile chuyên nghiệp cấp cao nhất tại Việt Nam.

Hành trình tiến vào chung kết Đấu Trường Danh Vọng Mùa Xuân 2025 của FPT x Flash

Smartphone tầm trung đua nhau ‘chào sân’ thị trường Việt Nam

Những chiếc smartphone tầm trung giá 10 triệu đồng, thậm chí thấp hơn, với nhiều tính năng công nghệ xịn sò được một loạt hãng điện thoại đua nhau ‘chào sân’ thị trường Việt Nam.

Smartphone tầm trung đua nhau ‘chào sân’ thị trường Việt Nam

Robot Optimus của Tesla có nguy cơ chậm ra mắt vì Trung Quốc

Tham vọng chinh phục thế giới robot hình người của Hãng xe điện Tesla (Mỹ) đang gặp trở ngại lớn, do chính sách xuất khẩu mới nhất của Trung Quốc.

Robot Optimus của Tesla có nguy cơ chậm ra mắt vì Trung Quốc

Viettel tại Hội nghị Thượng đỉnh Quốc gia số 2025: Xây kinh tế số an toàn với AI, công nghệ bảo mật

Viettel cam kết góp phần hiện thực hóa Nghị quyết 57 về thúc đẩy khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, và chuyển đổi số quốc gia, hướng tới mục tiêu kinh tế số đạt 30% GDP vào 2030.

Viettel tại Hội nghị Thượng đỉnh Quốc gia số 2025: Xây kinh tế số an toàn với AI, công nghệ bảo mật
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar