16/06/2017 14:50 GMT+7

​Chế được pin 'uống nước' để hoạt động dưới biển

ĐỖ DƯƠNG
ĐỖ DƯƠNG

TTO - Công ty Open Water Power (OWP - Mỹ) công bố vừa chế tạo thành công loại pin giúp tăng thời gian hoạt động của thiết bị gấp 10 lần, đặc biệt trong môi trường nước biển pin sẽ tự tái tạo ra năng lượng

Loại pin phải "uống nước biển" để có thể hoạt động của công ty Open Water Power - Ảnh: Open Water Power

Theo trang tin của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), OWP đã phát triển một hệ thống pin cung cấp năng lượng mới được cho là an toàn và bền hơn dưới nước, giúp các thiết bị không người lái (UUV) có thể tăng công suất hoạt động gấp 10 lần so với việc sử dụng pin lithium-ion truyền thống.

Loại pin này của OWP có thể được ứng dụng rộng rãi trên nhiều phương diện. Cụ thể, nó có thể giúp các UUV lặn sâu hơn trong thời gian dài hơn, tới các vực sâu ở đại dương để tìm kiếm xác tàu đắm, sơ đồ hóa đáy biển và tiến hành nghiên cứu.

Chúng cũng có thể sử dụng trong các dự án thăm dò dầu khí tầm xa ngoài biển và ứng dụng trong nhiều chức năng quân sự khác.

Hiện tại OWP cũng đang hợp tác với hải quân Mỹ để thay thế các loại pin trong những cảm biến âm thanh được thiết kế để dò tìm, phát hiện các tàu ngầm của đối phương.

Mùa hè này, OWP sẽ triển khai chương trình thí điểm với công ty Riptide Autonomous Solutions, hãng chuyên sử dụng các UUV cho những nghiên cứu dưới nước.

HIện tại các UUV của Riptide Autonomous Solutions chỉ di chuyển được khoảng 100 hải lý trong một lần vận hành. Tuy nhiên công ty này hy vọng với loại pin mới của OWP, thiết bị của họ có thể di chuyển được khoảng cách 1.000 hải lý.

Hiện tại hầu hết các UUV đều đang sử dụng pin lithium, và đã gặp rất nhiều vấn đề khó khăn. Đây là loại pin được cho là dễ bắt lửa, do đó nhìn chung pin lithium cỡ dùng cho UUV thường không được phép vận chuyển đường không.

Chưa kể loại pin này thường phải bọc trong các vỏ kim loại có khả năng chịu được áp lực lớn rất đắt tiền.

Trong khi đó loại pin của OWP an toàn hơn, rẻ hơn và thời gian sử dụng cũng lâu hơn. Theo đó khi một UUV được trang bị hệ thống pin này chìm dưới nước, nước biển sẽ tràn vào pin và được phân chia tại cực âm thành các anion hydroxide và khí hydrogen.

Các anion hydroxide sẽ tương tác với cực dương bằng nhôm, tạo ra aluminum hydroxide và giải phóng ra các electron. Các electron anfy sẽ di chuyển trở lại phía cực âm, tạo ra năng lượng trong quá trình trở lại bắt đầu một chu kỳ mới.

Tất cả các thành tố của pin do OWP phát triển sẽ chỉ được kích hoạt khi ngập trong nước biển. Và khi cực dương bằng nhôm bị mòn, người ta có thể thay thế nó với giá thành rất rẻ.

ĐỖ DƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lừa đảo bằng deepfake voice ngày càng tinh vi, phải làm sao?

Công nghệ deepfake voice cho phép giả giọng giống hệt người thật, khiến nhiều người sập bẫy vì tin vào giọng nói quen thuộc.

Lừa đảo bằng deepfake voice ngày càng tinh vi, phải làm sao?

Những 'đặc sản' một thời của smartphone

Nút home vật lý, jack tai nghe 3.5mm... từng là 'đặc sản' của smartphone nhưng nay đã biến mất cùng sự phát triển chóng mặt của công nghệ hiện đại.

Những 'đặc sản' một thời của smartphone

Cách kẻ xấu thu thập thông tin qua trào lưu tìm lại ký ức với Google Maps

Chuyên gia bảo mật cảnh báo người tham gia trào lưu tìm lại ký ức với Google Maps có thể để lộ thông tin cá nhân mà không hay biết.

Cách kẻ xấu thu thập thông tin qua trào lưu tìm lại ký ức với Google Maps

Trí tuệ nhân tạo cảnh báo sớm thiên tai

AI đang giúp cảnh báo sớm thiên tai như động đất, lũ, sóng thần nhờ phân tích dữ liệu cảm biến, vệ tinh và mô phỏng lan truyền.

Trí tuệ nhân tạo cảnh báo sớm thiên tai

Bluetooth và AirDrop: Tưởng giống, hóa ra không

Bạn đã từng dùng Bluetooth để nghe nhạc qua tai nghe, AirDrop để gửi ảnh, nhưng có bao giờ thử so sánh chúng?

Bluetooth và AirDrop: Tưởng giống, hóa ra không

Hé lộ 'bí mật' mã OTP

Mỗi lần bạn đăng nhập hay thanh toán, mã OTP chỉ dùng được trong khoảng 30 giây rồi biến mất. Vì sao lại có giới hạn đó, và hệ thống nào đứng sau việc tạo mã nhanh chóng mà vẫn đảm bảo bảo mật?

Hé lộ 'bí mật' mã OTP
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar