21/10/2014 20:58 GMT+7

2/3 thị trường PC trong tay năm ông lớn

THANH TRỰC
THANH TRỰC

TTO - 2/3 tổng doanh số gần 79,4 triệu PC bán ra trong Quý 3 thuộc về năm nhà sản xuất hàng đầu, gồm: Lenovo, HP, Dell, Acer và Asus.

Người tiêu dùng dần quay trở lại mua máy tính cá nhân - Ảnh minh họa: gscdn.org

Theo Công ty nghiên cứu thị trường Gartner, trong ba tháng Quý 3-2014, tổng số máy tính cá nhân (PC) đạt gần 79,4 triệu chiếc (giảm cùng kỳ 0,5%), bao gồm máy tính để bàn (desktop), máy tính xách tay (laptop, notebook) và cả máy tính bảng x86 dùng Windows 8, nhưng không bao gồm máy tính xách tay Chromebook hay các loại máy tính bảng khác.

Con số này theo Công ty số liệu IDC là 78,5 triệu PC bán ra trong Q3, giảm 1,7% cùng kỳ.

Gartner cho biết, 2/3 trong tổng số gần 79,4 triệu PC bán ra nằm trong tay năm "ông lớn" dẫn đầu ngành sản xuất máy tính cá nhân, lần lượt gồm: Lenovo, HP, Dell, Acer Group và Asus. Cả năm đều có mức tăng trưởng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái, và đây cũng là lần đầu tiên năm "ông lớn" gom 2/3 thị trường PC.

* Năm nhà sản xuất PC hàng đầu thế giới theo doanh số bán ra Q3-2014 (Nguồn: Gartner)

Công ty Doanh số Thị phần
Lenovo 15.703.391 19,8%
HP 14.214.195 17,9%
Dell 10.185.964 12,8%
Acer Group 6.830.009 8,6%
Asus 5.768.120 7,3%
Công ty khác 26.684.880 33,6%
Tổng cộng 79.386.559 100%

Trong khi đó, bảng danh sách 5 nhà sản xuất hàng đầu của IDC khác biệt ở vị trí thứ 5, Apple thay thế vị trí của Asus, với doanh số 4,98 triệu máy Mac, giữ 6,3% thị phần.

Giới phân tích cho rằng thị trường PC đang chững lại sau khi tụt dốc các quý vừa qua. Sony, Toshiba và gần đây nhất là Samsung dần rời khỏi thị trường này khiến miếng bánh thị phần to lớn trở lại cho các đại diện tham gia. 

Số liệu Q3 cho thấy rõ điều này khi cả năm đại diện Như Lenovo, Dell, HP, Acer và Asus đều giành lấy thị phần. Trong đó, Dell tuy đã trở thành công ty tư nhân nhưng vẫn giữ vị trí cao trong danh sách.

Thị trường máy tính cá nhân bao gồm các thiết bị lai dùng Windows 8 đang dần có dấu hiệu hồi phục

Tại Mỹ, tổng doanh số PC đạt 16,6 triệu chiếc trong Q3, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Một tín hiệu lạc quan cho thị trường PC trong ba quý qua sau khi doanh số máy tính bảng (tablet) dần chững lại. Trước đó trong Q2, doanh số PC toàn cầu tăng 0,1% sau tám Quý sụt giảm liên tục.

* Năm nhà sản xuất PC hàng đầu tại Mỹ theo doanh số bán ra Q3-2014 (Nguồn: Gartner)

Công ty Doanh số Thị phần
HP 4.615.335 27,8%
Dell 3.997.872 24,1%
Apple 2.366.212 14,3%
Lenovo 1.747.045 10,5%
Toshiba 1.011.112 6,1%
Công ty khác 2.851.994 17,2%
Tổng cộng 16.589.570 100%

Vị trí thứ năm lại có khác biệt từ số liệu của IDC tại thị trường Mỹ. Thay thế cho Toshiba đang dần rời khỏi danh sách là Acer Group với 1,02 triệu PC (5,9% thị phần). Acer tăng trưởng 29,6% so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng trưởng cao nhất trong năm nhà sản xuất PC hàng đầu tại Mỹ.

Theo giới phân tích, người tiêu dùng phổ thông bắt đầu mua PC trở lại, trong khi tablet thu hút nhóm người dùng cao cấp. Sự chuyển dịch từ PC sang máy tính bảng (tablet) đã mờ dần khi tablet đã chiếm giữ 40-50% thị trường.

Chỉ số hài lòng của người tiêu dùng tại Mỹ (ACSI) cho máy tính để bàn vượt hơn máy tính xách tay và máy tính bảng. Trong đó, máy Mac của Apple vẫn được tin dùng hàng đầu với chỉ số hài lòng đạt 84 điểm, lần lượt các vị trí khác gồm Acer (76 điểm), Dell (76 điểm) và Toshiba (75 điểm), HP (74 điểm).

Thị trường máy tính tại Việt Nam

Theo IDC, châu Á - Thái Bình Dương (APAC) vẫn là khu vực có nhu cầu tiêu thụ PC cao hơn mức dự kiến, nhiều dòng máy tính xách tay bình dân đã giúp hướng người tiêu dùng trở lại với thị trường PC. Các quốc gia giúp duy trì "sức khỏe" cho thị trường gồm Úc, New Zealand, Singapore và Nhật.

Chuyên viên phân tích thị trường Jay Chou từ IDC nhận định "tuy con số không quá u ám nhưng Q3 vẫn có kết quả không như mong đợi, vì đây là giai đoạn có sức mua mạnh trong mùa tựu trường, các doanh nghiệp thay mới PC. Tăng trưởng của nhóm PC giá rẻ sẽ giúp lấy ngắn nuôi dài duy trì thị trường".

Triển lãm Asus Expo 2014 với các mẫu laptop mới - Ảnh: T.Trực

Tại Việt Nam, máy tính xách tay Dell, Asus, Lenovo và HP là nhóm thương hiệu được người tiêu dùng chọn lựa, dựa trên doanh số laptop bán ra tại chuỗi cửa hàng FPT Shop.

Nhóm 10 mẫu máy laptop bán chạy tại FPT Shop trong tháng 9 gồm: Dell N7537/i5-4210U( 2.7GHz 3M), Dell Ins N3542/i3-4005U, Asus F451CA-VX123D, Dell Ins N3542/i5-4210U (2.7GHz), Dell 15R N5547, Asus TP550LA- CJ040H, Asus P550LDV-XO516D, Asus X552LDV-SX750D, Asus X552LDV-SX580D và Lenovo G4070/Core I3-4030U.

Dòng Acer Aspire ES1 511 (6.490.000đ) và HP Pavilion 14 (11.990.000đ) là hai trong số các laptop bán chạy nhất tại chuỗi siêu thị Thế giới Di động - Điện máy.

Trong tháng 10, Dell, Lenovo và Asus đều tung ra các mẫu laptop mới giá tầm trung hấp dẫn như Asus TP550LA- CJ040H giá 10,6 triệu đồng, hay Dell N3542, N7537 và Lenovo G400s. 

THANH TRỰC

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bí thư Cao Bằng: Chỉ vô tình chạm vào quảng cáo mua nhà, nhận ngay 50 cuộc gọi giới thiệu

Bí thư tỉnh Cao Bằng Quản Minh Cường đã dẫn chứng nội dung này để nói về tình trạng lộ lọt, lợi dụng dữ liệu cá nhân đang là vấn đề rất bức xúc, nóng hổi.

Bí thư Cao Bằng: Chỉ vô tình chạm vào quảng cáo mua nhà, nhận ngay 50 cuộc gọi giới thiệu

Hành trình tiến vào chung kết Đấu Trường Danh Vọng Mùa Xuân 2025 của FPT x Flash

Vượt qua nhiều thử thách, FPT x Flash sẽ có mặt tại vòng chung kết tổng giải đấu Liên Quân Mobile chuyên nghiệp cấp cao nhất tại Việt Nam.

Hành trình tiến vào chung kết Đấu Trường Danh Vọng Mùa Xuân 2025 của FPT x Flash

Smartphone tầm trung đua nhau ‘chào sân’ thị trường Việt Nam

Những chiếc smartphone tầm trung giá 10 triệu đồng, thậm chí thấp hơn, với nhiều tính năng công nghệ xịn sò được một loạt hãng điện thoại đua nhau ‘chào sân’ thị trường Việt Nam.

Smartphone tầm trung đua nhau ‘chào sân’ thị trường Việt Nam

Robot Optimus của Tesla có nguy cơ chậm ra mắt vì Trung Quốc

Tham vọng chinh phục thế giới robot hình người của Hãng xe điện Tesla (Mỹ) đang gặp trở ngại lớn, do chính sách xuất khẩu mới nhất của Trung Quốc.

Robot Optimus của Tesla có nguy cơ chậm ra mắt vì Trung Quốc

Viettel tại Hội nghị Thượng đỉnh Quốc gia số 2025: Xây kinh tế số an toàn với AI, công nghệ bảo mật

Viettel cam kết góp phần hiện thực hóa Nghị quyết 57 về thúc đẩy khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, và chuyển đổi số quốc gia, hướng tới mục tiêu kinh tế số đạt 30% GDP vào 2030.

Viettel tại Hội nghị Thượng đỉnh Quốc gia số 2025: Xây kinh tế số an toàn với AI, công nghệ bảo mật

Tin tặc phối hợp tấn công mạng, đánh cắp tiền các quỹ hưu trí lớn của Úc

Theo nguồn tin đáng tin cậy, tin tặc đã đánh cắp tiền tiết kiệm từ một số thành viên của quỹ hưu trí lớn nhất Úc, và xâm phạm hơn 20.000 tài khoản.

Tin tặc phối hợp tấn công mạng, đánh cắp tiền các quỹ hưu trí lớn của Úc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar