30/05/2012 09:50 GMT+7

Nhìn xuống để thương dân hơn

VIỄN SỰ
VIỄN SỰ

TT - “Quận 1 (TP.HCM) có nhiều nhà cao tầng nhưng đừng vì vậy mà cứ nhìn lên hoài, cũng phải nhìn xuống để thấy nhiều người còn ở nhà lụp xụp, còn nghèo...”.

Phóng to

Bà Trần Thị Đầm (giữa) cười tươi bên căn nhà vừa mới được sửa sang sau lời hứa trong chuyến thăm của lãnh đạo P.Cô Giang vào dịp Tết Nguyên đán 2012 - Ảnh: VIỄN SỰ

Đó là câu chuyện mà ông Trần Vĩnh Tuyến - chủ tịch UBND quận - thường nói với cán bộ quận khi mỗi dịp lễ tết, cán bộ từ phường tới các phòng ban lại tổ chức những đoàn đi thăm hỏi người nghèo, người neo đơn.

Đợt lễ 30-4 vừa rồi, khi đoàn của quận và P.Cầu Ông Lãnh đến thăm bà Nguyễn Thị Cho là mẹ liệt sĩ, có hai con bị bệnh tâm thần, gửi biếu bà số tiền 2 triệu đồng thì cùng lúc chị Nguyễn Thị Phương Thảo (con út bà Cho) đi dạy về, mồ hôi nhễ nhại vì nắng nóng. Nhiều người trong đoàn ái ngại trước câu chuyện một cô giáo tiểu học bị bệnh tim, ngày đi về hơn 20km từ Q.6, tích cóp tiền lương để nuôi mẹ già và hai người anh, chị bị bệnh tâm thần. Một chút hội ý giữa lãnh đạo quận và phường, lát sau ông Đặng Tấn Tài - phó chủ tịch UBND P.Cầu Ông Lãnh - nói với chị Thảo: “Sau lễ, chị lên phường gặp tôi, quận muốn nhận chị về dạy gần nhà hơn”.

Rời nhà bà Cho, mọi người dừng lại con hẻm chợ Cháy sâu hun hút, nơi có cái “hộp diêm” chưa tới 3m2 của bà cụ Nguyễn Thị Năm (88 tuổi) không con cháu vừa sinh sống vừa bán buôn qua ngày. Tặng quà rồi, ông Trần Vĩnh Tuyến ngồi lại bên quầy hàng với bà Năm, hứa quận sẽ làm việc với phường để tìm nơi ở tốt hơn cho bà, trước lúc cả khu chợ Cháy này được giải tỏa và người dân được bố trí tái định cư. Bà Năm cười nheo mắt nói bà sẽ ráng khỏe để chờ cái ngày dân cả khu chợ Cháy này được về nơi ở khang trang, “chớ sống như vầy mấy mươi năm cực lắm ông chủ tịch ơi!”.

Bà Nguyễn Thị Châm, trưởng Phòng lao động - thương binh và xã hội Q.1, cho biết cái mà người dân được lớn nhất không chỉ là quà mà mỗi đoàn đi về đều nghe dân kể, dân “kêu” về những khó khăn trong đời sống. Và có nhiều lời “kêu” ấy của dân đã được lắng nghe. Đó là căn nhà gia đình bà Trần Thị Đầm ở hẻm 83 Hồ Hảo Hớn, P.Cô Giang. Căn nhà tám người ở nhưng chưa tới 20m2, dột nát chưa một lần sửa chữa vì không có tiền. Thông tin ấy đã được chuyển lên quận, và từ nguồn kinh phí dành cho người nghèo, 27 triệu đồng đã được xuất ra sau lời hứa từ đợt tặng quà dịp tết để bà Đầm sửa nhà. Hiện nay bà Đầm cùng con cháu đã có nhà tươm tất hơn để ở.

Cách nhà bà Đầm vài con hẻm, bà Mai Thành Thu (83 tuổi) cũng đang khấp khởi vì sau dịp lễ được sửa sang lại nhà với số tiền 30 triệu đồng từ quỹ người nghèo của quận. Bà Thu kể đợt Tết Nguyên đán vừa rồi phường và quận tới thăm tặng quà tết nhưng bà than nhà chật quá, chỉ đủ kê cái giường, không đủ cả chỗ chưng đồ tết. Rồi sau tết có cán bộ phường tới hỏi bà có muốn sửa lại nhà, nâng thêm cái gác cho rộng chỗ và hứa sẽ giúp giấy tờ, tiền bạc.

Những căn nhà đã khang trang hơn của bà Đầm, được sửa sang của bà Thu. Những tiếng “kêu” đã được lắng nghe của chị Thảo, bà Năm... chưa thể lập tức giúp họ thoát khỏi khó khăn. Nhưng chắc sẽ giúp họ và nhiều người nghèo đang sống dưới những mái nhà còn lụp xụp tin quận 1 có nhiều nhà cao tầng nhưng không ai quên họ.

VIỄN SỰ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 5: Trả nghĩa thành phố bằng một đời thầy thuốc

Sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, bác sĩ Phan Bảo Khánh vào ngành y trong giai đoạn đất nước ở thời kỳ lịch sử đầy biến động.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 5: Trả nghĩa thành phố bằng một đời thầy thuốc

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Dang tay với những phận người khó khăn

TP.HCM dang rộng vòng tay với cả bao thân phận nghèo khó, những người khiếm khuyết, thiệt thòi cũng có thể mưu sinh thiện lương ở TP này.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Dang tay với những phận người khó khăn

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Từ gánh hàng rong đến cuộc sống đủ đầy

25 năm trước, khi bước chân lên chuyến xe rời TP hoa phượng đỏ Hải Phòng vào TP.HCM lập nghiệp, bà Vũ Thị Thoa (53 tuổi, hiện ngụ phường An Khánh, TP Thủ Đức) chỉ có vỏn vẹn vài bộ quần áo và một ít tiền phòng thân.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Từ gánh hàng rong đến cuộc sống đủ đầy

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 3: Gói cháo bột TP.HCM mang ra thế giới

Thuận, ông chủ trẻ của thương hiệu cháo bột cá lóc Cà Mèn, nói rất biết ơn khi được thành phố tạo cơ hội tốt nhất cho những người xa quê.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 3: Gói cháo bột TP.HCM mang ra thế giới

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 2: Chàng thủ khoa đất đỏ và giấc mơ đổi đời

19 năm về trước, chàng trai trẻ Đặng Dương Minh Hoàng rời quê hương Bình Phước mang theo khát vọng đổi đời ở miền đất hứa TP.HCM.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 2: Chàng thủ khoa đất đỏ và giấc mơ đổi đời

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Đốt tiền để làm bùa yêu kỳ dị

Nhiều người sau khi làm bùa yêu không chỉ mất tiền mà còn khủng hoảng tâm lý nặng nề vì bị những kẻ biến thái dụ dỗ.

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Đốt tiền để làm bùa yêu kỳ dị
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar