07/03/2015 11:14 GMT+7

Bộ Quốc phòng Mỹ tuyển tin tặc

N.QUÂN
N.QUÂN

TTO - Lầu Năm Góc đã được Quốc hội Mỹ cho phép tuyển 3.000 tin tặc dân sự để củng cố đội ngũ còn mỏng của Bộ tư lệnh về an ninh mạng.

Tin tặc dân sự đang được Bộ Quốc phòng Mỹ săn lùng - Ảnh: AFP

Theo trang Nextgov, lãnh đạo đơn vị này vừa yêu cầu quốc hội cho phép họ quyền được thỏa thuận bồi thường nhanh hơn với các đối tác để tuyển ứng viên tiềm năng. Họ cho biết quá trình tuyển dụng hiện nay quá lâu, trong khi đe dọa tin tặc đối phương gia tăng nhanh chóng.

Mức lương hằng năm cho các vị trí được tuyển sẽ từ 42.400-132.100 USD.

Theo đề xuất mới, thay vì đánh giá ứng viên dựa trên tiêu chí cạnh tranh truyền thống, Lầu Năm Góc có thể tuyển ứng viên dựa trên kỹ năng và kiến ​​thức độc đáo, theo trang Nextgov.

Kỹ năng đặc biệt bao gồm khả năng phân tích phần mềm độc hại, phản ứng với sự cố, khả năng chống tấn công mạng và phát hiện lỗ hổng bảo mật, chưa kể một số kỹ năng khác.

Quyền hạn tuyển dụng tin tặc dân sự này sẽ kéo dài đến ngày 31-12 năm nay.

Theo trang Nextgov, đô đốc Mike Rogers, lãnh đạo Cơ quan An ninh quốc gia, báo cáo với quốc hội rằng ông mong muốn tăng lực lượng của Bộ tư lệnh về an ninh mạng lên 6.200 nhân viên.

Trung tướng Edward Cardon, lãnh đạo Bộ tư lệnh về an ninh mạng, khẳng định với Tiểu ban quân vụ của hạ viện rằng "việc tuyển mộ và giữ chân các tài năng dân sự trên mạng trong quân đội là một thách thức do những quy định về nhân sự liên bang liên quan vấn đề bồi thường và quy trình tuyển dụng tương đối chậm”.

Theo phó đô đốc Jan Tighe, quan chức hàng đầu Bộ tư lệnh về an ninh mạng hải quân, việc tuyển mộ người cho Bộ tư lệnh về an ninh mạng, nếu không làm ngay lúc này sẽ khó khăn hơn khi kinh tế Mỹ cải thiện.

Tính đến tháng 2 vừa qua, Lầu Năm Góc đã đạt mốc thu nhận được phân nửa nhân sự cần tuyển dụng mới cho Bộ tư lệnh về an ninh mạng, nhưng họ vẫn cảm thấy mục tiêu tuyển đầy đủ nhân lực vào năm 2016 còn khó khăn.

Được thành lập vào tháng 6-2009, Bộ tư lệnh về an ninh mạng của quân đội Mỹ có nhiệm vụ tổ chức các cuộc tấn công mạng chống lại đối phương và thực hiện các hoạt động bảo vệ mạng ở Mỹ.

N.QUÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Trợ lý AI giúp tra cứu nhanh thông tin đơn vị hành chính mới

Trợ lý AI hoạt động 24/7 trên máy tính, điện thoại, máy tính bảng, giúp người dùng tra cứu nhanh các thông tin về đơn vị hành chính mới.

Trợ lý AI giúp tra cứu nhanh thông tin đơn vị hành chính mới

Hơn 659.000 vụ tấn công mạng nhằm vào cơ quan, doanh nghiệp Việt, 'tường lửa' nào giúp bảo vệ?

Tại Việt Nam, những năm gần đây ghi nhận hàng loạt vụ tấn công mạng nghiêm trọng, từ ransomware đến đánh cắp dữ liệu qua hình thức lừa đảo (phishing)...

Hơn 659.000 vụ tấn công mạng nhằm vào cơ quan, doanh nghiệp Việt, 'tường lửa' nào giúp bảo vệ?

Người Đan Mạch sắp có bản quyền khuôn mặt và giọng nói của chính mình?

Trước nguy cơ deepfake lan rộng, Đan Mạch đang xem xét dự luật cho phép người dân giữ bản quyền với khuôn mặt, giọng nói của họ.

Người Đan Mạch sắp có bản quyền khuôn mặt và giọng nói của chính mình?

Captcha hoạt động ra sao mà biết bạn không phải robot?

Bạn bấm vào ô xác nhận Captcha 'Tôi không phải là người máy', rồi tiếp tục như không có gì. Nhưng bạn không biết ngay khoảnh khắc đó, Google đang âm thầm đánh giá bạn dựa trên vô số tín hiệu tưởng chừng vô hình.

Captcha hoạt động ra sao mà biết bạn không phải robot?

Hệ sinh thái an ninh mạng của người Việt tích hợp cập nhật thông tin tình báo

Hệ sinh thái sản phẩm an ninh mạng NCS giúp các cơ quan, doanh nghiệp xây dựng nền tảng bảo mật vững chắc, tích hợp AI và thông tin tình báo liên tục được cập nhật với vai trò cảnh báo sớm.

Hệ sinh thái an ninh mạng của người Việt tích hợp cập nhật thông tin tình báo

Khi AI quyết định bạn được nói gì trên mạng

Trong thế giới số, nơi mọi người đều có thể lên tiếng, liệu các thuật toán lọc bình luận đang giúp bảo vệ cộng đồng, hay vô tình ngăn cản tiếng nói của chính người dùng?

Khi AI quyết định bạn được nói gì trên mạng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar