24/12/2014 10:17 GMT+7

Ai đứng sau vụ tấn công mạng CHDCND Triều Tiên?

NGUYỆT PHƯƠNG
NGUYỆT PHƯƠNG

TTO - Hệ thống mạng Internet của CHDCND Triều Tiên vẫn đang chập chờn. Giới chuyên gia và truyền thông tranh cãi dữ dội câu hỏi liệu đây có phải là một vụ tấn công mạng và ai đã thực hiện.

Vụ tấn công mạng Sony Pictures dẫn tới những diễn biến khó lường - Ảnh: Reuters

Trang Politico dẫn lời chuyên gia Dan Holden thuộc hãng an ninh mạng Arbor Networks nhận định mọi dấu hiệu cho thấy CHDNCD Triều Tiên đã hứng chịu một vụ tấn công “từ chối dịch vụ” (DoS). Arbor cũng cho biết đã phát hiện những vụ tấn công DoS nhắm vào 1.000 địa chỉ Internet của CHDCND Triều Tiên.

Theo AFP, các chuyên gia đã đặt ra một số giả thuyết về kẻ thực hiện vụ tấn công gây chấn động này.

Mỹ trả đũa?

Internet CHDND Triều Tiên tiếp tục tê liệt

Theo Fox News, tối hôm qua 23-12 hệ thống mạng Internet của CHDCND Triều Tiên tiếp tục tê liệt trong ngày thứ hai liên tiếp.

Hãng an ninh mạng Dyn Research khẳng định: “CHDCND Triều Tiên vẫn gặp khó khăn trong việc kết nối mạng”.

Trước đó sáng sớm hôm qua hệ thống mạng của CHDCND Triều Tiên đã được khôi phục trở lại sau hơn 9 giờ tê liệt.

Tháng trước, nhóm tin tặc Vệ binh hòa bình (GOP) xâm nhập hệ thống mạng hãng phim Sony Pictures Entertainment. Chính phủ Mỹ cáo buộc GOP là tin tặc CHDCND Triều Tiên và Tổng thống Barack Obama thề sẽ trả đũa.

Tuy nhiên các quan chức Mỹ khẳng định Washington không hề dính líu tới vụ tấn công mạng CHDCND Triều Tiên.

Chuyên gia an ninh mạng James Lewis của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) cho biết nghi vấn Mỹ trả đũa là khả năng khó xảy ra, bởi chính quyền Washington sẽ không thể quyết định tấn công nhanh đến như vậy.

Nhà Trắng đã lên tiếng nhờ Trung Quốc kiềm chế các hoạt động mạng của CHDCND Triều Tiên, do đó việc triệt hạ dịch vụ Internet gắn liền với hệ thống mạng Trung Quốc là điều vô lý.

Nhà phân tích Doug Madory của hãng Dyn Research cho rằng đây là vụ tấn công không mấy phức tạp.

“Nếu Mỹ muốn làm tê liệt hệ thống mạng của CHDCND Triều Tiên thì sẽ không có chuyện dịch vụ Internet ở nước này phục hồi trở lại sau 12 giờ” - ông Madory khẳng định. Tổng thống Obama cũng mô tả vụ tấn công Sony Pictures chỉ là “hành vi phá hoại trên mạng” chứ không phải là “chiến tranh mạng”.

Trung Quốc có dính líu?

CHDCND Triều Tiên chỉ có kết nối với bốn mạng lưới Internet và tất cả đều chạy qua Trung Quốc, do công ty China Unicom điều hành. Trước đó giới quan sát nhận định Bắc Kinh đã nhiều lần tỏ ra không hài lòng cách hành xử khó lường của Bình Nhưỡng.

Việc “rút dây cắm” hệ thống Internet của CHDCND Triều Tiên sẽ gửi tín hiệu mạnh mẽ cho thấy Trung Quốc không hài lòng với những gì đã diễn ra. Tuy nhiên hôm qua Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định tin đồn Bắc Kinh có dính líu tới vụ tê liệt mạng ở CHDCND Triều Tiên là “vô trách nhiệm”.

Vấn đề nội bộ của CHDCND Triều Tiên?

Nhà phân tích Lewis của CSIS cho rằng khả năng có thể xảy ra, nhất là lực lượng an ninh mạng CHDCND Triều Tiên có thể đã kiểm tra trên dưới hệ thống mạng của nước này để xác định xem Mỹ dò dấu vết vụ tấn công mạng hãng Sony Pictures tới Bình Nhưỡng như thế nào.

“Tuy nhiên vụ tê liệt cũng có thể xuất phát từ một nguyên nhân bình thường, ví dụ như vấn đề về điện hay cáp quang bị đứt” - ông Lewis cho biết.

Nhóm tin tặc Anonymous

Chuyên gia Madory cho rằng khả năng nhóm tin tặc khét tiếng Anonymous tấn công hệ thống mạng CHDCND Triều Tiên là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Hệ thống mạng CHDCND Triều Tiên tỏ dấu hiệu bị sức ép, cố trụ vững rồi sụp đổ. Trước đây giới an ninh mạng cũng đã tình nghi Anonymous từng tấn công mạng Bình Nhưỡng.

Chiến tranh mạng giữa các quốc gia

Giới phân tích khẳng đinh CHDCND Triều Tiên từng thực hiện năm vụ tấn công mạng nhắm vào Hàn Quốc. Mỹ và Israel bị cáo buộc đã phát triển mã độc Stuxnet vào năm 2009 để tấn công hệ thống mạng Iran nhằm phá hoại chương trình hạt nhân của nước này.

Ít nhất bảy quốc gia bị tình nghi từng tấn công mạng nước khác là Anh, Trung Quốc, Israel, Iran, CHDCND Triều Tiên, Nga và Mỹ. Ngoài ra có 12 quốc gia khác đang phát triển năng lực chiến tranh trên không gian ảo.

Luật pháp quốc tế

Hiện Liên HIệp Quốc đang thảo luận một khung pháp lý quốc tế về chiến tranh mạng. “Các nước đồng thuận rằng cần phải dùng luật quốc tế để ngăn chặn chiến tranh mạng. Nhưng còn nhiều điểm gây tranh cãi. Việc sử dụng vũ lực để phá hủy hạ tầng mạng bị cấm, nhưng việc xóa dữ liệu thì sao?” - chuyên gia Lewis đặt câu hỏi.

Điều đáng nói là có thể vụ tấn công Sony Pictures sẽ giúp các nhà thương thuyết cung cấp dữ liệu phục vụ cho các cuộc đàm phán.

NGUYỆT PHƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tập đoàn Điện lực Việt Nam cảnh báo fanpage tuyển dụng giả mạo

Tập đoàn Điện lực Việt Nam khẳng định trang fanpage có tên "Kênh việc làm EVN" với 6.000 lượt tài khoản theo dõi là giả mạo và sử dụng trái phép thương hiệu EVN.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam cảnh báo fanpage tuyển dụng giả mạo

Công bố 32 sản phẩm khoa học công nghệ tiêu biểu trên cổng thông tin đổi mới sáng tạo

Sau hơn 1 tháng ra mắt, cổng thông tin điện tử nq57.mst.gov.vn đã tiếp nhận 426 hồ sơ sản phẩm, giải pháp, trong đó 71 sản phẩm, giải pháp hữu ích đã được công bố.

Công bố 32 sản phẩm khoa học công nghệ tiêu biểu trên cổng thông tin đổi mới sáng tạo

Bí thư Cao Bằng: Chỉ vô tình chạm vào quảng cáo mua nhà, nhận ngay 50 cuộc gọi giới thiệu

Bí thư tỉnh Cao Bằng Quản Minh Cường đã dẫn chứng nội dung này để nói về tình trạng lộ lọt, lợi dụng dữ liệu cá nhân đang là vấn đề rất bức xúc, nóng hổi.

Bí thư Cao Bằng: Chỉ vô tình chạm vào quảng cáo mua nhà, nhận ngay 50 cuộc gọi giới thiệu

Hành trình tiến vào chung kết Đấu Trường Danh Vọng Mùa Xuân 2025 của FPT x Flash

Vượt qua nhiều thử thách, FPT x Flash sẽ có mặt tại vòng chung kết tổng giải đấu Liên Quân Mobile chuyên nghiệp cấp cao nhất tại Việt Nam.

Hành trình tiến vào chung kết Đấu Trường Danh Vọng Mùa Xuân 2025 của FPT x Flash

Smartphone tầm trung đua nhau ‘chào sân’ thị trường Việt Nam

Những chiếc smartphone tầm trung giá 10 triệu đồng, thậm chí thấp hơn, với nhiều tính năng công nghệ xịn sò được một loạt hãng điện thoại đua nhau ‘chào sân’ thị trường Việt Nam.

Smartphone tầm trung đua nhau ‘chào sân’ thị trường Việt Nam

Robot Optimus của Tesla có nguy cơ chậm ra mắt vì Trung Quốc

Tham vọng chinh phục thế giới robot hình người của Hãng xe điện Tesla (Mỹ) đang gặp trở ngại lớn, do chính sách xuất khẩu mới nhất của Trung Quốc.

Robot Optimus của Tesla có nguy cơ chậm ra mắt vì Trung Quốc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar