30/04/2015 20:43 GMT+7

Cách quyên góp cho nạn nhân động đất ở Nepal

THANH TRỰC
THANH TRỰC

TTO - Các trang mạng, những công ty công nghệ đang hỗ trợ tích cực cho nạn nhân thảm họa động đất ở Nepal, và đây là những cách bạn có thể tham gia.

Một người đàn ông trên đống đổ nát sau thảm họa động đất ở Nepal - Ảnh: EPA

Trước hết, đừng đến Nepal bây giờ và trong vài tuần tới. Vì sao? Dù rất mong muốn và tình nguyện đến tham gia giúp đỡ, nhưng nếu bạn không phải là những chuyên gia có đủ kỹ năng chuyên nghiệp để tự chăm lo cho bản thân ở môi trường đang có thảm họa bên cạnh các kỹ năng cứu hộ, thì hãy ở nhà.

* Có thể tham khảo các kiến thức cho các tình nguyện viên muốn làm việc tại nước ngoài qua website http://learningservice.info/ trước khi lên đường.

Đừng gửi đồ cứu trợ, hãy quyên góp tiền. Các tổ chức cứu trợ hiện không thể nào có đủ thời gian sàng lọc, phân loại, xem xét các nạn nhân có thật sự cần không... Các tổ chức cứu trợ, từ thiện, có thể tự mua các trang thiết bị, nhu yếu phẩm thực sự cần thiết cho các nạn nhân từ nguồn tiền quyên góp. Do đó, nếu có thể bán, hãy bán chúng, dùng tiền đó quyên góp.

Quyên góp tại đâu?

Trước hết, bạn cần một thẻ tín dụng thanh toán quốc tế (có thể đăng ký ở bất kỳ ngân hàng nào) hoặc tài khoản Paypal.

Kế đến, cẩn trọng với mọi email gửi đến hộp thư cá nhân, các website kêu quyên quyên góp mọc lên như nấm, đó thường là dịp bọn lừa đảo tung ra rất nhiều chiêu thức lừa đảo trên mạng.

* Những tổ chức cứu trợ đáng tin cậy:

CARE Emergency: đội ngũ của CARE có mặt ở 90 quốc gia, và đã làm việc tại Nepal từ năm 1978 với nhiều chương trình khác nhau, từ giáo dục, sức khỏe, nước sạch... (Tham khảo về CARE và đóng góp tại: http://www.care.org/donate)

GlobalGiving: trên trang của tổ chức này có ghi rõ các mức tiền quyên góp, và chúng sẽ được dùng vào những công việc gì, bao gồm cả việc tái thiết, khôi phục lại Nepal về lâu dài. Bạn đọc tại Mỹ chỉ cần nhắn tin với nội dung "GIVE NEPAL" (không bao gồm ngoặc kép) gửi đến tổng đài 80088 để quyên góp 10 USD vào quỹ Nepal Earthquake Relief Fund.

Đóng góp qua GlobalGiving tại đây.

Save the Children: tập trung hướng tới các trẻ em và những gia đình chịu ảnh hưởng nặng nề sau trận động đất kinh hoàng ở Nepal. Số tiền quyên góp sẽ chuyển đến quỹ Nepal Earthquake Children’s Relief Fund. Tham khảo thông tin tại: https://secure.savethechildren.org/site/c.8rKLIXMGIpI4E/b.9274575/k.FD90/Nepal_Earthquake_Childrens_Relief_Fund/apps/ka/sd/donor.asp

UNICEF: bạn đọc ở Việt Nam có thể đóng góp tại đây.

Các công ty công nghệ góp sức

Một số công ty công nghệ đã quyên góp và mở kênh quyên góp cho người dùng, số tiền của bạn sẽ đến thẳng các tổ chức cứu trợ.

Facebook Safety Check. Facebook ngay lập tức mở công cụ Safety Check, giúp những người đang mắc kẹt thông báo rằng mình an toàn để bạn bè và người thân biết. Công cụ này được Facebook xây dựng năm 2011 sau thảm họa sóng thần và động đất tại Nhật Bản. 

Bên cạnh đó, Facebook đóng góp 2 triệu USD cho International Medical Corps. Mở kênh trực tuyến tại https://www.facebook.com/nepalearthquakesupport để mọi người dùng mạng xã hội có thể tham gia đóng góp tiền đến các nạn nhân tại Nepal, Ấn Độ và Bangladesh (khu vực chịu ảnh hưởng). Số tiền sẽ được International Medical Corps mua nhu yếu phẩm cứu trợ, gồm thực phẩm, nước sạch... chuyển đến các nạn nhân. (tham khảo thông tin tại đây)

Google.org mở kênh tìm kiếm Google Person Finder, hỗ trợ các người thân tìm kiếm thông tin về nhà sau trận động đất. Person Finder được Google cho ra mắt lần đầu vào năm 2010 sau thảm họa động đất ở Haiti.

Google đóng góp một triệu USD, hạ cước các cuộc gọi Google Voice từ Nepal xuống mức thấp nhất (1 xu/phút), không chọn gói miễn phí vì tránh các tin tặc lạm dụng. Tin buồn đến với công ty khi một giám đốc điều hành của Google thiệt mạng trong trận lở tuyết do động đất gây ra khi đang đi cùng với đội thám hiểm của công ty Jagged Globe có trụ sở Anh.

Apple iTunes Store. Apple thông qua Hội chữ Thập đỏ Hoa Kỳ (American Red Cross) đóng góp cho nạn nhân ở Nepal. Người dùng Apple có thể tham gia đóng góp từ iTunes Store, số tiền sẽ trích từ thẻ tín dụng đăng ký tài khoản iTunes.

Microsoft miễn phí tất cả cuộc gọi qua Skype đến và đi các số điện thoại bàn, điện thoại di động ở Nepal. Công ty cũng đóng góp công nghệ và các kết nối, duy trì mạng Internet để liên lạc trong khu vực có thảm họa.

Tương tự Microsoft, Viber cũng miễn phí tất cả cuộc gọi Viber Out từ Nepal.

Mạng xã hội LinkedIn phối hợp với Network for Good mở kênh đóng góp tại đây.

THANH TRỰC

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Trump Mobile xóa thông tin về xuất xứ điện thoại T1 sau khi ra mắt

Trang web của Trump Mobile đã xóa bỏ thông tin xuất xứ, sau nhiều tranh cãi về việc điện thoại T1 được sản xuất tại Trung Quốc.

Trump Mobile xóa thông tin về xuất xứ điện thoại T1 sau khi ra mắt

Google Maps: Không cần hỏi mà vẫn biết đường đang đông

Bạn loay hoay giữa dòng kẹt xe, xem lại thì thấy Google Maps đã báo tắc đường từ mấy phút trước. Làm sao ứng dụng này biết trước tình hình giao thông, lại còn cập nhật gần như tức thì như vậy?

Google Maps: Không cần hỏi mà vẫn biết đường đang đông

Công nghệ AutoML: AI đang tự học cách làm... AI

AI giờ có thể tự tạo mô hình học máy nhờ AutoML, công nghệ giúp tự động hóa quá trình chọn thuật toán, huấn luyện và điều chỉnh.

Công nghệ AutoML: AI đang tự học cách làm... AI

Website 'biết tất' thông tin thiết bị bạn dùng, có đáng lo?

Chỉ cần truy cập, web đã biết bạn đang dùng thiết bị gì: máy tính hay điện thoại. Bằng cách nào mà nó biết điều đó?

Website 'biết tất' thông tin thiết bị bạn dùng, có đáng lo?

CapCut và điều khoản bị tranh cãi: Quyền dữ liệu thuộc về ai?

Thời gian qua rộ tin CapCut ‘âm thầm’ cập nhật điều khoản sử dụng để giữ lại video, âm thanh và hiệu ứng do người dùng tạo ra, ngay cả khi họ chưa từng chia sẻ.

CapCut và điều khoản bị tranh cãi: Quyền dữ liệu thuộc về ai?

Google ‘đọc vị’ bạn như thế nào mỗi lần tìm kiếm?

Chỉ cần bạn vừa gõ vài chữ cái đầu, Google đã hiện ra đúng điều bạn đang định tìm. Làm thế nào mà công cụ tìm kiếm này có thể ‘đọc' được suy nghĩ của bạn?

Google ‘đọc vị’ bạn như thế nào mỗi lần tìm kiếm?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar